Phương pháp tính giá thành phân bước

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (Trang 25 - 28)

Phương pháp này áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp có quy trình sản xuất công nghệ phức tạp, chế biến kiểu liên tục, sản phẩm trải qua nhiều công đoạn, sản phẩm hoàn thành giai đoạn trước là nguyên vật liệu của giai đoạn sau. Tuỳ thuộc vào tình hình và điều kiện cụ thể mà đối tượng tính giá thành trong các doanh nghiệp loại này có thể là thành phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng hoặc bán thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ và thành phẩm ở giai đoạn cuối. Do có sự khác nhau về đối tượng tính giá thành nên phương pháp tính giá thành phân bước được chia làm 2 phương pháp :

* Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm ( phương pháp kết chuyển tuần tự chi phí )

Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng giai đoạn sản xuất, đối tượng tính chi phí là các bán thành phẩm ở từng giai đoạn và sản phẩm hoàn chỉnh ở giai đoạn cuối cùng. Theo phương pháp này, căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp được ở giai đoạn 1 và chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ của giai đoạn 1 để tính ra giá thành nửa thành phẩm của giai đoạn 1. Sau đó kết chuyển giá thành nửa thành phẩm của giai đoạn 1 sang giai đoạn 2 để cùng với các chi phí sản xuất tập hợp được ở giai đoạn 2 tính ra giá thành sản phẩm của giai đoạn 2 và cứ kết chuyển tuần tự như vậy cho đến khi tính được giá thành của thành phẩm của giai đoạn cuối.

* Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành bán thành phẩm mà chỉ tính giá thành thành phẩm hoàn chỉnh

Đối tượng hạch toán chi phí là từng giai đoạn công nghệ, còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn chỉnh. Căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp của từng giai đoạn sản xuất ( từng phân xưởng, bộ phận ) để tìm ra chi phí sản xuất của từng giai đoạn trong thành phẩm. Sau đó kết chuyển song song để tổng hợp chi phí sản xuất của các giai đoạn trong thành phẩm để tính ra tổng giá thành của thành phẩm và từ tổng giá thành của thành phẩm để tính ra giá thành đơn vị.

Công thức tính giá thành : = + + + +…+ Z SP

hoàn chỉnh CP NVL trực tiếp CP NVL gián tiếp CP chế bến bước 2 CP chế bến bước n CP chế bến bước 1 1.5. Hình thức kế toán áp dụng 1.5.1. Hình thức kế toán Nhật ký sổ cái

Theo hình thức này các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh vào một quyển sổ gọi là Nhật ký_sổ cái. Nhật ký_sổ cái là sổ kế toán tổng hợp duy nhất trong đó kết hợp phản ánh theo thời gian và theo hệ thống. Tất cả các tài khoản kế toán mà doanh nghiêp sử dụng được phản ánh cả hai bên Nợ và Có trên cùng một vài trang sổ. Căn cứ vào sổ là chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, mỗi chứng từ ghi một dòng vào Nhật ký_sổ cái.

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký_sổ cái được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức Nhật ký_ sổ cái

Chứng từ gốc Sổ (thẻ) kế toán chi tiết

Sổ quỹ

Bảng tổng hợp chứng từ gốc Nhật kí sổ cái

Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính

Ghi chú: : Ghi hằng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu kiểm tra

Qua sơ đồ trên ta thấy : Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc kế toán ghi vào sổ Nhật ký_Sổ cái sau đó ghi vào sổ (thẻ) kế toán chi tiết. Cuối tháng phải khoá sổ và tiến hành đối chiếu khớp đúng số liệu giữa sổ Nhật ký_Sổ cái với sổ tổng hợp , sổ chi tiết.

Về nguyên tắc số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên sổ Nhật ký_sổ cái phải khớp đúng với số liệu trên bảng tổng hợp, chi tiết theo từng tài khoản tương ứng.

Trong hình thức Nhật ký_Sổ cái có thể mở các sổ kế toán chi tiết chủ yếu sau đây:

-Sổ TSCĐ.

- Sổ chi tiết vật liệu, sản phẩm, hàng hoá. - Thẻ kho.

- Sổ chi phí sản xuất kinh doanh.

- Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ.

- Sổ chi tiết chi phí trả trước, chi phí phải trả. - Sổ chi tiết TGNH, tiền vay.

- Sổ chi tiết thanh toán với người bán, người mua, ngân sách nhà nước. - Sổ chi tiết tài khoản đầu tư chứng khoán.

- Sổ chi tiết tiêu thụ.

- Sổ chi tiết nguồn vốn kinh doanh.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w