III. Các hoạt động:
2. Bài cũ: “Bình Tây Đại Nguyên Soái” Trương Định.
Định.
- Hãy nêu những băn khoăn, lo nghĩ của Trương Định? Dân chúng đã làm gì trước những băn khoăn đó?
- Học sinh nêu - Học sinh đọc ghi nhớ - Học sinh đọc
Giáo viên nhận xét
3. Giới thiệu bài mới:
“Nguyễn Trường Tộ mong muốn đổi mới đất nước”
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: (làm việc cả lớp) - Hoạt động lớp, cá nhân
Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải
- Nguyễn Trường Tộ quê ở đâu? - Ông sinh ra trong một gia đình theo đạo Thiên Chúa ở Nghệ An.
- Ông là người như thế nào? - Thông minh, hiểu biết hơn người, được gọi là “Trạng Tộ”.
- Năm 1860, ông làm gì? - Sang Pháp quan sát, tìm hiểu sự giàu có văn minh của họ để tìm cách đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu. -Sau khi về nước, Nguyễn Trường Tộ đã làm gì? - Trình lên vua Tự Đức nhiều bản điều trần , bày tỏ sự mong muốn đổi mới đất nước.
Giáo viên nhận xét + chốt
Nguyễn Trường Tộ là một nhà nho yêu nước, hiểu biết hơn người và có lòng mong muốn đổi mới đất nước.
* Hoạt động 2: Những đề nghị canh tân đất nước
của Nguyễn Trường Tộ - Hoạt động dãy, cá nhân
Phương pháp: Thảo luận, giảng giải, vấn đáp
- Lớp thảo luận theo 2 dãy A, B - 2 dãy thảo luận → đại diện trình bày
- Những đề nghị canh tân đất nước do Nguyễn
Trường Tộ là gì? -Mở rộng quan hệ ngoại giao, buônbán với nhiều nước, thuê chuyên gia nước ngoài, mở trường dạy đóng tàu , đúc súng, sử dụng máy móc…
- Những đề nghị đó có được triều đình thực hiện
không? Vì sao? - Triều đình bàn luận không thốngnhất,vua Tự Đức cho rằng không cần nghe theo NTT , vua quan bảo thủ _Nêu cảm nghĩ của em về NTT ? - ..có lòng yêu nước, muốn canh tân để
đất nước phát triển
- Khâm phục tinh thần yêu nước của NTT
* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Hình thành ghi nhớ - Hoạt động lớp - Học sinh nêu
* Hoạt động 4: Củng cố
- Theo em, Nguyễn Trường Tộ là người như thế nào trước họa xâm lăng?
- Tại sao Nguyễn Trường Tộ được người đời sau
kính trọng ? - Học sinh nêu
→ Giáo dục học sinh kính yêu Nguyễn Trường Tộ
5. Tổng kết - dặn dò:
- Chuẩn bị: “Cuộc phản công ở kinh thành Huế” - Nhận xét tiết học