Ly hôn gia tăng do thiếu kỹ năng ứng xử gia đình

Một phần của tài liệu Thực trạng nguyên nhân giải pháp của hiện tượng ly hôn trong các gia đình việt nam hiện nay (Trang 35)

Theo số liệu thống kê của ngành tòa án, số vụ ly hôn đang ngày càng gia tăng

qua các năm, với năm 2000 là 51.360 vụ và đến năm 2005 đã tăng lên gần 66.000 vụ, chủ yếu do các cặp vợ chồng còn thiếu kỹ năng ứng xử. Tình trạng ly hôn, ly thân tăng theo nhóm tuổi, lần lượt là 1% ở nhóm 20-29 tuổi, 2% ở nhóm 30-39 tuổi và 3-4% ở nhóm 40- 59 tuổi. Người có trình độ cao đẳng, đại học có tỉ lệ ly hôn, ly thân thấp hơn so với những người không có bằng cấp.

Cuộc điều tra gia đình năm 2006, được tiến hành trên 9.300 hộ gia đình trong cả

nước, đã đưa ra 6 nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng đi đến quyết định ly hôn, trong đó nhiều nhất là do mâu thuẫn lối sống (27,7%), tiếp đến là ngoại tình (25,9%) và lý do kinh tế (13%). Trên thực tế, trong đơn xin ly hôn, lý do nhiều nhất được các cặp vợ chồng đưa ra là “không hợp nhau”. Những nhà nghiên cứu gia đình đã khẳng định vì thiếu kỹ năng sống nên các cặp vợ chồng đã trở thành “không hợp nhau”, không thể giải quyết được mâu thuẫn trong cuộc sống. Không chỉ những gia đình thường xuyên cãi vã, cư xử thiếu văn hóa mà ngay cả những cặp vợ chồng có bằng cấp, kinh tế ổn định, cũng không đủ kỹ năng sống để vượt qua được những mâu thuẫn trong cách sống thời hội nhập. Nhiều cặp vợ chồng mâu thuẫn trong việc giáo dục con cái, trách nhiệm với bố mẹ già, người thân và sở thích cá nhân. Ở nông thôn, những mâu thuẫn giữa vợ và chồng còn dẫn đến bạo lực gia đình.

Tỉ lệ hơn 45% số cặp vợ chồng được phỏng vấn không hài lòng về cuộc sống hôn nhân do “bất hoà về ứng xử” và 62,6% số người từ 18 đến 60 tuổi đề cao tiêu chuẩn “biết cách cư xử, đạo đức tốt” khi lựa chọn bạn đời cho thấy “cách ứng xử tốt” sẽ giúp các gia đình hạnh phúc. Vì vậy, theo các nhà nghiên cứu gia đình, việc giáo dục tiền hôn nhân cho thanh niên hết sức cần thiết, để cung cấp cho họ những hiểu biết, kiến thức cần thiết trong ứng xử giữa vợ chồng cũng như với các thành viên khác trong gia đình. Tuy nhiên, theo ông Lê Đỗ Ngọc, Vụ trưởng Vụ gia đình thuộc Bộ Văn hóa- Thể thao- Du lịch, đến thời điểm này Việt Nam vẫn chưa triển khai việc giáo dục kỹ năng sống cho các thành viên gia đình.

Cũng theo ông Ngọc, Bộ Văn hóa- Thể thao- Du lịch đang triển khai soạn thảo

tài liệu cho giáo dục kỹ năng sống trong gia đình, dự kiến hoàn thành năm 2009. Bộ dự kiến sẽ in những tài liệu này theo dạng tờ rơi, đồng thời xây dựng khoảng 1.000 câu lạc bộ gia đình và phát triển ở cấp cơ sở, nhằm đẩy mạnh tuyên truyền trong cộng đồng về kỹ năng sống trong gia đình.

Hai người đến với nhau vì sợ bị ế, muốn thoát cảnh cô đơn, bị sức ép của cha mẹ, muốn lợi dụng người bạn đời, bị hấp dẫn vẻ bề ngoài... là những nguyên nhân rõ ràng để giải thích vì sao cuộc hôn nhân không thể bền vững.

Tuy nhiên, những trường hợp đó chỉ chiếm tỷ lệ thấp trong cuộc khảo sát “Tình hình ly

hôn trong thanh niên ở TP.HCM”, do Trung tâm Tư vấn giáo dục tâm lý - thể chất

TP.HCM thực hiện nhằm tìm hiểu tâm lý của giới trẻ về “sự cố” tan vỡ gia đình.

324 người đã ly hôn, lứa tuổi từ 20 đến 30 đã tình nguyện tham gia cuộc khảo sát. Trong đó, nữ chiếm 59%, nam 41%. Hơn 60% gia đình chỉ tồn tại không đến hai năm. Nhìn lại

cuộc hôn nhân ngắn ngủi của mình với sự khách quan, bình tĩnh trả lời bản khảo sát, những người tham gia cũng đã tự rút được bài học kinh nghiệm cho bản thân khi đi bước nữa, chia sẻ được cho cả những ai sắp và đã lập gia đình.

Với những gia đình mà người trong cuộc cho rằng cơ sở của hôn nhân là tình yêu thì vì sao tan vỡ? Có 49% các cặp vợ chồng thừa nhận lấy nhau vì “yêu nhau, sống không thể thiếu nhau”, 38% lấy nhau vì đồng cảm trong quan điểm, suy nghĩ, hoàn cảnh... 28% đã tìm hiểu nhau sâu sắc... nhưng chỉ sau một thời gian ngắn chung sống, họ bắt đầu thất vọng về nhau. 36,9% đổ vỡ những ấn tượng đẹp khi yêu.

Họ nhận ra, ngày mới quen, mới yêu, vợ (chồng) mình đã “diễn” rất đạt vai người bạn đời lý tưởng. Các cô gái dịu dàng bỗng trở nên ngoa ngoắt, các anh chàng ga-lăng, giờ mới “thòi” ra tính gia trưởng, lười biếng, đổ hết mọi lo toan lên đầu vợ. 39,5% bất đồng nặng nề trong cá tính, quan điểm. 25,2% gặp khó khăn về kinh tế. Đây là những cặp vợ chồng không hẳn thiếu tiền, mà thiếu kế hoạch chi tiêu hợp lý.

Khi đứa con ra đời trong tình hình chưa chuẩn bị kỹ về vật chất, cũng là thời điểm hai vợ chồng lên đô “chí chóe”. 21,2% chia tay vì tính cố chấp, không độ lượng của cả hai. Ở họ, đã không có chỗ cho lòng kiên nhẫn và sự nỗ lực hòa nhập, thích nghi để có thể cùng chung sống trong một mái nhà. Họ cũng không có đủ thời gian, cũng chẳng còn nhu cầu được tiếp tục tìm hiểu nhau.

Các nhà tâm lý nhận định: Đối với người “có học”, chiếm đa số trong cuộc khảo sát (cụ thể là đã tốt nghiệp phổ thông, đại học), tỷ lệ ly hôn có yếu tố “bị đánh đập, ngược đãi” thấp. Bạo lực gia đình không phải là nguyên nhân phổ biến. Đáng chú ý là con số 17,6% chia tay vì “không hòa hợp trong cuộc sống tình dục”. Họ thiếu kỹ năng giao tiếp và thái độ ứng xử đúng mực trước nhu cầu “nhạy cảm” của vợ chồng. 28,7% trong số này đã “sống thử” trước khi kết hôn. Khi “sống thật” với người cũ, hoặc với người mới, thì những trải nghiệm tiền hôn nhân chẳng những không có lợi, mà còn làm khó cho cuộc sống chung.

Trước khi ly hôn, có 79% người đã qua hòa giải. Trong đó, 47% nhờ các thành viên trong gia đình, 19% nhờ bạn bè, 17% nhờ các chuyên viên tư vấn. Tuy nhiên, có đến 71% cuộc hòa giải thất bại. Nguyên nhân chính là gia đình hai bên đều tán thành việc ly hôn của con mình. Điều này cho thấy, bố mẹ chồng, bố mẹ vợ cũng không đủ kiên nhẫn, hoặc cho rằng “không sống được thì chia tay, cũng là chuyện bình thường”.

Những bà vợ vừa qua “một đời chồng” cho biết: “Dù chưa có con hay đã có con, người phụ nữ rất ít cơ hội để tìm kiếm một mái ấm khác. Không dễ để vượt qua cảm giác đổ vỡ, thất bại trong cuộc sống chung với người mà mình đã tự nguyện ký vào giấy đăng ký kết hôn”.25% nam và 33% nữ cảm thấy khủng hoảng tâm lý khi phải chấp nhận đổ vỡ trong hôn nhân. Ly hôn không chỉ là biểu hiện phá vỡ mối quan hệ giữa hai vợ chồng, mà còn là sự thất bại về lối sống được xây dựng trên cơ sở mối quan hệ này. Không ít người dù đã chuẩn bị tâm thế cho cuộc sống “còn lại một mình”, nhưng cũng không dễ thích nghi ngay được khi mọi sinh hoạt, cảm xúc không còn như xưa.

Một trong những khó khăn thường gặp nhất ở đối tượng ly hôn là kinh tế gia đình và việc nuôi dạy con của những bà vợ (ông chồng) nhận được quyền nuôi con. Có 12,9% trẻ được cha nuôi, 65,6% trẻ sống với mẹ và 21,4% trẻ do ông bà, người thân nhận nuôi. Trước những khó khăn bộn bề của cuộc mưu sinh, người nhận nuôi con thú nhận,

họ không có nhiều thời gian chăm sóc con. Đứa trẻ rất khó được bù đắp khi phải sống trong môi trường giáo dục thiếu vai trò của cha hoặc mẹ.

Trước, trong và một thời gian sau ly hôn, năng lực làm việc, sự sáng tạo, trí nhớ của cá nhân cũng bị giảm sút trầm trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc... Dư luận xã hội cũng là một thử thách mà những người đã ly hôn không dễ vượt qua.

Thạc sĩ giáo dục học Nguyễn Ngọc Tài, trưởng nhóm khảo sát cho biết: “Trong quá

trình khảo sát, qua các cuộc phỏng vấn, chúng tôi nhận thấy ly hôn cũng là một giải pháp khi mâu thuẫn không còn cách giải quyết, hoặc người trong cuộc không muốn giải quyết. Tuy nhiên, số gia đình chia tay khi chưa đến nỗi phải chia tay lại chiếm đa số trong cuộc khảo sát. Những nhà tâm lý gọi đó là hiện tượng ly hôn... xanh. Nó phản ánh nhận thức hời hợt của giới trẻ về giá trị của gia đình, sự vội vã khi quyết định, thái độ quá nóng nảy trong cách hành xử”.

Các cuộc hôn nhân thất bại cho thấy: với những ai sống cho mình thì cuộc hôn nhân tất yếu chỉ tồn tại được trong một thời gian ngắn. Mọi thành viên trong một mái nhà cần quan tâm đến nhu cầu của nhau, hợp tác với nhau, gia đình mới có thể thành “nơi chốn bình yên”.

Tại sao hiện tượng trên ngày càng chiếm ưu thế? Khi những cuộc hôn nhân lâm vào bế tắc, khủng hoảng thì người đàn ông có rất nhiều cách để giải toả nỗi phiền muộn ngoài xã hội như nhậu nhẹt, đi chơi xa, bù khú bạn bè, quan hệ với phụ nữ... thì người phụ nữ lại hầu như không có cứu cánh nào cả. Chính điều đó làm cho nước mau chóng tràn ly và người phụ nữ buộc lòng "tự giải phóng", mặc dù chưa chắc đó là giải pháp tối ưu.

Tham khảo dư luận xã hội Thành phố Huế xung quanh hiện tượng phụ nữ chủ động ly hôn, trong 10 người được phỏng vấn, hình thành hai nhóm ý kiến:

(1). 80% cho rằng đây là vấn đề xã hội khó chấp nhận, bởi với truyền thống hiền hậu, chịu thương, chịu khó, nhẫn nhịn hy inh vì chồng, vì con, cho một gia đình êm ấm... thì chuyện phụ nữ đứng đơn ly hôn là trái đạo lý.

"Ở Huế chúng tôi bây giờ người ta hay nói người phụ nữ 'lăng loàn' để chỉ những người

làm đơn bỏ chồng. Tôi công tác ở tòa án, nhiều lúc rất buồn vì thấy càng ngày số đơn phụ nữ xin bỏ chồng nhiều hơn nam giới, có năm hơn 80%. Tôi thì nghĩ rằng bất k ỳ lí do gì thì cũng k hông thể biện giải cho hiện tượng này".( Ðào Mai Hường,nữ,Tòa án nhân

dân Thành phố Huế ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Còn bà Nguyễn Thị G., 67 tuổi (đường Nguyễn Huệ - Huế, mẹ của nguyên đơn Trần Thị B.), nghẹn ngào trong nước mắt: "Tôi xấu hổ và cực khổ lắm. Cho dù thằng A.

nó có này nọ một chút, nhưng con B. nó viết đơn ly dị chồng là nó bôi tro trát trấu vào mặt tôi. Ai đời con gái viết đơn bỏ chồng bao giờ. Từ trước đến nay chỉ có con gái đổ đốn mới làm rứa...".

(2). Còn 20% ý kiến lại cho rằng: "Vợ chồng khi đã mất hết niềm tin, k hông còn tình cảm thì duy trì quan hệ làm gì cho nó k hổ, đó là giải pháp cho cả hai người" (Lờ i tâm s ự của chị Hoàng Thị O., 35 tuổi, đường Chế Lan Viên).

Xem ra dư luận Huế vẫn còn khắt khe, khó chấp nhận hiện tượng ly hôn. Có những cặp vợ chồng đã ra toà, nhưng năm lần bảy lượt vẫn không thể dứt khoát, bởi, ly hôn kéo theo bao nhiêu chuyện, con cái chia lìa, đổ vỡ quan hệ bà con dòng họ, phá tan quan hệ bạn bè hai bên, còn uy tín cá nhân trước cơ quan, phố phường, dư luận xã hội nữa. Năm

1995, trong 136 vụ, hoà giải 13 vụ; con s ố đó năm 2001 là 14/335. Cuộc sống của các đôi

Trong khi đó, vấn đề ở các đô thị khác thì sao ?

Kết quả nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy:

"Mọi người nhìn chuyện ly hôn thật nhẹ nhàng, coi đó là chuyện bình thường thôi, mọi

người chưa đến mức cổ vũ nhưng không còn khắt khe nữa. Dư luận xã hội cởi mở hơn góp phần làm cho ý định ly hôn của những cặp vợ chồng có vấn đề đẩy nhanh hơn. Ðặc biệt vấn đề nhân quyền ở đây được đề cao (tự do cá nhân, bình đẳng xã hội)" (Nguyễn Minh Hoà, 1998: 222).

Ngoài ra, guồng quay của lối sống hiện đại ở đây diễn ra mạnh mẽ, chủ nghĩa cá nhân dần dần chiếm ưu thế, tách khỏi những mối quan hệ, s ự ràng buộc theo kiểu truyền thống. Con người chạy theo dòng cuốn của những hiện tượng lạ, lối s ống thực dụng, ít chú ý đến mối quan hệ cộng đồng, gia tộc. Ðó là những lí do trong số các lí do được trình bày ở phần trước, gây ra s ự bùng phát hiện tượng đổ vỡ hạnh phúc gia đình (xe m bảng 1).

Ngoài những lý do khách quan đó, còn phải kể đến hàng trăm lý do chủ quan khác nữa nảy s inh trong những hoàn cảnh cụ thể: không tương đồng về tính cách, không có con trai thừa kế, ngoại tình, khó khăn về kinh tế, không hoà hợp về tình dục... Nhưng ở Toà án, tất cả, đều không phân định rõ ràng, qua tâm s ự của những cán bộ Toà án, kết quả thu được với bốn nguyên nhân: Mâu thuẫn gia đình, bị đánh đập ngược đãi (40,2%), ngoại tình (31,2%), tính tình không hợp (13,6%), do kinh tế (11,5%), các nguyên nhân khác (3,2% ) (xe m bảng 3).

Bảng 3 Nguyên nhân ly hôn

Năm

Tổng số

Mâu thuẫn gia đình, ngược đãi Ngoại tình Tính tình không hợp Kin h tế Nguyên nhân khác 199 9 310 135 67 52 37 21 200 1 335 157 73 51 41 13 200 3 308 136 81 46 37 8 200 5 278 112 87 38 32 9

"Một số nghiên cứu cho rằng những cuộc hôn nhân mà vợ chồng khác nhau về tuổi tác, tôn giáo và học vấn thường có nhiều xung đột và dẫn đến sự đổ vỡ hôn nhân" (Bu

mpass và Sweet, 1972, Lewis và Spanier, 1979; Atkins on và Glas s , 1985, dẫn lại: Vũ Tuấn Huy, 2003: 23).

Như vậy, tình trạng mâu thuẫn gia đình vẫn chiếm ưu thế, đặc biệt trong các gia đình trẻ đang có xu hướng gia tăng. Theo thống kê của Toà án Thành phố, đơn ly hôn của các cặp vợ chồng trẻ tăng trong những năm gần đây, cụ thể (xe m bảng 4).

Bảng 4 Tỷ lệ ly hôn ở lớp trẻ Nă m Số vụ thụ lý Ðộ tuổi ly hôn 18 - 30 Tỷ lệ % 198 5 45 9 20 199 5 136 37 27,2 199 7 183 41 23,6 199 9 310 55 17,7 200 1 335 64 19 200 3 308 85 27,5 200 5 278 178 64

(Nguồn: Tòa án Nhân dân Thành phố Huế)

Ðó là xu thế chung của các thành phố lớn, quan điểm về tình yêu - hôn nhân - gia đình của thanh niên có những nét tương tự ở thanh niên đô thị phương Tây, trong những cặp vợ chồng trẻ, xu thế này càng tỏ ra mạnh hơn. Thành phố Hồ Chí Minh là một minh chứng rõ nét, 37,65% cặp thừa nhận mâu thuẫn gay gắt xuất hiện khi có đứa con đầu lòng ra đời (Nguyễn Minh Hoà, 1998: 226).

Tuy nhiên, độ tuổi ly hôn từ 30 đến dưới 50 vẫn chiếm ưu thế, Tp. Hồ Chí Minh là 55,56% (Nguyễn Minh Hoà, 1998: 212), Tp. Huế khoảng trên 50% (Ý kiến của luật s ư Ðào Mai Hường, Toà án thành phố Huế). Sau khi chung sống, họ cảm thấy có những khác biệt, nhưng vì con cái, vẫn cố duy trì hôn nhân, và đó chỉ duy trì về mặt hình thức, đợi khi con cái trưởng thành mới quyết định giải phóng cho nhau.

Xét về thành phần xã hội, Toà án không tiến hành thống kê cụ thể, nhưng qua trao

đổi với các cán bộ trong ngành, chúng tôi được biết đối tượng ly hôn thuộc nhóm các nghề khác nhau: dịch vụ, thương mại, là m thuê, tạp vụ, công nhân, lực lượng vũ trang, công an, nông dân, viên chức. Trong đó, tỷ lệ ly hôn ở công chức chiếm cao nhất, khoảng 31% (giáo viên, cán bộ nghiên cứu, viên chức hành chính, cán bộ quản lý... - nhóm những người ăn lương và có học vấn thuộc loại cao nhất trong xã hội). Như vậy, hiện tượng tan vỡ ở nhóm xã hội nào cũng có, nhưng lại tập trung cao ở những người có học vấn, là nhóm có bệnh "sĩ" và tự ái cao. Với những người lao động bình dân, một s ự va chạm

Một phần của tài liệu Thực trạng nguyên nhân giải pháp của hiện tượng ly hôn trong các gia đình việt nam hiện nay (Trang 35)