Bạo hành tình cảm: chia rẽ tình mẫu tử Câu chuyện 7:

Một phần của tài liệu Thực trạng nguyên nhân giải pháp của hiện tượng ly hôn trong các gia đình việt nam hiện nay (Trang 30)

Câu chuyện 7:

Tôi nghĩ vợ chồng xô xát đánh nhau thì mình cũng trốn quanh quẩn ở nhà các anh các chị rồi nấn ná về xum họp nuôi con nhưng chồng tôi gặp đâu cũng đánh, ai cho trốn ở nhà họ cũng bị anh ấy chửi mắng nên tôi đành phải dứt tâm đứt ruột xa mấy đứa con còn nhỏ lánh đi tận Thái Nguyên làm thuê sinh sống đợi ngày sinh con.

Khi tôi sinh cháu do bị ảnh hưởng rừng rú không quen khí hậu hay bị ốm đau, thường xuyên phải đi viện, có hai lần bị cấp cứu trong khi đó bản thân tôi ra đi không có một xu dính túi đi làm thuê ngày nào ăn ngày đó, nên khi cháu nhỏ đi viện tôi phải điện về nhờ mẹ tôi vay mượn tiền để chạy chữa cho cháu tổng cộng số tiền là 5.000.000đ.

Khi cháu được 8 tháng tuổi tôi bế về sống nhờ bên ngoại cho đến tháng 10

năm1995 thì chồng tôi đánh nhau với chị gái, chẳng may ném hòn gạch vào đầu một bà cùng xóm, bà ấy ngất đi và phải đưa ra viện tỉnh cấp cứu. Thế là anh ấy bị an ninh xã bắt đi giam mấy ngày.

Thóc lúa lợn gà các thứ phải bán hết đi để đền bà ấy cũng không đủ, rồi vay mượn nhiều, các con khổ cực quá. Tôi nghĩ vì tương lai các con, tôi phải dấn mình vào chỗ chết cầu mong một ngày nào đó anh ấy sẽ nguôi đi và gia đình sẽ êm ấm; các con tôi sẽ có bố, có mẹ nên tôi quyết định bế con về xin anh ấy được xum họp nuôi con.

Anh ấy ra điều kiện bắt tôi từ nay phải cắt đứt tình cảm bố mẹ, anh em. Tôi nén tâm, đau lòng nhẫn nhục nghe theo lời anh ấy từ bỏ bố mẹ, anh em, về vợ chồng xum họp nuôi con để con cái sau này đỡ hận mẹ, hận cha.

Từ đó tới nay tôi âm thầm nhẫn nhục chịu bao cay đắng đòn roi đánh đập, đuổi tôi đi lôi ra kéo vào xỉ vả nhục nhã.

Cụ thể ngày 15-5-2002 nhà tôi nuôi vịt đẻ vẫn thả ở sông, hôm ấy đàn vịt nhà tôi vào cánh mạ xã bên, họ đánh chết mất 20 con về anh ấy lại đánh tôi, đuổi tôi đi không cho mang theo thứ gì, tôi chạy vào nhà chị hàng xóm nương nhờ.

Đến 4 giờ sáng hôm sau anh ấy lại vào đánh đuổi tiếp không cho ở đấy, tôi vẫn tiếp tục trốn ra nhà bà San, bà Thanh; tôi lại nhờ anh em và cả chú Hà trưởng thôn đến xin anh ấy cho tôi về làm ăn nuôi con, nhưng anh ấy nhất định không cho về.

Tàn nhẫn và dã man hơn nữa, anh ấy còn tước quyền làm mẹ của tôi, cấm tuyệt đối không cho các con tôi được liên quan với mẹ, hễ gặp mẹ là các con cũng bị đánh đuổi đi. Thế là một lần nữa tôi lại phải đứt ruột, dứt tâm xa các con. Tôi đi làm ăn ở xa vì tôi không có ruộng cấy và không có nhà ở.

Đến ngày 12-11-2004, cưới con gái tôi cháu có điện cho tôi về thì tôi về, nhưng thấy tôi về anh ấy cứ lấy bát, đĩa, chuyên chén ném túi bụi không cho tôi vào nhà. Mãi sau được

anh em nhiều người xin anh ấy cho tôi về dự cưới con gái xong rồi hãy đuổi, anh ấy mới thôi.

Năm 2005, con gái tôi đẻ tôi cũng về phục vụ cháu mấy hôm nhưng chỉ ở nhà chồng nó, anh ấy không làm gì được tôi anh ấy liền đổ tội cho cháu Linh (là đứa con thứ 2 của chúng tôi) điện cho mẹ về nên đánh và đuổi cháu đi. Cháu cứ xin mãi anh ấy lại bắt cháu phải viết kiểm điểm, cam kết không bao giờ liên quan với mẹ nữa anh ấy mới cho về. Đến ngày 7-11- 2005 anh ấy ngang nhiên cưới một cô vợ mới quê ở Minh Tân về làm vợ, tiệc cưới được ăn uống linh đình coi như tôi không phải là vợ anh ấy nữa.

Câu chuyện 8 :

Câu chuyện trên đây của người phụ nữ nông thôn ở một xã thuộc huyện Vụ Bản, Nam Định, có thể được xem như là một trường hợp điển hình của nạn bạo hành gia đình.

Chuyện thấm đẫm nước mắt, trong cuộc sống chồng vợ của chị đầy nỗi đau đớn về thể xác, tinh thần và tâm lý. Chị đã chịu đựng đủ các loại hình bạo lực gia đình, kể cả những hành vi bạo lực giống các hình thức tra tấn thời trung cổ: đổ than nóng, đổ dầu lên người vợ và đốt.

Chúng ta không thể hình dung nổi vì sao, người đàn ông trong câu chuyện này lại có thể tàn nhẫn với người vợ nhiều năm đầu gối tay ấp và sinh cho anh ta những đứa con, chăm nuôi chúng lớn khôn.

Lạ lùng hơn, người đàn ông này còn ngăn cản tình mẫu tử, không chỉ là quan hệ giữa vợ với cha mẹ vợ mà ngăn cấm cả con cái mình với mẹ đẻ của chúng.

Đã là một người chồng thô bạo, một người cha nhẫn tâm, nhưng người đàn ông trong câu chuyện này còn vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình, ngang nhiên lấy vợ khác tổ chức tiệc cưới ăn uống linh đình, trong khi vẫn chưa ly hôn người vợ đã sinh cho anh ta 7 đứa con cả gái cả trai. Mới hay, khi một gia đình có bạo hành, thì người chịu thiệt thòi nhiều nhất vẫn là phụ nữ và trẻ em.

Vào thời điểm câu chuyện này được kể với chúng tôi, người phụ nữ này đã ly hôn, một mình sống trong một túp nhà bé nhỏ, cái nghèo thể hiện rõ trong những đồ dùng gia đình. Chuyện của chị được kết thúc bằng lời cảm thán, cũng là câu hỏi não lòng “Mà cái đời tôi thì anh xem, cái đời đàn bà còn gì để mà vui. Vì hết lòng với gia đình cho nên tôi mới đến nông nỗi như thế này chứ anh? Nếu tôi không hết lòng vì gia đình thì làm sao tôi đến nỗi như thế này hả anh?”

Tôi không biết nói với người phụ nữ có số phận bất hạnh này như thế nào. Chẳng lẽ lại giải thích rằng: nhiều phụ nữ hết lòng vì chồng con đều có gia đình hạnh phúc, còn chị không may mắn gặp phải kẻ vũ phu nên mới chịu nhiều đau khổ.

Chẳng lẽ lại nói rằng, bởi chị thiếu hiểu biết về luật pháp cũng như các quyền của phụ nữ, lại thêm sự cam chịu cộng với sự đắm đuối vì chồng, vì con nên phải chịu chồng thượng cẳng chân, hạ cẳng tay, mẹ con chia cắt? Chị cố gắng duy trì cuộc sống vợ chồng, chịu đựng tất cả mọi đau đớn, tủi nhục nhưng nào có giữ được gia đình?

Hy vọng bài viết này sẽ góp thêm tiếng nói về phòng, chống bạo lực gia đình để không còn những câu chuyện đau lòng như thế tiếp diễn.

Câu chuyện 7 :

Những người dự phiên tòa xét xử vụ án ly hôn của hai vợ chồng ông Tống Văn N, sinh năm 1938 và bà Đỗ Thị N, sinh năm 1942 ở Tân Phú vẫn chưa thể quên kết thúc

buồn của câu chuyện về cuộc sống gia đình. Hai ông bà kết hôn từ năm 1961, từng có quãng thời gian sống bên nhau hạnh phúc với sự ra đời của 9 người con. Cuộc sống vợ chồng ông bà tưởng cứ thế bình yên trôi qua song bất ngờ từ năm 2002, ông đổi tính trăng hoa, quan hệ với người phụ nữ khác. Phát hiện chồng quan hệ bất chính, bà và các con ra sức can ngăn, ông không những không thay đổi mà còn thường xuyên gây gổ, đánh đập bà. Câu chuyện lên tới đỉnh điểm khi ông đánh bà gãy tay rồi làm nhà ra ở riêng. Không thể chịu thêm uất ức, bà đã làm đơn xin ly hôn. Nhìn dáng bà thất thểu, không ngăn nổi dòng nước mắt tiếc nuối cho quãng thời gian vợ chồng hạnh phúc bên nhau gần nửa thế kỷ thế mà giờ đây khi đã vào tuổi thất thập, có cháu, chắt đầy nhà, ông bà lại dắt nhau ra tòa, ai cũng cảm thương.

Câu chuyện 8:

Hay câu chuyện thương tâm của chị Nguyễn Thị Đ, sinh năm 1965, ở huyện Cẩm Mỹ. Năm 1990, chị kết hôn và về sống chung cùng anh Phạm Văn B. Cả hai đã có 4 mặt con nhưng suốt thời gian chung sống, anh B thường xuyên đánh đập chị. Là người phụ nữ hiền hậu, cam chịu, mong con cái lớn lên trong gia đình đủ đầy cả cha lẫn mẹ nên chị Đ cố gắng nín nhịn những trận đòn vũ phu của chồng, nhưng hết lần này đến lần khác anh đánh đập chị không nương tay. Tại tòa, chị ngân ngấn nước mắt kể lại những lần bị chồng đánh mà không biết kêu ai, phải nhờ đến cơ quan chức năng can thiệp và xử lý hình sự. Nhưng người chồng ấy vẫn không tỉnh ngộ, năm 2004, anh ta tiếp tục dùng búa, phụ tùng sửa xe đánh chị gãy chân rồi nhốt vào nhà kho, sáng hôm sau may có người hàng xóm phát hiện đưa chị đi cứu chữa. Với hành động này anh ta bị TAND huyện xử phạt 2 năm tù.

Câu chuyện 9 :

Câu chuyện đưa nhau ra tòa ly hôn của gia đình chị Nguyễn Thị N.T tại Biên Hòa lại do cả hai không biết nhường nhịn nhau trong cuộc sống chung. Anh T, chồng chị tính tình cộc cằn, lại gia trưởng, thấy vợ mình làm nghề buôn bán, quan hệ rộng nên anh thường xuyên ghen tuông, kiếm cớ gây lộn. Đã vậy, do chị N.T sinh 5 người con là gái nên anh T tỏ ra chán nản, rượu chè không chí thú làm ăn, hay cản trở việc buôn bán hàng ngày của vợ. Là tuýp người phụ nữ nóng nảy, không nhường nhịn chồng nên mỗi khi anh T gây gổ, chị N.T cũng tìm cách đáp trả bằng những gì mình có trong tay. Vì vậy, không ít lần hai người xảy ra xô xát, anh dùng dao thì chị cũng cầm dao, gậy, chai lọ… đánh trả lại khiến chính quyền địa phương phải có văn bản kiến nghị tòa án sớm xử lý vì sợ có nguy cơ xảy ra án mạng.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ly hôn rất đa dạng nhưng phần lớn xuất phát từ: tính tình không hợp, vợ chồng không quan tâm chăm sóc lẫn nhau; mâu thuẫn, xích mích với gia đình bên vợ hoặc bên chồng; ngoại tình, đánh đập, hạ nhục, rượu chè, cờ bạc… Tuy nhiên, trong phần lớn các vụ án ly hôn vì nhiều lý do khác nhau ấy hầu hết đều có bạo lực hoặc liên quan đến bạo lực. Con số thống kê từ tòa án cũng chỉ mới phản ánh được bề nổi của vấn đề bởi thực chất trong thực tế, vẫn còn rất nhiều gia đình ly hôn do bạo lực nhưng vì danh dự, vì muốn bảo vệ chút sĩ diện mà họ không dám khai báo.

Gia đình là nền tảng, là nhân tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng trực tiếp đến sự trưởng thành, phát triển toàn diện của thế hệ trẻ. Thế nhưng trong nhiều năm qua, đi cùng với sự phát triển của đất, đời sống người dân thay đổi, từng bước được cải thiện, cuộc sống ngày càng hiện đại thì số liệu các vụ ly hôn trong cả nước cũng như tại Đồng Nai gia tăng. Giá trị gia đình truyền thống trên nhiều khía cạnh đang bị lung lay và rạn nứt. Hệ lụy của các vụ ly hôn để lại làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội, nhất là phụ nữ và trẻ em. Vì vậy, mỗi thành viên trong gia đình, cá nhân trong xã hội hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về trách nhiệm của bản thân, về cuộc sống gia đình nhằm xây dựng gia đình thật sự là tế bào khỏe mạnh cho một xã hội văn minh, tiến bộ.

Một phần của tài liệu Thực trạng nguyên nhân giải pháp của hiện tượng ly hôn trong các gia đình việt nam hiện nay (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w