Về nội dung của các sắc thuế

Một phần của tài liệu Thực trạng hệ thống thuế ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay (Trang 76)

- Đối tượng không chịu thuế theo quy định hiện hành còn quá rộng và chưa phù hợp với quá trình luân chuyển hàng hóa dịch vụ giữa các khâu, các cơ sở sản xuất kinh doanh, điều này sẽ gây khó khăn cho việc tính thuế GTGT ở khâu sau và hạn chế phần nào động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

- Đối tượng nộp thuế GTGT ở phạm vi quá rộng bao gồm cả cá nhân và hộ kinh doanh như hiện nay dẫn đến hiệu quả quản lý thuế thấp, chưa tập trung chú trọng vào các lĩnh vực, đối tượng kinh doanh có quy mô, số thu lớn.

- Chếđộ đa thuế suất như hiện hành không đảm bảo mục tiêu cải cách thuế như: công bằng, đơn giản, đảm bảo nguồn thu, việc xác định thuế đầu ra, đầu vào được khấu trừ đối với doanh nghiệp và ngay cả cơ quan thuế cũng rất phức tạp. Hơn nữa, chế độ đa thuế suất rất phức tạp, dễ gây nhầm lẫn. Việc phân loại nhóm mặt hàng theo biểu thuế suất thuế GTGT và danh mục hàng hóa nhập khẩu theo thông lệ quốc tế không thống nhất, làm cho việc thu thuế GTGT gặp rất nhiều khó khăn, nhầm lẫn và áp dụng thuế suất sai.

- Việc áp dụng hai phương pháp tính thuế GTGT là phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp đã gây nên sự không bình đẳng, tạo kẻ hở cho những kẻ cơ hội gian lận tiền thuế, không mang lại hiệu quả trong công tác quản lý thu thuế.

- Tình trạng vi phạm về hóa đơn, chứng từ liên tiếp xảy ra, điển hình là hiện tượng sử dụng hóa đơn giả đang rất phổ biến với những hình thức : in giả mẫu hóa đơn; phát hành hóa đơn tự in không đăng ký; bán hàng, cung cấp dịch vụ xuất hóa đơn không đúng với thực tế hay xuất hóa đơn không trùng giữa các liên; Lập hóa đơn mua hàng khống để khấu trừ thuế. Hiện nay nổi cộm là hiện tượng thành lập doanh nghiệp “ma”

không nhằm sản xuất kinh doanh mà chỉ để mua bán hóa đơn khống, trốn thuế và lấy tiền của Ngân sách Nhà nước. Theo số liệu tổng hợp mới đây nhất của Cục thuế Hà Nội, từđầu năm 2005 đến nay trên địa bàn Thủđô đã có tới 453 doanh nghiệp bỏ trốn khỏi địa điểm đăng ký kinh doanh mang theo hơn 9.000 bộ hóa đơn, con số này trong năm 2004 tương ứng là 499 doanh nghiệp và 46.000 bộ hóa đơn và năm 2003 là 240 doanh nghiệp và 39.000 bộ hóa đơn. Số lượng doanh nghiệp "ma" kiểu này trong cả nước ước tính có tới hàng nghìn. Nhiều doanh nghiệp có số vốn tự kê khai hàng tỷ đồng song khi kiểm tra thực tế thì địa điểm là đi thuê mướn, không có tài sản, phương tiện để sản xuất kinh doanh. Thực chất hành vi này là để có được tư cách pháp nhân và sử dụng hóa đơn khống nhằm mục đích khấu trừ thuế, hoàn thuế, thanh toán tiền của Ngân sách Nhà nước... khi bị phát hiện thì bỏ trốn. Các doanh nghiệp "ma" thường kê khai thuế khống hàng tháng, các bảng kê hàng hóa mua vào hầu hết qua xác minh đều là các hóa đơn của những doanh nghiệp đã và đang vi phạm, mức thuế GTGT hàng tháng khá đều đặn nhưng số thuế phải nộp ít (thường thấp hơn 1 triệu đồng/tháng), ngoài ra khi kê khai thuế, doanh số mua vào bán ra trên mỗi số hóa đơn rất lớn. Các doanh nghiệp này thường không có hàng hóa tồn kho, hàng thường được thể hiện trên giấy tờ là bán ra cho các doanh nghiệp tại nhiều tỉnh, thành phố khác nhau. Một thủ đoạn khác của các doanh nghiệp "ma" là vẫn báo cáo tình hình hóa đơn đã sử dụng nhưng thực chất là chưa viết hóa đơn mà để dành bán cho các doanh nghiệp khác có nhu cầu. Chẳng hạn như vụ Nguyễn Thị Thoa ở Thái Bình dựng lên hơn ba chục doanh nghiệp "ma" chiếm đoạt của Nhà nước hàng chục tỷ đồng, hay nghiêm trọng hơn nữa là đường dây mua bán hóa đơn thuế GTGT của Huỳnh Quốc Ngọc trú tại quận Tân Bình, Tp.HCM cầm đầu cùng đồng bọn đứng ra thành lập đến 34 doanh nghiệp tại địa bàn thành phố Cần Thơ.

- Tình trạng lợi dụng chính sách hoàn thuế để chiếm đoạt tiền Nhà nước hàng trăm tỷđồng.

b) Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu :

Do ban hành từ năm 1991, khi kinh tế nước ta chưa ra khỏi khủng hoảng, qua 13 năm thi hành với hai lần sửa đổi, bổ sung (năm 1994 và năm 1998) chưa được hệ thống hóa lại, cho nên Luật thuế xuất nhập khẩu hiện hành bộc lộ một số hạn chế chưa phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên hiện tại ngày 11/06/2005, Quốc hội nước ta đã biểu quyết thông qua Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi, hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2006 và thay thế cho Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũ, phù hợp với việc gia nhập WTO. Như vậy, về cơ bản, luật thuế xuất nhập khẩu mới này đã gần như phù hợp với tình hình thực tiễn và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Tuy nhiên, theo khuynh hướng hội nhập trong giai đoạn từ 2006-2010 thì hệ thống thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện tại (2005) cần phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung để phù hợp với các cam kết hội nhập.

c)Thuế tiêu thụđặc biệt :

- Về phạm vi áp dụng : So với mức sống trung bình của xã hội, vẫn còn một số loại hàng hóa, dịch vụ được xếp vào hàng xa xỉ, cao cấp chưa phải chịu thuế TTĐB. Điều đó cho thấy thuế TTĐB ở nước ta hiện nay có diện chịu thuế còn khá hẹp so với các nước trong khu vực. Danh mục hàng hóa chịu thuế TTĐB ở Trung Quốc là 15 mặt hàng, ở Thái Lan là 14 mặt hàng, ở Hàn Quốc là 19 mặt hàng, ở Philipin là 15 mặt hàng...Hơn nữa, một số loại hàng hóa, dịch vụ được rất nhiều nước trong khu vực đưa vào diện chịu thuế TTĐB và xứng đáng là mặt hàng cao cấp ở Việt Nam nhưng chưa được đưa vào đối tượng chịu thuế TTĐB ở nước ta hiện nay như : Mỹ phẩm, nước hoa, vàng bạc, đá quý, xe máy...Thực tếđó sẽ là một trong những điều kiện cần thiết để mở rộng hơn nữa đối tượng chịu thuế TTĐB đặc biệt trong điều kiện hội nhập, khi chúng ta đang phải thực hiện các cam kết quốc tế về thuế theo CEPT/AFTA và đang hướng tới là thành viên của WTO. Diện chịu thuế TTĐB còn hạn hẹp sẽảnh hưởng đến nguồn thu của Ngân sách Nhà nước.

- Về giá tính thuế TTĐB : Việc đánh thuế TTĐB đối với các sản phẩm có cồn như : Rượu, bia được sản xuất trong nước dựa trên giá trị không bao gồm giá trị vật chất chứa đựng (vỏ chai, vỏ hộp) là không có cơ sở kinh tế, ngoại trừ mục đích làm giảm bớt gánh nặng thuế TTĐB. Thực tế này cho thấy việc áp dụng thuế suất thuế TTĐB không thống nhất đối với các sản phẩm có cồn được nhập khẩu và được sản xuất trong nước là thiên vị đối với sản phẩm được sản xuất trong nước. WTO sẽ coi quy định này tương đồng với việc áp dụng thuế nhập khẩu bổ sung đối với các sản phẩm có cồn nhập khẩu, và điều này trái với nguyên tắc đối xử quốc gia của WTO.

- Về thuế suất thuế TTĐB : Thuế suất thuế TTĐB đối với thuốc lá điếu có đầu lọc sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu nhập khẩu là 65%, trong khi thuế suất thuế TTĐB đối với thuốc lá điếu có đầu lọc sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu sản xuất trong nước là 45%. Việc phân biệt như trên là trái với nguyên tắc đối xử quốc gia của WTO.

Thuế suất thuế TTĐB hiện hành ở Việt Nam đối với các sản phẩm dầu mỏ (10%) thấp một cách khác thường và theo các tiêu chuẩn quốc tế và khu vực, đặc biệt trước thực tế là thuế suất thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm này chỉ là 2%, ngay cả khi thuế nhập khẩu giảm xuống 0%. Đối với các nước trong khu vực có mức thu nhập bình quân đầu người tương tự như Việt Nam là : Campuchia và Lào, mức thuế suất thuế TTĐB đối với các sản phẩm xăng cao cấp và xăng thường là 33,3% năm 2003, trong khi mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với hai sản phẩm trên là 35%.

Theo quy định hiện hành, mức thuế suất thuế TTĐB đối với sản phẩm bia hơi là 30%, đối với sản phẩm bia tươi là 75%. Căn cứ để xác định sản phẩm là bia tươi hay bia hơi chủ yếu dựa vào quy trình công nghệ, thiết bị sản xuất, luận chứng kinh tế - kỹ thuật của dự án đầu tư hoặc hoặc phương án sản xuất kinh doanh của chủđầu tư. Trên thực tế, để xác định chính xác một sản phẩm là bia tươi hay bia hơi hoàn toàn không đơn giản, nếu chỉ căn cứ vào các yếu tố kể trên, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm đã đăng ký phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Việc phân biệt thuế suất thuế TTĐB đối với sản phẩm bia tươi hay bia hơi là không có cơ sở khoa học, gây

phức tạp cho quá trình áp dụng, không đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch của chính sách thuế theo quy định của WTO. Hiện nay, nhưở trên đã phản ánh, Quốc hội đang chuẩn bị sửa đổi Luật thuế TTĐB cho phù hợp với điều kiện gia nhập WTO, trong đó có bàn đến vấn đề thống nhất thuế suất thuế TTĐB đối với bia tươi và bia hơi nhưng bị công chúng kịch liệt phản đối. Hầu hết công chúng đều không nhất trí với việc nâng thuế TTĐB với bia hơi lên ngang bằng với bia tươi, bởi họ cho ràng đây là 2 loại sản phẩm hoàn toàn khác nhau về quy trình sản xuất, nguyên liệu pha chế và đối tượng người sử dụng.Vì hiện nay, sản lượng bia tươi tiêu thụ mỗi năm vào khoảng 2 triệu lít trong khi với bia hơi là 3 triệu lít, như vậy, nhu cầu sử dụng bia hơi nhiều hơn. Nếu xét về đối tượng sử dụng thì bia hơi thường dành cho đối tượng phổ thông là đại bộ phận người dân có thu nhập thấp trong khi với bia tươi điều này lại hoàn toàn ngược lại. Đó là chưa kể, kinh doanh bia hơi, tỷ lệ rủi ro cao do mặt hàng này chỉ bảo quản được 1 ngày trong khi bia tươi là 90 ngày. Đây là vấn đề gây boăn khoăn cho Chính phủ.

- Các quy định về miễn, giảm thuế TTĐB đối với các cơ sở sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước đã làm sai lệch bản chất của loại thuế gián thu đặc biệt này. Thực chất của việc quy định này là dùng thuế TTĐB như một biện pháp hỗ trợ tài chính để các cơ sở sản xuất, lắp ráp ôtô có thể tồn tại trong một thời gian dài. Đây là giải pháp không nên làm vì nó vừa tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh, lại vừa vi phạm quy định về đối xử quốc gia của WTO. Hơn nữa, mức miễn giảm tương đối lớn, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài trong ngành sản xuất ôtô triệt để tận dụng các hình thức chuyển giá thu lợi cho nhà đầu tư, trong khi đó người tiêu dùng trong nước không hẳn đã được hưởng lợi từ sự ưu đãi này. Hiện nay, theo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Thuế TTĐB, từ ngày 1/1/2006, thuế TTĐB đối với ôtô sản xuất trong nước và xuất khẩu sẽ có mức thuế suất chung là 50% đối với ôtô dưới 5 chỗ ngồi, từ 6 đến 15 chỗ ngồi là 30% và 15% đối với loại xe từ 16 đến 24 chỗ ngồi.

Ngay cách quy định miễn, giảm thuế TTĐB cũng là một vấn đề hết sức bất thường. Thông thường, số thuế miễn hoặc giảm được quy định bằng một tỷ lệ % trên số thuế phải nộp theo Luật định. Tuy nhiên, Luật thuế TTĐB ở nước ta lại quy định miễn giảm thuế bằng tỷ lệ % tính trên thuế suất. Đây là một sự phức tạp hóa rất không đáng có, vì thuế suất sau khi được giảm thông thường là một số lẻ thập phân. Chính vì lý do này nên phải có quy định về mức thuế suất làm tròn sau khi đã thực hiện. Quy định như vậy là không phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa trái với nguyên tắc rõ ràng, minh bạch của WTO.

d) Thuế thu nhập doanh nghiệp :

- Vềđối tượng nộp thuế TNDN : Luật thuế TNDN Việt Nam đã đề cập đến đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụđều phải nộp thuế TNDN. Quy định đó chưa cụ thể hóa cho việc nộp thuế theo tiêu thức thường trú hay tiêu thức nguồn gốc phát sinh thu nhập.

Hiện nay Luật thuế TNDN quy định về đối tượng nộp thuế bao gồm thể nhân và pháp nhân kinh doanh. Điều này không phù hợp với quy định của Bộ Luật dân sựđồng thời dẫn đến việc điều tiết không bình đẳng về thu nhập giữa cá nhân kinh doanh và cá nhân không kinh doanh. Đối với cá nhân kinh doanh, chủ kinh doanh không được hạch toán tiền lương của mình vào chi phí và thu nhập sau khi trừ các chi phí phải nộp thuế TNDN 28%. Cá nhân không kinh doanh có thu nhập từ tiền công, tiền lương được trừ suất miễn thu (hiện nay là 5 triệu đồng), phần vượt đó nộp thuế theo biểu lũy tiến từng phần. Đây là điểm bất hợp lý cần phải nghiên cứu lại đểđiều chỉnh cho phù hợp.

- Về căn cứ tính thuế : Luật thuế TNDN hiện hành chưa quy định tách riêng phần thu nhập từ đầu tư khỏi thu nhập công ty khác và có chính sách khuyến khích riêng đối với từng loại thu nhập như Luật thuế thu nhập công ty của các nước trên thế giới.

- Về thuế suất : Hiện nay mức thuế suất phổ thông là 28% và mức thuế suất ưu đãi là từ 10%, 15%, 20% thiết nghĩ hiện tại là phù hợp nhưng trong tương lai nhất thiết

phải giảm mức thuế suất phổ thông xuống. Trong điều kiện hiện nay cần thu hẹp diện ưu đãi thuế. Hiện nay, thuế TNDN còn quá nhiều diện miễn giảm và ưu đãi thuế. Luật thuế TNDN có tới 4 điều (từ điều 17 đến điều 20) quy định về miễn giảm thuế với khoảng trên 20 trường hợp được miễn giảm thuế. Việc miễn giảm thuế như vậy sẽ làm xói mòn cơ sở thuế và làm cho công tác quản lý trở nên phức tạp hơn. Việc ưu đãi thuế chỉ là những tác động bề ngoài chứ không phải là những công cụ thu hút đầu tư nhiều hơn.

- Về xác định các khoản chi phí hợp lý : Cụ thể là vấn đề chi phí tiền lương : Hiện nay chi phí tiền lương đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì thực hiện chếđộ chi lương theo hợp đồng lao động hay thỏa ước lao động tập thể. Tuy nhiên, số lượng lao động cần thiết để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh như thế nào là phù hợp thì chưa quy định cụ thể. Vì vậy, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã lợi dụng điểm sơ hở này để lách thuế, hoặc lợi dụng để hưởng ưu đãi về thuế TNDN. Do đó, cần phải có một quy định tương đối cụ thể về số lượng lao động cần thiết tương ứng với quy mô hoạt động của doanh nghiệp.

- Về chuyển lỗ : Thời gian chuyển lỗ quy định tối đa là 5 năm thật sự không hợp lý vì thời gian quá dài, tạo thuận lợi cho một số doanh nghiệp tìm mọi cách hợp lý hóa chi phí để xác định kết quả lỗ nhằm trốn thuế TNDN. Hơn nữa, không tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả.

- Nổ cộm lên là vấn đề chuyển giá : Theo số liệu của Phòng Quản lý đầu tư nước ngoài (Cục thuế TPHCM) công bố, trong 1450 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại TPHCM, chỉ có hơn 190 doanh nghiệp (13%) báo cáo làm ăn có lãi, 1260

Một phần của tài liệu Thực trạng hệ thống thuế ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)