Công tác đào tạo và phát triển:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY THOÁT NƯỚC HẢI PHÒNG (Trang 27 - 28)

Hầu hết lao động trực tiếp tại công ty đều mới chỉ mới tốt nghiệp trung học phổ thông, chưa được đào tạo nghề nhưng có sức khỏe tốt, phù hợp với đặc thù công việc. Chính vì vậy mà công tác đào tạo diễn ra ngay sau khi họ được nhận làm và phương pháp chính là chỉ dẫn công việc. Các công việc lao động phổ thông tương đối đơn giản nên cũng không cần tới việc đào tạo tại các trường lớp, gây tốn kém. Hơn nữa, kiểu đào tạo này khiến người lao động vẫn có thể có thu nhập trong thời gian học nghề nên rất được hưởng ứng.

Sau 3 năm, công ty tổ chức thi nâng bậc cho toàn bộ công nhân trong công ty. Toàn bộ công nhân sẽ thay phiên nhau học khóa đào tạo trước kì thi. Giáo viên là cán bộ của phòng kỹ thuật. Giáo trình giảng dạy được soạn thảo từ các sách chuyên ngành với sự tham khảo ý kiến của những lao động giàu kinh nghiệm và các chuyên gia trong công ty. Việc đào tạo sẽ diễn ra trong hai tuần. Một ngày học chia làm hai ca để đảm bảo công việc vẫn được diễn ra thông suốt. Kết thúc khóa học là bài thi lý thuyết và bài

Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hồng Nhung

Lớp: Quản trị nhân lực 47

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân

thi thực hành. Việc chấm thi do cán bộ phòng kỹ thuật và lao động giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực đảm nhận. Kết quả được công bố sau 1 tuần trên bảng tin của công ty. Việc học tập và thi nâng bậc khiến người lao động trực tiếp cố gắng học hỏi và trau dồi kinh nghiệm, nâng cao động lực lao động.

Đối với lao động gián tiếp, việc đào tạo mới chỉ được quan tâm ở các cán bộ chủ chốt (trưởng phòng trở lên). Các cán bộ này được cử đi học nâng cao nghiệp vụ hai năm một lần. Ngoài ra, họ còn thường xuyên được cử đi tham khảo và học hỏi kinh nghiệm của các doanh nghiệp thoát nước trong cũng như ngoài nước. Điều đó giúp cho các công tác nghiệp vụ trong công ty được thực hiện bài bản, chính xác và mang lại hiệu quả cao hơn.

Tuy nhiên có một thực tế đặt ra là những nhân viên gián tiếp bình thường rất ít được chú ý đào tạo nâng cao nghiệp vụ. Họ chỉ được cử đi học khi có những thay đổi đáng kể trong quy chế của Nhà nước về lĩnh vực chuyên môn. Không được chú ý đào tạo tức là ít có cơ hội để phát triển và thăng tiến. Điều này khiến lao động gián tiếp nhiều khi chán chường, nhất là với những lao động có nhiều năm làm việc. Công ty cần phải chú ý tới điều này bởi nếu không động lực lao động sẽ giảm sút.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY THOÁT NƯỚC HẢI PHÒNG (Trang 27 - 28)