Công tác đánh giá thực hiện công việc:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY THOÁT NƯỚC HẢI PHÒNG (Trang 25 - 27)

Hàng tháng, các đội và xí nghiệp và phòng ban sẽ gửi báo cáo đánh giá việc thực hiện công việc của công nhân viên về phòng Tổ chức hành chính. Các báo cáo này bao

Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hồng Nhung

Lớp: Quản trị nhân lực 47

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân

gồm các thành tích, khuyết điểm trong tháng của mỗi lao động và xếp loại lao động theo phân loại A, B, C. Cụ thể, các chỉ tiêu để xếp loại lao động.

Lao động loại A:

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt năng suất chất lượng, hiệu quả.

- Có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, nghiêm chỉnh chấp hành chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như Pháp luật quy định, đảm bảo giờ giấc lao động và mọi quy định của công ty.

- Sẵn sàng nhận và phục tùng sự điều động của lãnh đạo đơn vị.

- Có đạo đức lối sống trong sạch, lành mạnh, không gây phiền hà, sách nhiễu trong khi thực hiện nhiệm vụ cũng như các tiêu cực khác.

- Có tính chủ động sáng tạo, đề xuất những biện pháp hữu hiệu kịp thời trong công việc được giao.

- Có tính đầu tầu, gương mẫu trước tập thể.

- Có tinh thần đoàn kết, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong công tác.

- Đảm bảo đủ ngày công theo quy định (gián tiếp: 22 ngày công/tháng, trực tiếp: 26 ngày công/tháng).

- Số lượng tối đa đạt loại lao động A: gián tiếp:20%, trực tiếp: 10%.

Lao động loại B:

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt năng suất chất lượng, hiệu quả.

- Có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, nghiêm chỉnh chấp hành chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như Pháp luật quy định, đảm bảo giờ giấc lao động và mọi quy định của công ty.

Lao động loại C: Vi phạm một trong các lỗi sau:

- Ngày công lao động không đảm bảo (thiếu từ 3 ngày công trở lên không có lý do chính đáng, không xin phép lãnh đạo đơn vị), nghỉ tự túc nhiều ngày trong tháng.

- Không hoàn thành nhiệm vụ, công việc được giao.

- Hay đi muộn về sớm, uống rượu bia, cờ bạc, cá độ trong giờ làm việc. - Vi phạm kỷ luật lao động, gây mất đoàn kết trong nội bộ đơn vị. - Không sử dụng trang thiết bị, dụng cụ bảo hộ lao động khi làm việc.

Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hồng Nhung

Lớp: Quản trị nhân lực 47

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân

- Thiếu tinh thần trách nhiệm khi làm việc, đã từng bị nhắc nhở và bị lập biên bản vi phạm.

Bảng 2.13: Mức độ chính xác của công tác đánh giá thực hiện công việc

Ý kiến NgườiLao động gián tiếp% NgườiLao động trực tiếp% NgườiLao động chung%

Rất chính xác 4 12,5 14 29,16 18 22,5

Tương đối chính xác 25 78,12 18 37,5 43 53,75

Không chính xác 3 9,38 16 33,34 19 23,75

Tổng 32 100 48 100 80 100

( Nguồn: Bảng hỏi điều tra tháng 3/2009)

Công tác đánh giá CBCNV hàng tháng nói chung được phần lớn người lao động đánh giá cao. Có 23,75% ý kiến cho rằng việc đánh giá đôi khi mang tính hình thức, không thực sự chính xác. Qua tìm hiểu được biết do các tiêu chuẩn đánh giá còn chung chung nên đôi khi gây khó khăn cho người quản lý trực tiếp trong việc đánh giá người lao động. Ngoài ra, khi mà tất cả lao động trong đơn vị đều có mức thực hiện công việc tương đối ngang nhau và không có thành tích gì nổi bật thì lao động loại A đương nhiên sẽ là trưởng phó phòng hay giám đốc và phó giám đốc xí nghiệp. Nhiều đơn vị còn xảy ra tình trạng thay phiên nhau cho lao động của mình đạt loại A. Những kiểu đánh giá như vậy cần phải được ngăn chặn.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY THOÁT NƯỚC HẢI PHÒNG (Trang 25 - 27)