11/12 Chênh lệch Chênh lệch 12/13 ROS (%) 4,4 17,7 19,5 13,3 1,8 Vòng quay tổng TS (%) 7,7 8,47 7,36 0,77 (1,11) ROA(%) 0,34 1,49 1,43 1,15 (0,06)
(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính 2011-2013)
ROA năm 2011 là thấp nhất và năm 2012 là cao nhất, cho thấy năm 2012 hiệu quả sử dụng vốn của công ty là khả quan nhất. Ta thấy ROA chịu tác động của 2 nhân tố lợi nhuận ròng trên doanh thu và doanh thu trên tổng TS, trong đó giá trị ROA năm 2012 tăng là do có tác động cùng chiều với ROS ( tăng 13,3%) và vòng quay tổng TS (tăng 0,77%). Sang năm 2013, ROA giảm nhẹ do tác động giảm từ vòng quay tổng TS (giảm 1,11%), mặc dù ROA chịu tác động của của ROS và vòng quay tổng TS, và ROS trong năm 2013 tăng 1,8%, tuy nhiên do tác động giảm của vòng quay tổng TS lớn hơn tác động tăng của ROS nên ROA đã giảm 0,06%.
Tóm lại, qua phân tích Dupont có thể nhận thấy rằng khả năng sinh lời TS của công ty có xu hướng tăng giảm không ổn định qua các năm, điều này bị ảnh hưởng bởi
cả hai nhân tố là ROS và hiệu suất sử dụng tổng TS. Nguyên nhân ảnh hưởng đến hai nhân tố trên có thể giải thích do ảnh hưởng của cả yếu tố khách quan và nội tại bên trong công ty, cụ thể: do tình trạng kinh tế bất ổn, giá hàng hoá có xu hướng tăng cao.
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Năm 2011 tỷ suất sinh lời trên VCSH đạt 0,34%, con số này rất thấp cho thấy sự không hiệu quả trong đầu tư, cứ 100 đồng VCSH được đầu tư công ty chỉ thu được 0,34 đồng lợi nhuận ròng. Sang năm 2012, tỷ suất này tuy có tăng lên 1,5% nhưng vẫn còn thấp. Nguyên nhân của việc tăng này là do trong năm lợi nhuận ròng tăng, VCSH cũng tăng nhưng không đáng kể. Lượng tăng của lợi nhuận sau thuế nhiều hơn lượng tăng của VCSH nên đã làm tỷ suất trong năm tăng. Đến năm 2013, tỷ suất này giảm 0,02% do sự giảm của cả lợi nhuận ròng lẫn VCSH. Có thể thấy công ty hoạt động không hiệu quả khi tỷ suất sinh lời trên VCSH qua các năm 2011-2013 luôn thấp hơn so với trung bình, doanh nghiệp cần xem xét lại chiến lược sử dụng vốn hợp lý để đầu tư có hiệu quả hơn.
So sánh ROE của công ty với ROE ngành
-
Biểu đồ 2.8. Biểu đồ so sánh ROE công ty với ROE ngành
(Nguồn: số liệu tính được từ báo cáo tài chính 2011-2013)
Trong 2 năm 2011-2012. ROE của ngành luôn là 10%, trong khi đó, ROE của công ty năm 2011 là 0,34%, năm 2012 là 1,5%. ROE của công ty năm 2012 tuy có tăng lên nhưng còn quá thấp so với ROE ngành. Năm 2013, ROE của công ty tiếp tục giảm nhẹ xuống còn 1,48%. ROE tuy cũng giảm nhưng vẫn lớn hơn rất nhiều so với ROE của công ty là 9%. Công ty hoạt động kinh doanh chủ yếu nhờ vào Vốn chủ sở hữu, nhưng việc sử dụng vốn chưa được hợp lý dẫn đến tỷ suất sinh lời thấp. Vốn chủ
0.34 1.5 1.48 1.5 1.48 10 10 9 0 2 4 6 8 10 12
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
ROE của công ty ROE ngành
sở hữu của công ty chỉ đủ đảm bảo công ty không cần dựa vào nguồn vốn vay từ bên ngoài để hoạt động, vẫn chưa thực sự sinh lời cao giúp công ty.