Công tác đúc mẫu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng Metakaolin Việt Nam chế tạo bê tông cường độ cao, ứng dụng cho công trình thủy lợi (Trang 45)

Tác giả tiến hành đúc các loại mẫu bê tông theo cấp phối đã nêu: ở mục 2.2.1. Các mẫu bê tông được thí nghiệm nén, ép chẻ là mẫu trụ, kích thước 300x150mm; mẫu bê tông được thí nghiệm thấm là mẫu trụ, kích thước 150x150mm. Ta có các bảng tổng hợp số lượng mẫu đúc để thí nghiệm nêu ở bảng 2.11 và 2.12:

Bảng 2.11: Số lượng mẫu đúc để thí nghiệm (sử dụng xi măng PCB30)

Số lượng mẫu 0% MK 10% MK 20% MK 30% MK Thí nghiệm nén R7 3 3 3 3 R28 3 3 3 3 R90 3 3 3 3 Thí nghiệm ép chẻ R28 R7 3 3 3 3 3 3 3 3 R90 3 3 3 3 Thí nghiệm thấm R28 6 6 6 6

Bảng 2.12: Số lượng mẫu đúc để thí nghiệm (sử dụng xi măng PC40)

Số lượng mẫu 0% MK 10% MK

Thí nghiệm nén R7 3 3

R28 3 3

Thí nghiệm thấm R28 6 6

- Quá trình trộn vàđúc mẫu để thí nghiệm:

+ Quá trình trộn bê tông:

Chuẩn bị vật liệu: Cân riêng các vật liệu Metakaolin, xi măng, cát, đá. Nướcđược đong và cho vào bình chứa, phụ gia được đong bằng ống nghiệm.

Cho các vật liệu Metakaolin (nếu có), xi măng, cát, đá vào máy trộn bê

tông và trộn đều

máy trộn một cáchtừ từ.

Sau khi trộn xong thành hỗn hợp bê tông tác giả sử dụng côn đo độ sụt để tiến hành kiểm tra độ sụt của bê tông theo tiêu chuẩn: TCVN 3105-2007.

Độ sụt của bê tông được điều chỉnh bằng lượng phụ gia Vmat-PC01.

Độ sụt của hỗn hợp bê tôngthấp hơn so với yêu cầu thì tăng tỉ lệ phụ gia lên và ngược lại nếu độ sụt của hỗn hợp bê tông cao hơn yêu cầu thì giảm tỉ lệ phụ gia xuống để độ sụt hỗn hợp bê tông đạt theo ý muốn.

Việc kiểm tra độ sụt của hỗn hợp bê tông là rất cần thiết, bởi độ sụt cho ta đánh giá được độlinh động của hỗn hợp bê tông để điều chỉnh cho phù hợp. Khi đem bê tông vào thi công các công trình, dựa vào biện pháp thi công và công nghệ thi công bê tông để có thể điều chỉnh độ sụt bê tông cho hợp lý, đáp ứng yêu cầubiện pháp thi công đó và đáp ứng chi phí tiết kiệm.

+ Quá trình đúc mẫu bê tông: sau khi quá trình kiểm tra độ sụt xong tác giả tiến hành đúc mẫu bê tông theo số lượng đã định trước với từng loại khuôn mẫu: khuôn trụ 150x300mm và khuôn trụ 150x150mm.

+ Quá trình bảo dưỡng mẫu bê tông: Đây là một quá trình rất quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng mẫu bê tông:

Sự đóng rắn của bê tông là kết quả của hàng loạt các quá trình lý, hóa

học diễn ra ngay sau khi đúc mẫu. Quá trình hóa học là phản ứng thủy hóa xi măng, tạo ra các hợp chất mới của xi măng, đồng thời xảy ra các quá trình vật lý: sự mất nước, biến dạng mềm, quá trình dịch chuyển và thay đổi nước, áp lực hơi trong bê tông. Sự hình thành ứng suất trong, vi nứt, mao mạch, lỗ rỗng trong bê tông. Các quá trình này có liên quan lẫn nhau và ảnh hưởng đến quá trình hình thành cấu trúc ban đầu của bê tông, cũng như cường độ và các tính chất cơ lý của bê tông về sau.

Ngay sau khi đúc mẫu bê tông, diễn ra quá trình bay hơi nước của bê tông ra môi trường xung quanh. Sự mất nước trong thời gian đầu đẩy nhanh

biến dạng co của bê tông, khi bê tông đang trong trạng thái dẻo. Ở trạng thái này, biến dạng không dẫn đến sự hình thành vết nứt cấu trúc bê tông, ngược lại sự dịch chuyển của các hạt thành phần góp phần làm đặc chắc cấu trúc, độ rỗng và kích thước lỗ rỗng trong bê tông sẽ nhỏ đi. Cùng thời điểm lượng nước thừa trong bê tông được thoát ra sẽ giảm nguy cơ tạo thành lỗ, mao

mạch rỗng trong bê tông.

Nếu sự mất nước diễn ra với cường độ và khối lượng lớn sẽ thúc đẩy biến dạng dẻo nhanh đạt giá trị cực đại và tiếp tục phát triển trong quá trình đóng rắn tiếp theo của bê tông. Lúc đó trong bê tông tạo ra ứng suất trong,

dẫn đến sự tạo thành các vết nứt trong cấu trúc bê tông. Ngoài ra sự bay hơi nước quá lớn sẽ làm cho bê tông rơi vào trạng thái mất nước, ảnh hưởng đế

quá trình thủy hóa xi măng. Tất cả các yếu tố đó sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của bê tông: cường độ, độ chống thấm …

Bản chất của quá trình bảo dưỡng bê tông là kiểm soát sự bay hơi nước của bê tông, cùng với việc tạo ra môi trường nhiệt độ - độ ẩm thuận lợi cho việc hình thành cấu trúc và phát triển cường độ của bê tông.

Quá trình bảo dưỡng mẫu bê tông được tác giả luận văn tiến hành: sau

khi đúc xong, mẫu bê tông được bảo dưỡng trong khuôn mẫu 1 ngày đêm và bảo dưỡng trong bể bảo dưỡng cho đủ ngày tuổi để thí nghiệm.

Như vậy lúc này các mẫu bê tông được bảo dưỡng với độ ẩm là 100%,

là môi trường tốt nhất, độ ẩm tốt nhất để bảo dưỡng bê tông.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng Metakaolin Việt Nam chế tạo bê tông cường độ cao, ứng dụng cho công trình thủy lợi (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)