Kết luận chương 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng Metakaolin Việt Nam chế tạo bê tông cường độ cao, ứng dụng cho công trình thủy lợi (Trang 68 - 73)

Như vậy từ các kết quả thí nghiệm cường độ nén, cường độ kéo khi ép chẻ, độ chống thấm của các mẫu bê tông, thấy rằng việc sử dụng vật liệu

Metakaolin để sản xuất ra một loại bê tông mới có nhiều tính năng vượt trội hơn bê tông thường: Đó chính là cường độ chịu nén, cường độ chịu kéo, độ chống thấm tăng.

Việc lựa chọn tỉ lệ Metakaolin trong chất kết dính là rất quan trọng và

nó ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm của bê tông sau này. Với kết quả đã nghiên cứu nên chọn tỉ lệ phần trăm vật liệu Metakaolin trong chất kết dính của bê tông là 10% - 20% để trộn bê tông sẽ đem lại cho ta được sản phẩm bê tông có chất lượng tốt

Loại bê tông này có cường độ nén, kéo, độ chống thấm cao hơn loại bê tông thường, nên việc áp dụng vào các công trình xây dựng ở Việt Nam là rất phù hợp và khả thi, đặc biệt là đối với công trình Thủy lợi.

Việc lựa chọn công nghệ thi công bê tông này cho các công trình xây

dựng nói chung và công trình thủy lợi nói riêng là rất cần thiết và quan trọng,

bởi có lựa chọn đúng công nghệ, biện pháp thi công, thì chất lượng sản phẩm bê tông và công trình mới cao và cũng đảm bảotiết kiệm chi phí khi thi công.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

- Sử dụng vật liệu Metakaolin Việt Nam thay thế một lượng xi măng hợp lý để sản xuất bê tông cho ta một hỗn hợp bê tông có nhiều tính năng được cải thiện hơn so với bê tông không thường:

+ Tăng cường độ chịu nén.

+ Tăng cường độ chịukéo khi ép chẻ. + Tăng khả năng chống thấm.

Không những vậy, việc sử dụng Metakaolin để thay thế một phần xi măng trong bê tông cũng sẽ làm giảm ô nhiễm môi trường, do vậy giảm các chi phí

liên quan.

- Những tồn tại trong quá trình thực hiện luận văn: Do thời gian có hạn và trình độ có hạn nên tác giả sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót như chưa thu thập được hết các thông tin, tài liệu về vật liệu Metakaolin, mới chỉ tìm hiểu được các tính chất chính củavật liệu này. Đồng thời tác giả chưa nghiên cứu hết các tính năng ưu biệt của bê tông khi sử dụng vật liệu

Metakaolin để sản xuất, mới nghiên cứu được việc tăng cường độ chịu nén,

cường độ chịu kéo khi ép chẻ,và tăng khả năng chống thấm của bê tông.

- Kiến nghị về hướng nghiên cứu tiếp theo: sử dụng vật liệu

Metakaolin trong luận văn này mới chỉ nghiên cứu được ảnh hưởng của vật liệu MK tới một số tính chất của bê tông. Hơn nữa vật liệu Metakaolin này

được khai thác từ mỏ Kaolin tại Phú Thọ. Rất có thể ở các mỏ Kaolin khác

nhau ở nước ta có hàm lượng thành phần hóa học khác nhau, làm thay đổi tính chất, chất lượng của bê tông. Chính vì vậy hướng nghiên cứu mở rộng của luận văn là sử dụng thêm Metakaolin có nguồn từ các mỏ Kaolin khác

nhau, nghiên cứu thêm các tính chất khác của bê tông khi sử dụng vật liệu

Metakaolin Việt Nam như: khả năng chống ăn mòn, lỗ rỗng trong bê tông, độ thấm clorua, cacbonat hóa… để có thể áp dụng hiệu quả loại bê tông mới này

TÀI LIỆU THAMKHẢO I. Tiếng Việt

[1]. Bộ xây dựng, TCVN 3105 – 2007 Phương pháp thử độ sụt bê tông – Yêu

cầu kỹ thuật.

[2]. Bộ xây dựng, TCVN 3116 – 2007 Phương pháp xác định độ chống thấm

– Bê tông nặng.

[3]. Bộ xây dựng, TCVN 3118 – 2007 Phương pháp xác định cường độ chịu nén của bê tông nặng.

[4]. Bộ xây dựng, TCVN 4453 – 1995 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – Quy phạm thi công và nghiệm thu.

[5]. Bộ xây dựng, TCVN 6260 – 2009 Xi măng pooc lăng hỗn hợp – Yêu cầu kỹ thuật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[6]. Bộ xây dựng, TCVN 6282 – 2009 Xi măng pooc lăng – Yêu cầu kỹ thuật.

[7]. Bộ xây dựng, TCVN 7572 – 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa – Phương pháp thử.

[8]. Bộ xây dựng, TCVN 8862 – 2011 Quy trình thí nghiệm xác định cường độ kéo khi ép chẻ của vật liệu hạt liên kết bằng các chất kết dính.

[9]. Bộ xây dựng, TCVN 9340 – 2012 Hỗn hợp bê tông trộn sẵn – Yêu cầu cơ bản đánh giá chất lượng và nghiệm thu.

[10]. Bộ xây dựng, TCXDVN 302 – 2004 Nước trộn bê tông và vữa – Yêu

cầu kỹ thuật.

[11]. Công ty CP tư vấn Sông Đà – Trung Tâm thí nghiệm Xây dựng Sông Đà

(LAS-XD07) (2012), Kết quả thí nghiệm xác định độ chống thấm của bê tông nền tầng hầm công trình “Tổ hợp chung cư cao tầng Nam XaLa”. Hà Nội.

[12]. Trần Quốc Tế (2006), Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất

Metacaolanh, Báo cáo tổng kết khoa học và công nghệ, Bộ xây dựng –

Viện vật liệu xây dựng.

[13]. Viện vật liệu xây dựng (2000); quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020; Báo

cáo tổng kết dự án, Hà Nội.

II. Tiếng Anh

[14]. Badogiannis E., Tsivilis S., Papadakis V.G., Chaniotakis E (2002), The effects of metakaolin on concrete properties, Proceedings of Dundee Conference, pp.81-89.

[15]. Cyr M., Trinh M., Husson B., Casaux-Ginestet G., (2013), Design of MK-cement grouts intended for soil nailing, Elsevier Editorial System(tm) for Construction & Building Materials, 41, 857-867.

[16]. Imrich Kusnir (2000), Mineral resources of Vietnam, Acta Montanistica Slovaca Roenik 5, 2, 165-172.

[17]. Murat M (1983), Hydration reaction and hardening of calcined clays and related minerals. I.Preliminary investigation on metakaolinite, Cement and Concrete Research, vol.13, pp.259-266.

[18]. Sabir B.B., S. Wild and J. Bai (2001), Metakaolin and calcined clays as pozzolans for concrete: a review, Cement and Concrete Composites, vol.23, issue 6, pp. 441-454.

[19]. Trinh M., Cyr M., Husson B., Casaux-G., Robit P., (November 23-25, 2011), Use of metakaolin in grout seal applications, 2nd International Seminar INVACO - Innovation & Valorisation in Civil Engineering & Construction Materials & Construction Materials, Rabat (Morocco).

[20]. Wild S., Khatib J.-M, Jones A., (1996), Relative strength, pozzolanic activity and cement hydration in superplasticized metakaolin concrete, Cement and Concrete Research, vol.26, pp.1537-1544.

[21]. Wild S., Khatib J.M., (1997), Portlandite consumption in metakaolin cement pastes and mortars, cement and concrete research, vol. 27, n°1, pp.137-146.

III. Tiếng Pháp

[22]. Robit P., Cyr M., Husson B., Casaux-G., Trinh M., (JNGG 4-5-6 juillet 2012), Coulis de faible émission carbone à base de métakaolin, Congrès national de géotechnique et de géologie de l’ingénieur, Bordeaux, France.

[23]. San Nicolas R., (2011), Approche performantielle des bétons avec métakaolins obtenus par calnination flash, Thèse de Doctorat, Université de Toulouse.

[24]. Trinh Quang Minh (Le 4 juillet 2012), Utilisation du métakaolin par substitution partielle du ciment dans les applications géotechniques d’injection et de scellement d’ancrage, Thèse de Doctorat, Université de Toulouse.

IV. Website

[25]. http://ashui.com/mag/vatlieu-thietbi/vat-lieu-xay-dung/2610-xi-mang- novacem -se-thay-the-xi-mang-portland.html

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng Metakaolin Việt Nam chế tạo bê tông cường độ cao, ứng dụng cho công trình thủy lợi (Trang 68 - 73)