Phương pháp xác định cường độ chịu kéo khi ép chẻ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng Metakaolin Việt Nam chế tạo bê tông cường độ cao, ứng dụng cho công trình thủy lợi (Trang 48 - 50)

Cường độ kéo ép khi ép chẻ còn được gọi là cường độ kéo gián tiếp hoặc cường độkéo khi bửa.

Tác giả tiến hành xác định cường độ chịu kéo khi ép chẻ mẫu bê tông hình trụ theo tiêu chuẩn TVCN 8862-2011.

Hình 2.11: Bộ thí nghiệm ép chẻ bê tông

1. Mẫu hình trụ kích thước 150x300 mm

2. Tấm đệm gỗ truyền tải được kẹp vào bộ gá

3. Bàn nén dưới của máy nén 4. Bàn nén trên của máy nén Tính toán kết quả

Cường độ kéo khi ép chẻ Rkc của từng viên mẫu thử hình trụ được tính chính xác đến 0,01 Mpa và được tính theo công thức:

Rkc = D H P . . 2 π ;

Trong đó: Rkc : Cường độ kéo khi ép chẻ, Mpa;

P: Tải trọng khi phá hủy mẫu mẫu hình trụ, N;

H: Chiều cao của mẫu hình trụ (chiều dài đường sinh), mm;

D: Đường kính đáy mẫu hình trụ, mm;

π: Số pi, π = 3,1416

Cường độ kéo khi ép chẻ củavật liệu cũng được lấy giống như kết quả xác định cường độ nén. Cường độ kéo khi ép chẻ của bê tông được xác định từ các giá trị cường độ kéo của các viên trong tổ mẫu. So sánh các giá trị cường độ kéo khi ép chẻ lớn nhất và nhỏ nhất với cường độ kéo của viên mẫu trung bình. Nếu cả hai giá trị đo đều không lệch quá 15% so với cường độ

kéo khi ép chẻ của viên trung bình thì cường độ kéo khi ép chẻ của bê tông được tính bằng trung bình số học của ba kết quả thử trên ba viên mẫu. Nếu một trong hai giá trị đó lệch quá 15% so với cường độ kéo khi ép chẻ của viên mẫu trung bình thì bỏ cả hai kết quả lớn nhất và nhỏ nhất. Khi đó cường độ kéo khi ép chẻ khi ép chẻ của bê tông là cường độ kéo khi ép chẻ của một viên mẫu còn lại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng Metakaolin Việt Nam chế tạo bê tông cường độ cao, ứng dụng cho công trình thủy lợi (Trang 48 - 50)