Theo nghiên cứu của chúng tôi trong 12 tháng qua tỷ lệ sinh viên có nhu cầu CSSK là 49,7% trong đó không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm về giới, nơi ở và khối học. Theo điều tra y tế quốc gia (2001- 2002) bình quân có 1,5 lượt ốm/ người trưởng thành/ năm vì thế nhu cầu CSSK cao trong nghiên cứu của chúng tôi cũng là phù hợp với tình hình bệnh tật chung của quốc gia.
Chúng tôi quan sát thấy mô hình bệnh tật của sinh viên thường gặp nhất là nhóm bệnh: ho, sốt, cảm cúm, sổ mũi, cảm lạnh.Tỷ lệ này của chúng tôi giống với kết quả nghiên cứu nhu cầu CSSK và sử dụng dịch vụ y tế của xã Cổ Nhuế của Nguyễn Hòa Bình ( Sở y tế Hà nội ) [3].
4.1.3. Nhu cầu CSSK dự phòng của sinh viên.
Khi tiến hành điều tra 600 sinh viên ĐH Y chúng tôi thấy có 357 sinh viên có tật khúc xạ ( 59,5% ) trong đó chủ yếu là cận thị ( 91%). Nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ sinh viên mắc tật khúc xạ cao hơn rất nhiều với tỷ lệ ở nhóm học sinh THCS và THPT ( theo đối chiếu so sánh nghiên cứu của Vụ giáo dục đào tạo thể chất - Bộ GDĐT) với tỷ lệ tương ứng là 23% (THCS) và 30% (THPT). Xét trong khối Y6 tỷ lệ sinh viên mắc tật khúc xạ là 65% ( cận thị 56%) là gần tương đương với 54,8 % theo một nghiên cứu về cận thị ở sinh viên Y6 năm 2006 [12]. Theo chúng tôi nguyên nhân tỷ lệ tật khúc xạ cao như vậy là do tỷ lệ tật khúc xạ tăng theo các cấp học, ngoài ra có thể là do mức độ và thời gian học tập của sinh viên trường Y là khá nhiều và căng thằng làm tỷ lệ này tăng lên nhiều.
Khi hỏi sinh viên về nhu cầu CSSK hiện nay chúng tôi thấy trong các nhu cầu CSSK, kiểm tra sức khỏe định kỳ được sinh viên lựa chọn nhiều nhất 67,2% , tiếp đến là nhu cầu giáo dục, hướng dẫn về các yếu tố nguy cơ liên quan đến sức khỏe khi học tập tại môi trường bệnh viên chiếm 60,0%. Trong đó sinh viên năm các năm cuối đặc biệt là sinh viên Y6 tỏ ra quan tâm hơn về sức khỏe như nhu cầu kiểm tra sức khỏe tăng lên rõ, điều này có thể giải thích do sinh viên Y6 ngày càng nhận thức rõ hơn về những yếu tố nguy cơ có thể mắc phải đối với sinh viên Y đặc biệt là khi học tập lâm sàng trên viện. Nhưng trong đó nhu cầu giáo dục, hướng dẫn về những yếu tố nguy cơ đó tăng lên khi sinh viên bắt đầu tiếp xúc với lâm sàng và giảm dần theo các năm học, có thể do sinh viên đã tự thu nhận cho mỡnh thờm được những kiến thức để tự bảo vệ mình sau những năm đi học trên viện. Ngoài ra nhúm nhu cầu về tư vấn các bệnh xã hội, các bệnh có tớnh thời sự cũng chiếm tỷ lệ tới khoảng 20% và đặc biệt tư vấn, giáo dục về chăm sóc SKSS chiếm tới 24,5% và
không giảm đi theo các khối học. Điều này có thể lý giải là do nhu cầu được cung cấp các kiến thức về xã hội và CSSK ở các khối sinh viên là cao.
4.2 NHẬN XÉT CỦA SINH VIÊN VỀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CSSK CỦA TRẠM Y TẾ TRƯỜNG. TRẠM Y TẾ TRƯỜNG.
Như đã bàn luận ở trên chúng ta thấy nhu cầu CSSK của sinh viên trường là khá cao vì thế câu hỏi đặt ra là liệu y tế nhà trường đã đáp ứng được nhu cầu CSSK cao này của sinh viên hay chưa? Để trả lời câu hỏi này thông thương chúng ta phải xem xét về phía người cung cấp dịch vụ y tế, CSVC, cách thức tổ chức hoạt động của trạm cũng như phản hồi của đối tượng được CSSK. Hơn nữa trạm y tế trường Y không chỉ chăm sóc sức khỏe cho sinh viên mà còn có nhiệm vụ CSSK cho cán bộ nhân viên và học viên sau đại học. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này vì điều kiện không cho phép chúng tôi chỉ xem xét trên khía cạnh phản hồi của đối tượng được CSSK là sinh viên.