Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp

Một phần của tài liệu Giải pháp Marketing-mix nhằm phát triển thị trường sản phẩm mây tre đan xuất khẩu tại Nhật Bản của công ty cổ phần Xuất nhập khẩu mây tre Việt Nam ( Barotex ) (Trang 30)

Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2007-2009 Đơn vị: 1000 USD Năm Kim ngạch XNK Xuất khẩu Giá trị Tỷ trọng(%) 2007 19.858 15.190 76,5 2008 16.140 12.364 76,6 2009 15.500 12.000 77,4

Nguồn: Tổng Công ty xuất nhập khẩu BAROTEX

Kim ngạch xuất khẩu của Công ty từ năm 2007 đến 2009 đều bị giảm. Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu của Công ty đạt 15,190 triệu USD, năm 2008 giảm xuống còn 12,364 triệu USD và 12 triệu USD năm 2009.

Nguyên nhân của sự giảm sút kim ngạch xuất khẩu trong mấy năm qua là do một số thị trường truyền thống của Công ty là Liên bang Nga, Séc, Hungary, Hàn Quốc,đặc biệt là Nhật Bản giảm sút do khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Ngoài ra cạnh tranh trên thị trường càng quyết liệt : Trung Quốc , Singapore , Philippine…

Bảng 3: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty

Đơn vị: 1.000 USD

Nhóm hàng 2007 2008 2009

Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ %

Thủ công mỹ nghệ 8.560 56,4 7.200 58,2 6.300 52,5 Giầy thể thao 3.136 20,6 4.064 32,8 4.600 38,3 Hàng tổng hợp (nông sản, khác) 3.494 23,0 1.100 9,0 1.100 9,2

Tổng kim ngạch XNK 15.190 100 12.364 100 12.000 100

Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường

Mặt hàng xuất khẩu của Công ty bao gồm 3 nhóm chính: nhóm hàng mây tre đan - thủ công mỹ nghệ, giầy thể thao và nhóm tổng hợp (nông sản và hàng khác) trong đó mặt hàng mây tre đan - thủ công mỹ nghệ là sản phẩm truyền thống của Công ty. Kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này lớn và chiếm tỷ trọng cao nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của Công ty.

Năm 2007, mặt hàng mây tre đan - thủ công mỹ nghệ có kim ngạch 8,5 triệu USD chiếm tỷ lệ 56,4% tổng kim ngạch xuất khẩu , tăng lên 58,2% năm 2008, đến năm 2009 giảm xuống còn 52,5% song vẫn giữ vị trí chủ lực trong các mặt hàng xuất khẩu của Công ty.

Mặt hàng giầy thể thao của Công ty cũng đang có chiều hướng phát triển và có tỷ trọng tăng đều qua các năm. Năm 2007 mặt hàng này chiếm 20,6% tổng kim ngạch xuất khẩu, đến năm 2008 đã tăng lên 32,8% với kim ngạch đạt 4 triệu USD, và tiếp tục tăng lên 4,6 triệu USD năm 2009 đạt 38,3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Kết quả này cho thấy mặt hàng giầy thể thao có vị trí ngày càng quan trọng trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty và có nhiều tiềm năng để phát triển.

Bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng chủ lực của Công ty thì việc mở rộng các mặt hàng xuất khẩu luôn là mục tiêu phát triển của Công ty. Tuy nhiên, mặt hàng này có kim ngạch không ổn định và còn thấp, mới chỉ chiếm 9% kim ngạch xuất khẩu năm 2008 và 9,2% năm 2009. Trong thời gian tới Công ty sẽ mở rộng thêm mặt hàng xuất khẩu bên cạnh các mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhằm tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu của Công ty.

Bảng 4 : Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty(Phụ lục 2 )

Thị trường xuất khẩu của Công ty khá rộng lớn gồm khoảng 40 nước trên khắp các châu lục.

3.4.1. Thị trường Châu Á:

Châu Á là thị trường lớn nhất của Công ty với kim ngạch xuất khẩu bình quân đạt 54% trong đó Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc là những bạn hàng truyền thống có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất trong khu vực này.

Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 3,3 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu sang Đài Loan giảm chỉ đạt 0,6 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 2,8 triệu USD. Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu sang 3 nước này vẫn chiếm 44% năm 2007. Năm 2008 và 2009 kim ngạch xuất khẩu sang Đài Loan tăng mạnh trong khi hai thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc giảm nhập khẩu, Nhật bản giảm còn 2,2 triệu USD, Hàn Quốc giảm mạnh còn còn 1.080 USD năm 2009.

Mặc dù vậy tỷ trọng xuất khẩu sang 3 thị trường này vẫn rất cao, đạt 56,7% năm 2008 và 57% năm 2009 tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty.

Tuy các thị trường Trung Quốc, Singapore, A rập xêut, Iran, Israel, Ấn Độ có kim ngạch nhập khẩu còn nhỏ bé chỉ chiếm khoảng 3,5% song đây là những thị trường có nhu cầu lớn về mặt hàng thủ công mỹ nghệ mà Công ty cần đẩy mạnh xuất khẩu trong những năm tới.

3.4.2.Thị trường châu Âu:

Công ty có kim ngạch xuất khẩu sang thị trường châu Âu khá lớn, kim ngạch xuất khẩu bình quân từ năm 2007 đến 2009 đạt 42,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty.

Thị trường châu Âu của Công ty bao gồm các nước: Anh, Pháp, Ý, Đan Mạch, Thuỵ Điển, Nauy, Hà Lan, Đức, Liên bang Nga, Tây Ban nha, Bồ Đào Nha, Thuỵ sỹ, Bỉ, Bungary, Rumani, Séc,... Trong đó Liên bang Nga, Hungary, Cộng hoà Séc, Tây Ban Nha, Ý vốn là thị trường truyền thống của Công ty song gần đây xuất khẩu của Công ty sang các thị trường này bị giảm, đặc biệt xuất khẩu sang Liên Ban Nga giảm mạnh do những biến động trên thị trường nước này. Năm 2007 xuất khẩu sang Nga còn đạt 2,6 triệu USD, đến năm 2008 giảm xuống chỉ còn 153.000 USD. Tại thị trường các nước Tây Ban Nha, Ý, Pháp kim ngạch xuất khẩu của Công ty chưa ổn định, mặc dù nhu cầu về mặt hàng thủ công mỹ nghệ và nông sản ở khu vực Châu Âu là rất lớn song thị phần của Công ty ở thị trường này còn nhỏ bé . Trong những năm tới mục tiêu của Công ty là đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa vào khu vực thị trường Châu Âu bằng việc phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu.

3.4.3.Thị trường Châu Mỹ :

Thị trường Châu Mỹ của Công ty có các nước : Chilê, Argentina, Brazil, Mỹ, Canada. Trong đó kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang Chilê khá ổn định và tăng đều qua các năm, đạt 150.000 USD năm 2008 và tăng 210.000 USD năm 2009, chiếm 1,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Mỹ và Canada là các thị trường mới của Công ty với kim ngạch xuất khẩu còn thấp song có xu hướng tăng lên trong những năm tới.

Năm 2007 xuất khẩu của Công ty vào Mỹ mới chỉ đạt 53.000 USD với tỷ trọng 0,4% kim ngạch xuất khẩu, năm 2009 tăng lên 158.000 USD với tỷ trọng 1,3% kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Thị trường Châu Mỹ theo dự đoán của các chuyên gia là có nhiều tiềm năng phát triển vì vậy Công ty cần phải biết khai thác thị trường này một cách có hiệu quả bằng cách tăng cường xúc tiến thương mại với các nước trong khu vực này.

3.4.4.Thị trường Châu Phi :

Tại thị trường Châu Phi, Công ty mới chỉ xuất khẩu sang Angêri và Tuynidi với kim ngạch rất nhỏ bé chỉ chiếm khoảng 0,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Thị trường này còn khá mới mẻ với Công ty, Công ty cần nghiên cứu xuất khẩu các mặt hàng phù hợp với nhu cầu của khách hàng ở thị trường Châu Phi.

3.4.5.Thị trường Châu Úc (Australia) : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang Châu Úc mới chỉ đạt 0,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Con số này còn quá nhỏ bé so với nhu cầu ở thị trường này.

Qua phân tích tình hình xuất khẩu của Công ty ta thấy mặt hàng xuất khẩu của Công ty đã được mở rộng, khá đa dạng và phong phú. Thị trường Nhật Bản vẫn là một thị trường rất hấp dẫn,công ty cần tiếp tục đầu tư khai thác. Bên cạnh đó,việc xuất khẩu nhiều loại hàng hoá sẽ giúp Công ty phân tán được rủi ro kinh doanh, tăng khả năng thâm nhập vào thị trường mới của Công ty.

Hiện nay Công ty có một mạng lưới thị trường trên toàn thế giới, ngoài các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Đài Loan, Ý, Tây Ban Nha, hàng năm Công ty luôn mở rộng thêm các thị trường mới. Mặc dù số lượng thị trường khá lớn nhưng giá trị xuất khẩu sang từng thị trường chưa cao so với nhu cầu ngày càng tăng trên các thị trường . Công ty cần phải xây dựng cho mình chiến lược phát triển thị trường cùng với việc đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu .

4.Chương 4: Các kết luận và đề xuất giải pháp Marketing – mix cho sản phẩm mây tre đan xuất khẩu tại Nhật Bản của công ty cổ phần Xuất nhập khẩu mây tre Việt Nam (Barotex)

4.1. Các kết luận và phát hiện trong quá trình nghiên cứu Marketing – mix cho sản phẩm mây tre đan xuất khẩu tại Nhật Bản của công ty cổ phần Xuất nhập khẩu mây tre Việt Nam (Barotex) :

4.1.1.Đánh giá chung về thị trường sản phẩm mây tre đan xuất khẩu tại Nhật Bản :

Nhật Bản ngày nay là một thị trường mở quy mô lớn đối với các nhà đầu tư quốc tế .Với số dân 128 triệu (năm 2009) có mức sống cao ( GDP của Nhật Bản năm 2009 là 32.817 USD / người ) .Tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản năm 2009 là 490.6 tỷ USD .

Sự phát triển kinh tế của Nhật Bản đã gia tăng mức sống của người dân và kích thích tiêu dùng , chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao.Mọi người đã chú ý hơn tới việc trang hoàng nhà cửa.Trong đó,sản phẩm mây tre đan đã được người dân Nhật Bản sử dụng nhiều hơn.Và cũng nhờ đó , sản phẩm mây tre đan đã có được một thị phần xuất khẩu nhất định đối với toàn bộ thị trường Nhật Bản .

Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật Bản của Barotex bị suy giảm đáng kể do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới .Và bước sang năm 2009 , tình hình đã có vẻ sáng sủa hơn nhưng tất cả sẽ chờ đợi vào một vài năm tới , khi mà nền kinh tế thế giới đã hoàn toàn hồi phục

Với nguồn nhân lực có tay nghề cao , trình độ ngoại ngữ giỏi , công ty hy vọng qua việc nghiên cứu môi trường kinh doanh của Nhật Bản ,trong thời gian tới , công ty sẽ chủ động chào bán sản phẩm của mình và xuất khẩu sang Nhật Bản với số lượng hàng lớn hơn .

4.1.2.Những thành công và hạn chế của hoạt động nghiên cứu Marketing xuất khẩu sản phẩm mây tre đan hiện nay :

a.Hoạt động phát triển thị trường của công ty :

Từ năm 1971 đến nay , Tổng công ty xuất nhập khẩu mây tre Việt Nam đi vào hoạt động đã có quan hệ thương mại với hơn 52 nước trên thế giới , trong đó có 20 nước có quan hệ buôn bán thường xuyên .

Trước đây , thị trường truyền thống của công ty ban đầu là các nước Đông Âu và Liên Xô (cũ) . Riêng năm 1990 , kim ngạch xuất khẩu sang khu vực này chiếm tới 95% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty .

Sau khi Liên Xô tan rã , thị trường chính mà Barotex hướng tới là các nước Tây Âu và thị trường Châu Á . Hai khu vực thị trường này chiếm tới 90% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty . Trong đó , các nước Châu Á chủ yếu mà công ty có quan hệ là : Hồng Kông , Singapo , Philippin ,… và đặc biệt là Nhật Bản - quốc gia đã có quan hệ thương mại với Barotex từ rất lâu . Ngoài ra , khu vực Bắc Âu và Nam Mỹ cũng là những thị trường triển vọng của công ty .

Việc phát triển mở rộng thị trường của Barotex đã đem lại rất nhiều thuận lợi cho công ty , điển hình là các giải thưởng và huy chương từ các hội chợ triển lãm quốc tế như Tây Ban Nha ( sản phẩm mây tre đan ) , Đức ( bàn ghế song mây ) …

b.Các giải pháp Marketing hiện nay của công ty :

Nghiên cứu Marketing :

Công ty đã tiến hành nghiên cứu môi trường kinh doanh , thị trường xuất khẩu , từ đó , công ty có thể hoàn thiện chính sách xuất khẩu của mình

Tuy nhiên , hiệu quả từ những hoạt động này của Barotex là chưa cao do chi phí dành cho nghiên cứu thị trường là tương đối thấp .

Lựa chọn thị trường , định vị thị trường :

Trước đây , thị trường chủ yếu của công ty là Đông Âu và Liên Xô (cũ). Nhưng hiện nay , tình hình quốc tế đã thay đổi rất nhiều . Thị trường Đông Âu ngày càng co hẹp , thị trường Tây Âu và Châu Phi , Châu Mỹ ngày một mở rộng . Cơ chế hoạt động của các thị trường mới khác xa so với các thị trường trước đây của công ty . Do đó , đòi hỏi công ty phải tự thay đổi , làm mới mình để phù hợp với tình hình hiện tại .

Thị trường Nhật Bản được đánh giá là đầy tiềm năng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu mây tre đan Việt Nam nói chung và Barotex nói riêng . Hàng mây tre đan chiếm khối lượng đáng kể trên thị trường Nhật Bản nhưng mức giá nhập khẩu chưa cao , chủ yếu là sản phẩm cao cấp từ Mỹ và EU .

Hơn nữa ,mặt hàng mây tre đan xuất xứ từ Trung Quốc tăng nhanh , Đài Loan chuyển từ xuất khẩu mây tre sang xuất khẩu đồ gỗ , kim loại. Philippin ngừng xuất khẩu mây tre do nguồn nguyên liệu giảm . Thái Lan chuyển sang xuất khẩu các sản phẩm làm từ cao su .

Trước bối cảnh kinh tế đó , Barotex đã lựa chọn thị trường Nhật Bản làm thị trường trọng điểm cho hoạt động xuất khẩu của mình . Đây được xem là một lựa chọn khôn ngoan của công ty .

Giải pháp Marketing – mix của công ty trên thị trường Nhật Bản

- Sản phẩm xuất khẩu :

Thời gian gần đây , công ty đang cố gắng thiết kế nhiều chủng loại sản phẩm mẫu mã phong phú phục vụ cho nhu cầu ngày càng đa dạng của tập khách hàng Nhật Bản .

Mặt hàng mây tre đan chủ yếu được làm thủ công và không có quy định chung nào cho việc tiêu chuẩn hóa mặt hàng này . Tuy nhiên , với khách hàng Nhật Bản thì độ đồng đều của sản phẩm phải cao , chất lượng phải đảm bảo thích ứng với điều kiện môi trường , không sử dụng hóa chất độc hại trong sơn màu và không có cạnh sắc nhọn .

Đáp ứng nhu cầu đó , công ty đã đặt ra cho tất cả các cơ sở sản xuất một tiêu chuẩn chung về sản phẩm mây tre đan và chỉ xuất khẩu những sản phẩm đạt yêu cầu . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về bao bì , công ty đã đáp ứng yêu cầu khắt khe của nhà nhập khẩu , đó là sản phẩm phải luôn đóng 2 loại bao bì , các sản phẩm riêng biệt phải được đóng vào các hộp cacton .

Hạn chế : theo đánh giá chung , bao bì của công ty hiện nay chưa đẹp mắt, sản phẩm mới và chính sách sản phẩm mới của công ty chưa được chú trọng và phát triển một cách đúng mức .Công ty chưa có hướng thiết kế và xuất khẩu các mặt hàng như giường tủ bằng mây tre đan , đây là vấn đề công ty cần quan tâm để đa dạng hóa các mặt hàng mây tre đan xuất khẩu của mình sang không chỉ thị trường Nhật Bản mà còn cả các thị trường khác nữa.

Công ty luôn phải theo dõi biến động giá của thị trường để đưa ra những chính sách giá nhằm thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng cũng như đem lại lợi nhuận hợp lý cho công ty .

Hạn chế : Theo đánh giá chung , chính sách giá hiện nay của công ty mang lại lợi nhuận tương đối thấp . Đây cũng chính là đặc điểm chung của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu Việt Nam trên trường quốc tế do gặp phải sự cạnh tranh quá lớn từ các sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc .

- Phân phối xuất khẩu :

Công ty thiết lập kênh phân phối thông qua các nhà nhập khẩu nước ngoài hay qua các trung gian thương mại quốc tế . Khách hàng nhập khẩu của công ty chủ yếu là các khách hàng mua buôn bán lẻ .

Hạn chế : do khả năng tài chính và nhân lực có hạn , nên công ty chưa có điều kiện lập kênh phân phối để có thể kiểm soát được quá trình bán hàng đến người tiêu dùng cuối cùng .

- Xúc tiến xuất khẩu : Hoạt động xúc tiến xuất khẩu hiện nay của công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp Marketing-mix nhằm phát triển thị trường sản phẩm mây tre đan xuất khẩu tại Nhật Bản của công ty cổ phần Xuất nhập khẩu mây tre Việt Nam ( Barotex ) (Trang 30)