Đánh giá tác động từ môi trường tới Marketing-mix cho sản

Một phần của tài liệu Giải pháp Marketing-mix nhằm phát triển thị trường sản phẩm mây tre đan xuất khẩu tại Nhật Bản của công ty cổ phần Xuất nhập khẩu mây tre Việt Nam ( Barotex ) (Trang 26)

mây tre đan xuất khẩu tại Nhật Bản của công ty cổ phần Xuất nhập khẩu mây tre Việt Nam (Barotex ) :

Doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh trên thị trường thường chịu tác động của nhiều yếu tố. Thông thường các yếu tố này được chia ra làm 2 nhóm:

- Nhóm các yếu tố khách quan. - Nhóm các yếu tố chủ quan.

a.Các yếu tố khách quan :

Các yếu tố khách quan là các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp như khách hàng, các đối thủ cạnh tranh, luật pháp, chính trị ... các doanh nghiệp không thể điều khiển chúng theo ý muốn của mình mà chỉ có thể cố gắng thích ứng một cách tốt nhất với xu hướng vận động của chúng, nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thương trường.

Các yếu tố văn hoá xã hội :

Yếu tố văn hoá xã hội là yếu tố mà bất kỳ doanh nghiệp nào khi thâm nhập vào thị trường nước ngoài đều phải nghiên cứu. Trong đó yếu tố văn hoá đầu tiên cần quan tâm là văn hoá tiêu dùng của khách hàng vì đây là yếu tố quyết định đến việc mua hàng và lợi ích khi tiêu dùng hàng hoá của khách hàng. Tại các quốc gia khác nhau văn hoá tiêu dùng cũng rất khác nhau.

Từ sau khi nền kinh tế Nhật Bản bị suy thoái sau chiến tranh thì sự vươn lên đòi quyền bình đẳng của phụ nữ là rất mạnh mẽ . Họ không chỉ làm việc nội trợ trong gia đình mà còn đi làm ở công sở , tham gia vào bộ máy lãnh đạo của các cơ quan nhà nước . Người dân Nhật Bản chịu ảnh hưởng của lối sống phương Tây , đồ dùng sinh hoạt bằng gỗ , mây tre trước đây được thay bằng đồ kim loại, nhựa . Nắm bắt được nhu cầu đó , Barotex đã nghiên cứu việc này để đưa ra những sản phẩm phù hợp .

Môi trường chính trị, pháp luật :

Yếu tố chính trị, pháp luật có tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Môi trường chính trị trong nước và nước ngoài ổn định là điều kiện thuận lợi để cho doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh. Yếu tố luật pháp cũng chi phối nhiều đến khả năng mở rộng thị trường của các doanh nghiệp. Trong khi tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế, các nhà doanh nghiệp cần lưu ý đến:

- Các quy định và luật pháp của Việt Nam về hoạt động xuất nhập khẩu như thuế, thủ tục hải quan, quy định về mặt hàng xuất khẩu, quản lý ngoại tệ.

- Các hiệp ước và hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia.

- Quy định về xuất nhập khẩu của các nước mà Việt Nam có quan hệ làm ăn. - Các vấn đề pháp lý và tập quán quốc tế liên quan đến mua bán hàng hoá quốc tế như luật bảo hiểm quốc tế, vận tải quốc tế,...

Nhật Bản là một quốc gia mà tất cả các hàng hóa bán trên thị trường đều chịu thuế 5% ,cho nên hàng hóa nhập khẩu của Barotex cũng không ngoại lệ . Bên cạnh đó , điều kiện sống của người dân Nhật Bản tương đối cao nên họ có nhiều yêu cầu khắt khe đối với hàng hập khẩu như mẫu mã , chất lượng …

Môi trường kinh tế của Nhật Bản :

Bao gồm các yếu tố như tốc độ phát triển kinh tế, lạm phát, tỷ giá hối đoái, thuế quan. Đây là các yếu tố chủ yếu tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nền kinh tế của một quốc gia tăng trưởng hay giảm sút sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, khả năng tiêu dùng của dân cư, qua đó tác động đến khả năng mở rộng hay thu hẹp thị trường của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy nhu cầu nhập khẩu của Nhật Bản giảm nhiều khi nước này lâm vào suy thoái

kinh tế trong những năm 90 ,từ đó ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty .

Các yếu tố tự nhiên và công nghệ :Các yếu tố này cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.

- Nhật Bản là một trong những quốc gia phát triển mạnh về kỹ thuật công nghệ . Các sản phẩm làm từ mây tre đan mang tính chất truyền thống , thủ công , nên việc áp dụng công nghệ vào sản xuất là hạn chế . Công nghệ hiệu đại cần được áp dụng chủ yếu vào việc vận chuyển , bảo quản hàng hóa , thanh toán tiền …

- Nhật Bản là nước có 4 mùa rõ rệt , khí hậu tương đối khắc nghiệt .Do đó , việc bảo quản bao gói sản phẩm cần được chú trọng .

Các yếu tố cơ sở hạ tầng : Các yếu tố cơ sở hạ tầng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu.

- Hệ thống cảng biển, mức độ trang bị, độ sâu của các cảng biển sẽ ảnh hưởng đến khối lượng của từng chuyến tàu, tốc độ của các phương tiện vận tải sẽ ảnh hưởng đến tốc độ thực hiện hợp đồng. Hệ thống cảng biển được trang bị hiện đại cho phép giảm bớt thời gian bốc dỡ, thủ tục giao nhận cũng như đảm bảo an toàn cho hàng hoá xuất nhập khẩu.

- Hệ thống ngân hàng: Sự phát triển của hệ thống ngân hàng đặc biệt là hoạt động ngân hàng cho phép các nhà kinh doanh thuận lợi hơn trong việc thanh toán, huy động vốn, bảo đảm lợi ích cho các nhà xuất khẩu bằng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng như thanh toán theo phương thức L/C.

- Hệ thống bảo hiểm và kiểm tra chất lượng cho phép hoạt động xuất nhập khẩu được thực hiện một cách an toàn hơn đồng thời giảm bớt mức độ thiệt hại trong trường hợp rủi ro xảy ra.

b.Các yếu tố chủ quan :

Là các yếu tố thuộc về tiềm lực của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể kiểm soát ở một mức độ nào đó như yếu tố tài chính, con người, tài sản vô hình của doanh nghiệp,...

Khả năng phát triển thị trường của doanh nghiệp phụ thuộc các yếu tố sau: - Ý chí, tư tưởng của ban lãnh đạo.

Khả năng kinh doanh ở mỗi thị trường có độ may rủi khác nhau và mỗi nhà lãnh đạo có thể chấp nhận mức độ rủi ro khác nhau và điều này ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn cơ hội kinh doanh. Những người có tính ưa đổi mới, mạo hiểm thường thích chinh phục những thị trường mới.

- Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp: Yếu tố này cho thấy sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng vốn, khả năng phân phối quản lý có hiệu quả các nguồn vốn. Thông thường các doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính thì việc tiến hành các hoạt động kinh doanh sẽ có nhiều thuận lợi hơn, đặc biệt là đối với việc mở rộng thị trường của doanh nghiệp.

- Sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp:

Sản phẩm là đối tượng được trực tiếp tiêu dùng, được đánh giá về chất lượng, mẫu mã nên nó chính là nhân tố quyết định khiến người tiêu dùng mua sản phẩm. Để mở rộng thị trường, sản phẩm của doanh nghiệp trước hết phải có chất lượng, kiểu dáng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi vì vậy doanh nghiệp cần phải nắm bắt được thị hiếu của họ để cung ứng những sản phẩm thoả mãn được yêu cầu đó.

- Khả năng kiểm soát, chi phối nguồn hàng:

Khả năng kiểm soát nguồn cung cấp hàng hoá ảnh hưởng đến đầu vào của doanh nghiệp và tác động mạnh đến kết quả hoạt động kinh doanh cũng như ở khâu cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm. Việc kiểm soát chi phối tốt nguồn hàng sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp chủ động về nguồn hàng, an tâm về chất lượng hàng hoá, số lượng hàng hoá, đảm bảo tín độ giao hàng cho khách. Nguồn cung cấp ổn định còn giúp doanh nghiệp giảm chi phí, ổn định được giá đầu vào, đảm bảo chữ tín trong kinh doanh.

- Con người và tiềm lực vô hình của doanh nghiệp:

Nguồn nhân lực có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự thành công của mỗi doanh nghiệp vì chính con người trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất và kinh doanh, thực hiện các chiến lược thị trường của doanh nghiệp. Bên cạnh yếu tố con người tiềm lực vô hình cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, đó là những ấn tượng tốt trong khách hàng về hình ảnh, uy tín, nhãn mác và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp Marketing-mix nhằm phát triển thị trường sản phẩm mây tre đan xuất khẩu tại Nhật Bản của công ty cổ phần Xuất nhập khẩu mây tre Việt Nam ( Barotex ) (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w