Phương hướng hoàn thiện quản lý tiêu thụ sản phẩm của công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Nhựa, bao bì Vinh (Trang 41)

CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA, BAO BÌ VINH

3.1 Phương hướng hoàn thiện quản lý tiêu thụ sản phẩm của công ty

đoạn vừa qua và mục tiêu về tiêu thụ sản phẩm trong giai đoạn tiếp theo, giai đoạn 2011- 2015. Công ty đã đề ra một số phương hướng như:

3.1.1 Phương hướng chung

Quán triệt và từng bước triển khải thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng lần quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quân đội, Đại hội quân khu lần thứ IX và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ công ty Hợp tác kinh tế lần thứ X và mục tiêu năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Công ty đã đề ra một số phương hướng tiếp tục xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, công ty vững mạnh toàn diện, các tổ chức quần chúng vững mạnh và văn minh trong xử sự. Tập trung lãnh đạo phát huy nội lực, tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan cấp trên, cấp ủy chính quyền địa phương, phấn đấu hoàn thành dự án đầu tư tại khu công nghiệp Gia Lách- Hà Tĩnh. Nghiên cứu thị trường, mở rộng đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh đưa công ty phát triển ổn định và bền vững.

Gắn hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế với giữ gìn và bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh chính trị nội bộ và trật tự an toàn trên toàn trên từng địa bàn. Tích cực tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa, xóa đói ghảm nghèo, quan hệ chặt chẽ với cấp ủy chính quyền, nhân dân, cơ quan trên từng địa bàn công ty hoạt động. Tập trung phát triển nguồn nhân lực, chăm lo đời sống vật chất văn hóa tinh thần đối với người lao động. Gắn xây dựng nếp sống văn hóa doanh nghiệp với môi trường và điều kiện làm việc.

3.1.2 Phương hướng quản lý tiêu thụ sản phẩm

Mục tiêu tổng sản lượng năm 2015 đạt 418 triệu sản phẩm, bình quân mỗi năm tăng 7,13%

Tích cực khai thác mở rộng thị trường mới, đồng thời phát huy tối đa thị phần ở các khách hàng truyền thống nhằm đảm bảo cho kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty

Thực hiện tốt các dịch vụ sau bán hàng, giữ vững mối quan hệ đối với khách hàng, nâng cao uy tín cho công ty

Phối hợp với phòng kế hoạch, kỹ thuật và các phân xưởng để tổ chức sản xuất, thường xuyên nắm bắt thông tin về sản xuất, thông tin khách hàng để

giải quyết các sự cố về chất lượng sản phẩm trước, trong và sau khi giao hàng Phối hợp chặt chẽ với phòng tài chính tập trung thu hồi công nợ

Cập nhật tìm hiểu thị trường, các đối thủ cạnh tranh nhằm đáp ứng kịp thời chính xác để phục vụ tốt cho công tác sản xuất kinh doanh của công ty.

Thường xuyên nhắc nhở lái xe giữ gìn bảo dưỡng xe đúng kỳ hạn nhằm đảm bảo an toàn giao thông, tận dụng phụ tùng, tiết kiệm nhiên liệu.

3.2 Một số giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Nhựa, bao bì Vinh

3.2.1 Tăng cường công tác nghiên cứu và mở rộng thị trường tiêu thụ cho công ty

Việc đánh giá và lựa chọn đúng thị trường của mình là bước đầu của quá trình sản xuất kinh doanh, giải quyết 2 trong 3 vấn đề cơ bản của doanh nghiệp: sản xuất cái gi? sản xuất cho ai? Việc điều tra nghiên cứu thị trường với 2 hoạt động chính: nghiên cứu thị trường (nhằm xác định quy mô cơ cấu, sự vận động của thị trường) và điều tra thị trường cho phép doanh nghiệp lựa chọn chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối và khuyếch trương sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường. Điều đó cũng có nghĩa đưa mục tiêu phát triển và mở rộng phát triển, đẩy mạnh tiêu thụ của công ty thành hiện thực.

Đối với công ty cổ phần Nhựa, bao bì Vinh, thời gian qua công tác điều tra nghiên cứu thị trường chưa thực sự được tiến hành một cách bài bản và có khoa học, việc nắm bắt thông tin về thị trường còn có thiếu sót, chưa toàn diện, chính xác nên chưa đưa ra được các dự báo mang tính đón đầu của nhu cầu thị trường. Cho nên muốn được tốt công tác này trước hết nó phải là hoạt động thường xuyên chính thức của công ty. Khi nghiên cứu thị trường cần phải điều tra nghiên cứu cả thị trường đầu ra và thị trường đầu vào.

Công ty cần nắm chắc các thông tin cơ bản là các vấn đề thị trường sản phẩm, nhu cầu của khách hàng, quy mô thị trường, mức thu nhập bình quân của các doanh nghiệp khách hàng, tập quán tiêu dùng, điều kiện địa lý khí hậu, giá cả những mặt hàng thay thế. Các thông tin này muốn có phải thông qua công tác điều tra nghiên cứu thị trường. Việc nghiên cứu thị trường phải được coi là hoạt động tính chất tiền đề của công tác kế hoạch hoá hoạt động

sản xuất kinh doanh của công ty vì nó quyết định phương hướng phát triển của công ty. Nếu một doanh nghiệp không có thị trường để tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thì hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ bị ngưng trệ và nếu cứ kéo dài tình trạng đó sẽ dẫn đến làm ăn thua lỗ, phá sản. Chính vì vậy, muốn mở rộng thị trường của công ty thì công ty phải duy trì và giữ vững thị trường hiện tại và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong tương lai. Khi nghiên cứu thị trường công ty có thể sử dụng các phương pháp sau:

Phương pháp nghiên cứu trực tiếp: Phương pháp này sử dụng trực tiếp lực lượng tiếp cận với thị trường nên đòi hỏi nhiều lao động, phương tiện do đó có chi phí lớn. Khi áp dụng phương pháp này đòi hỏi công ty phải thực hiện tốt các công việc: tổ chức hội nghị vào cuối năm báo cáo, tham gia vào các hội nghị hội thảo giới thiệu các loại máy móc phục vụ sản xuất những sản phẩm của công ty, tổ chức phỏng vấn trực tiếp khách hàng về các sản phẩm mà công ty sản xuất.

Phương pháp nghiên cứu gián tiếp: Thông qua các tài liệu, tạp chí về các loại máy móc công nghệ chế tạo sản phẩm của công ty, các tạp chí sách báo nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế của đất nước cũng như của thế giới để thấy được mức cầu và khả năng cung ứng của các doanh nghiệp trên thế giới.

Nghiên cứu về thị trường cần nghiên cứu theo từng lĩnh vực riêng: cầu về hàng hóa dịch vụ và cạnh tranh về hàng hóa dịch vụ. Để nghiên cứu thị trường được toàn diện và hoàn chỉnh cần thực hiện các bước sau:

Tổ chức thực hiện công tác điều tra, khảo sát và thu thập thông tin về cầu của thị trường đối với các loại sản phẩm, máy móc, thiết bị, cơ khí chuyên ngành.

Tiến hành xác định, phân tích và xử lý thông tin đã thu thập được về cầu của các loại sản phẩm

Xác định lượng cầu của thị trường căn cứ vào kết quả cửa công tác phân tích và xử lý thông tin ở trên.

Dựa vào kết quả của việc xác định cầu công ty đưa ra các quyết định hợp lý trong việc ký kết hợp đồng với khách hàng và kế hoạch mua các yếu tố đầu vào để phục vụ sản xuất

cạnh việc nghiên cứu về thị trường sản phẩm, công ty cồn phải nghiên cứu về cung thị trường( các đối thủ cạnh tranh) Ngành sản xuất bao bì là một lĩnh vực không phải mới mẻ, đã có nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này vì vậy công ty có nhiều đối thủ cạnh tranh hiện tại trên thị trường như công ty bao bì Vinh, công ty Đồng Vịnh, công ty xi măng Bỉm Sơn, công ty Khánh An, công ty Sông Đà, công ty Hoàng Thạch. Đây là những đối thủ mạnh trên thị trường cùng ngành. Bên cạnh những những đối thủ cạnh tranh đã tham gia thị trường lâu nay thì cũng có rất nhiều những đối thủ cạnh tranh tiềm năng bắt đầu xuất hiện. Đứng trước tình hình đó đòi hỏi ban giám đốc công ty cũng như tất cả cán bộ công nhân viên trong công ty cần phải nỗ lực hết mình để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình để có thể đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Công ty cần có những nghiên cứu để có thể đưa ra chính sách hợp lý cho các chiến lược kinh doanh của công ty mình, có thể hợp tác để các bên cùng có lợi nêu cần thiết.

+ Nghiên cứu tổ chức thực hiện để xác định được số lượng các đối thủ cạnh tranh bao gồm cả đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn

+ Chú trọng các nhân tố như thị phần, hình thức của sản phẩm cạnh tranh và đặc biệt là nhân tố chất lượng các phương pháp bán hàng, quảng cảo, thanh toán, tín dụng của các đối thủ.

Cùng với việc điều tra thị trường qua sách báo tạp chí, công ty cần tăng cường điều tra trực tiếp khách hàng trên diện rộng. Công việc này đòi hỏi phải có thời gian và sự đầu tư hợp lý cũng như tinh thần ý thức trách nhiệm của nhân viên điều tra thị trường. Công ty có thể tiến hành theo các cách như cử nhân viên điều tra thị trường một số vùng thị trường tiêu thụ mạnh sản phẩm của công ty và một số vùng trọng điểm nhưng tiêu thụ được ít sản phẩm để điều tra trực tiếp khách hàng, tổ chức các đợt trưng cầu ý kiến của khách hàng… Các ý kiến đóng góp của khách hàng sẽ được tập hợp về phòng kế hoạch để các nhân viên thị trường phân loại xử lý.

Qua đó tổng hợp các thông tin về đối thủ cạnh tranh, công ty sẽ có những kế hoạch, chiến lược phù hợp để tồn tại và phát triển. Với thực trạng hiện nay ở công ty cổ phần Nhựa, bao bì Vinh việc thành lập bộ phận marketing độc lập có thể giải quyết được những vướng mắc trong công tác nghiên cứu và dự

báo thị trường.

3.2.2 Hoàn thiện chính sách sản phẩm:

3.2.2.1 Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm:

Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng bậc nhất ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm: nó góp phần thúc đẩy hay kìm hãm công tác tiêu thụ sản phẩm. Chất lượng sản phẩm tốt không chỉ thu hút khách hàng làm tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ mà còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao giá bán sản phẩm một cách hợp lý mà vẫn thu hút được khách hàng. Ngược lại chất lượng sản phẩm thấp thì tiêu thụ sẽ khó khăn và ngay cả khi giá bán rẻ vẫn không được khách hàng chấp nhận. Trong nền kinh tế thị trường, chất lượng sản phẩm là vũ khí sắc bén có thể dễ dàng chiến thắng các đối thủ cạnh tranh. Ý thức điều đó, nên hiện nay các nhà sản xuất luôn cố gắng sao cho sản phẩm của mình có chất lượng tốt nhất. Vì thế diễn ra một sự chạy đua cạnh tranh nhau rất quyết liệt giữa những nhà sản xuất.

Để nâng cao chất lượng sản phẩm trong điều kiện hiện có, công ty có thể áp dụng một số biện pháp sau:

- Sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị:

Mặc dù máy móc thiết bị của công ty hiện nay rất hiện đại, đáp ứng được yêu cầu về mặt số lượng và đảm bảo về chất lượng. nhưng không thể chỉ biết khai thác mà không quan tâm tới việc duy trì và nâng cao năng lực sản xuất của máy móc thiết bị nhằm đảm bảo cho sản xuất được liên tục, sản phẩm sản xuất ra mười cái như một về chất lượng. Muốn vậy công ty cần đặt ra các định mức kỹ thuật về nguyên liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, dụng cụ sửa chữa. thời gian sửa chữa, bảo dưỡng. Đồng thời căn cứ vào đó để công ty có thể thưởng, phạt một cách công bằng những người có nhiệm vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy.

Ngoài ra, công ty cần đảm bảo tốt chế độ bảo dưỡng máy móc thiết bị theo đúng yêu cầu kỹ thuật và thực trạng của máy móc thiết bị. Công tác bảo dưỡng này cần được gắn liền với từng phân xưởng sử dụng máy, lợi ích vật chất của công nhân bảo dưỡng máy móc thiết bị. Làm tốt công tác bảo dưỡng này vừa đảm bảo duy trì năng lực sản xuất của máy móc thiết bị góp phần đảm bảo chất lượng sản phẩm vừa hạn chế sự hỏng hóc tiết kiệm chi phí sửa

chữa.

- Nâng cao năng lực, trình độ tay nghề của công nhân sản xuất và đội ngũ bán hàng

Công nhân sản xuất là người trực tiếp vận hành máy móc thiết bị, cho nên ngay cả trong điều kiện sản xuất tự động hoá thì máy móc thiết bị vẫn chưa chịu sự chi phối của người điều hành đó. Hiện nay Công ty có một đội ngũ công nhân với tay nghề vững chắc. Nhưng trong điều kiện đòi hỏi phải nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa, thì chất lượng của lao động sống không phải chỉ dừng ở đó, mà cấn thiết phải tốt hơn. Để thực hiện điều đó có thể áp dụng các hình thức như:

+ Công ty cần liên tục và thay phiên đào tạo tay nghề cho người lao động để họ thích ứng với điều kiện làm việc với máy móc mới, hiện đại. Khuyến khích người lao động cải tiến điều kiện lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, có sáng kiến về kiểu dáng và mẫu mã củ sản phẩm hay hiểu biết về những sản phẩm mà doanh nghiệp chưa có.

+ Tuyển dụng những kỹ sư, cán bộ có trình độ chuyên môn để đáp ứng được những nhu cầu ngày càng cao của quá tình đổi mới sản xuất và kinh doanh, đồng thơi cho đi đào tạo và đào tạo lại đội ngũ sẵn có của công ty.

+ Tổ chức các buổi hội thảo rút kinh nghiệm, báo cáo kinh nghiệm trong phạm vi từng phân xưởng cũng như trong toàn bộ công ty.

+ Huấn luyện kỹ thuật, rút kinh nghiệm trực tiếp trên máy móc thiết bị, phương tiện sản xuất.

+ Tổ chức các cuộc thi đua giữa tổ, nhóm, phân xưởng khác nhau một mặt vừa khuyến khích nâng cao tay nghề, một mặt giúp họ ý thức hơn trong quá trình sản xuất, tổ chức cuộc họp trong các tổ, nhóm để rút kinh nghiệm trong lao động và kinh doanh.

Bên cạnh đó, việc quan tâm đến đời sống cán bộ công nhân viên, tạo điều kiện giúp đỡ những công nhân có điều kiện hoàn cảnh khó khăn cũng như là việc làm cần thiết để công nhân tập trung vào sản xuất.

Đời sống người dân càng nâng cao thì nhu cầu về cái đẹp, về hình thức đòi hỏi ngày càng quan trọng. Công ty nên không ngừng sáng tạo, cải tiến mẫu mã sản phẩm bởi vì theo nghiên cứu thì sản phẩm có bao bì bắt mắt thì

sẽ thu hút được khách hàng lớn hơn rất nhiều. Để làm tốt công tác này, đòi hỏi các nhà kỹ thuật của công ty phải nghiên cứu sang tạo nhiều mẫu mã mới. Còn bộ phận tài chính có trách nhiệm tính toán trên các chi phí bỏ ra tạo điều kiện đầu tư cho kỹ thuật nghiên cứu, để cho ra đời nhiều sản phẩm kiểu dáng thanh thoát, nhẹ nhàng, đảm bảo yêu cầu thẩm mỹ.

Công ty cũng cần không ngừng nghiên cứu công nghệ mới bởi vì hiện nay bảo vệ môi trường đang là một yêu cầu cấp bách, trong khi đó sản phẩm bao bì lại có thể nguy hại rất lớn đến chất lượng môi trường, công ty cần sớm nghiên cứu áp dụng công nghệ mới nếu có thể, cố gắng trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong việc áp dụng công nghệ sản xuất bao bì bảo vệ môi trường.

3.2.2.2 Đảm bảo mức giá hợp lý.

Giá bán là phương tiện cạnh tranh hữư hiệu thể hiện qua chính sách giá. Chính sách giá phù hợp là điều kiện quan trọng để khách hàng lựa chọn sản phẩm sao cho hợp túi tiền của họ. Để giá thành sản phẩm nâng cao tính cạnh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Nhựa, bao bì Vinh (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w