Sử dụng hợp đồng tuơng lai

Một phần của tài liệu Vấn đề rủi ro lãi suất trong hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2006-2010 (Trang 37)

II – Các phương pháp ngoại bảng

2.Sử dụng hợp đồng tuơng lai

- Một số thuật ngữ :

+ Phòng ngừa vi mô : một ngân hàng tiến hành phòng ngừa vi mô khi nó ử dụng hợp đồng tuơng lai ( hoặc kỳ hạn ) để phòng ngừa rủi ro cho từng bộ phận tài sản ( có hoặc nợ ) một cách riêng biệt

+ Phòng ngừa vĩ mô : Phòng ngừa vĩ mô là việc nhà quản trị ngân hàng sẻ dụng họp đồng tuơng lai, hợp đồng kỳ hạn hay các hợp đồng phát sinh khác để phòng ngừa rủi ro sự không cân xứng về thời luợng của 2 vế bảng cân đối tài sản

+ Phòng ngừa phổ thông và phòng ngừa chọn lọc : phòng ngừa phổ thông là khi ngân hàng tiến hành phòng ngừa toàn bộ 2 vế của bảng cân đối tài sản ( phòng ngừa vĩ mô ) hoặc tiến hành phòng ngừa một bộ phận tài sản thuộc tài sản có hoặc tài sản nợ ( phòng ngừa vi mô ) nhằm đạt được mức rủi ro thấp nhất bằng cách bán các hợp đồng tương lai để bù đắp rủi ro đối với tài sản. Ngoài truơng hợp phòng ngừa rủi ro phổ thông, rất nhiều ngân hàng lựa chọn phươn án chấp nhận một bộ phận tài sản không tham gia phong ngừa, hoặc tiến hành phòng ngừa quá mức, những trường hợp như vậy gọi là phòng ngừa rủi ro có chọn lọc

• Phòng ngừa vĩ mô

Số lượng hợp đồng tương lai mà nhà quản trị ngân hàng cần phải mua hoặc bán để phòng ngừa rủi ro là phụ thuộc vào :

-Mức độ rủi ro ( mức độ thay đổi ) của lãi suất -Xu hướng biến động của lãi suất ( tăng hay giảm )

-Mối quan hệ giữa rủi ro và lợi tức trong các trường hợp phòng ngừa hoàn toàn hay phòng ngừa lựa chọn

Mức độ rủi ro đối với vốn tự có của ngân hàng khi lãi suất thị trường biến động phụ thuộc trực tiếp vào

-Sự không cân xứng về thời lượng giữa tài sản nợ và tài sản có đã được điều chỉnh bởi hệ số đòn bẩy, hay hiệu số DA- k.DL

rE = -(DA- k.DL).A.

rR 1+R rE:Thay đổi vốn tự có của NH

K:Tỷ lệ giữa vốn huy động & tài sản(k=L/A)

DA: Thời hạn tài sản A: Quy mô tài sản của NH

DL: Thời hạn của nợ rR/(1+R): Mức thay đổi lãi suất

- Trạng thái rủi ro tối thiểu : để phòng ngừa được rủi ro cho toàn bôh bảng cân đối tài sản thì nhà quản trị phải tiền hành các giao dịch tương lai sao cho lãi suất tăng lên nhằm thu đuợc khoản lợi nhuận bù đắp lại khoản lỗ.

Ta có : ∆F/F = - DF . ∆R/(1+R) Trong đó

∆F = thay đổi giá trị của hợp đồng tương lai F= giá trị ban đầu của hợp đồng tương lai

DF : thời lượng của trái phiếu được sử dụng trong mua bán hợp đồng tương lai ∆R mức lãi suất thay đổi dự tính

1+R= 1 + lãi suất hiện hành => ∆F= - DF . F. ∆R/(1+R)

∆F biểu diễn mức lợi nhuận hay mức lợi nhuận hay mức thua lỗ của hợp đồng tương lai khi lãi suất thay đổi

Giá trị ban đầu của hợp đồng tương lai ( F ) F= NF . PF

Giá trị giao dịch tương lai phụ thuộc vào số hợp đồng ( NF ) và giá trị của hợp đồng tương lai (PF)

Số hợp đồng tương lai mà ngân hàng phải bán

NF = ( DA - k.DL).A DF.PF

- Rủi ro cơ bản : Do giao dịch giao ngay và giao dịch trên thị trường tương lai đối với trái phiếu được tiến hành trên các thị trươg khác nhau, nên chúng có mối tương quan không chặt chẽ với nhau, mối tương quan không chặt chẽ này gọi là rủi ro cơ bản

Nếu rE= rF =>không có rủi ro cơ bản.

Trên thực tế luôn có sự khác nhau giữa rE, rF do lực cung và lực cầu trên thị trường giao ngay và thị trường tương lai là khác nhau.

Ta có công thức tính hệ số rủi ro cơ bản b là : rR/(1+R)

= b

rPF/(1+RF) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ số rủi ro cơ bản là thước đo độ lệch biến động giá giữa 2 thị trường giao ngay và thị trường tương lai và có thể có giá trị bằng 1, lớn hơn hoặc nhỏ hơn 1

Nếu lãi suất và giá trên thị trường tương lai có độ nhạy cảm thấp hơn so với lãi suất và giá trên thị trường giao ngay, thì sẽ phải bán nhiều hợp đồng tương lai hơn để đạt được số lợi nhuận đủ để bù đắp thua lỗ nội bảng, tức là đạt được rE= rF

Một phần của tài liệu Vấn đề rủi ro lãi suất trong hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2006-2010 (Trang 37)