1. Điều chỉnh lại cơ cấu kỳ hạn bảng cân đối tài sản
Ngân hàng có thể điều chỉnh cơ cấu kỳ hạn bảng cân đối tài sản bằng các biện pháp sau :
Hoán đổi các khoản mục đầu tư : với việc hoán đổi một số khoản mục đầu tư ngân hàng có thể làm giảm độ co giãn lãi suất tài sản với muc đích tạo ra sự cân bằng hoặc giảm sự chênh lệch với độ co giãn của lãi suất nguồn vốn. Ví dụ ngân hàng có thể chuyển đổi một số danh mục đầu tư có lãi suất biến đổi thành các khoản đầu tư có lãi suất cố định như trái phiếu chính phủ với lãi suất cố định, điều này giúp cho độ co giãn lãi suất của toàn bộ tài sản giảm xuống bớt chênh lệch với độ co giãn lãi suất của toàn bộ nguồn vốn
Hoán đổi các khoản mục nguồn vốn : tương tự như trên NHTM cũng có thể làm độ co giãn lãi suất của nguồn vốn được tăng lên để cân bằng hoặc giảm chênh lệch với bên tài sản thong qua việc chuyển đổi một số khoản mcuj của nguồn vốn. Ví dụ ngân hàng có thể trả lại khoản vay thị trường liên ngân hàng( hoặc tái cấp vốn) với lãi suất cố định và thay vào đó là khoản vay thị trường liên ngân hàng hay tái cấp vốn với lãi suất biến đổi. Khi đó các khoản nguồn vốn có độ co giãn lãi suất bằng không đã được thay bằng các khoản có độ co giãn lãi suất lớn hơn, làm độ co giãn lãi suất chung của toàn bộ bên nguồn vốn tăng lên. Và ngân hàng sẽ đạt được mục tiêu giảm rủi ro lãi suất của mình
Tăng qui mô cân số ( tăng tổng nguồn vốn, tăng tổng tài sản ) : nhằm tăng độ co giãn lãi suất một bên bảng cân đối và giảm độ co giãn lãi suất của bên kia. Ví dụ khi độ co giãn của tài sản cao so với nguồn vốn thì ngân hàng có thể huy động vốn ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng ( với lãi suất biến đổi ) rồi đem đầu tư
Giảm qui mô cân số ( giảm nguồn vốn, giảm tổng tài sản ) : cũng như biện pháp tăng tổng nguồn vốn, tổng tài sản ngân hang cũng có thể sử dụng biện pháp giảm qui mô nguồn vốn, tổng tài sản của mình để điều tiết rủi ro lãi suất hiệu quả nhất. Các ngân hàng có thể bán các khoản đầu tư có lãi suất thay đổi đồng thời trả lại các khoản vốn vay có lãi suất cố định đã vay trên thị trường liên ngân hàng
2. Sử dụng chính sách lãi suất thả nổi
Đây là một trong những công cụ dễ thực hiện nên được các ngân hàng sử dụng nhiều nhằm hạn chế rủi ro lãi suất. Với cơ chế lãi suất thỏa thuận ở Việt Nam hiện nay tạo điều kiện cho các ngân hàng chủ động hơn trong việc sử dụng công cụ lãi suất thả nổi. Với công cụ này ngân hàng có thể thỏa thuận với khách hàng về một mức lãi suất linh hoạt, không cố định và được điều chỉnh theo định kỳ 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm. Công cụ lãi suất thả nổi này chỉ có thể thực hiện với khoản mục trung và dài hạn và chủ yếu lại là bên sử dụng vốn khi cho vay tín dụng. Trong hoạt động huy động vốn, công cụ lãi suất thả nổi ít được khách hàng chấp nhận sử dụng hơn. Với nghiệp vụ cho vay bằng lãi suất thả nổi, ngân hàng có thể điều tiết, cân đối tương đối tốt những rủi những rủi ro lãi suất phát sinh do biến động lãi suất trên thị trường, do phải chuyển đổi thời hạn từ nguồn vốn huy động ngắn hạn sang cho vay trung hạn và dài hạn. Tuy nhiên công cụ này ít được khách hàng chấp nhận vì với lãi suất vay vốn thả nổi, một mặt khách hàng vay vốn khó chủ động tính toán lập phương án kinh doanh khả thi, mặt khác gánh nặng rủi ro lãi suất sẽ chuyển sang phía doanh nghiệp.