Cũng giống như các mẫu nước giếng khoan chưa qua lọc, COD của các mẫu nước giếng khoan đã lọc cũng rất cao dao động từ 48 mg/lđến 96 mg/l. Giá trị này lớn hơn nhiều so với giá trị của quy chuẩn cho phép (2mg/l) dành
cho nước ăn uống. Từ đó kết luận rằng các bể lọc hầu như không có khả năng xử lý COD.Hay sau lọc nước sử dụng cho sinh hoạt vẫn ô nhiễm chất hữu cơ.
4.2.3. Đánh giá chất lượng nước mưa
Nước mưa được người dân khu vực xã Đại Tự sử dụng chủ yếu vào mục đích ăn uống, nước mưa thu từ các mái nhà bằng ngói và được chứa trong các bể chứa của gia đình để sử dụng lâu dài. Để đánh giá chất lượng nước mưa đề tài chỉ dừng lại ở các thông số: pH, độ đục, độ cứng, TDS, COD và Amoni.
Hiện nay ở Việt Nam chưa có tiêu chuẩn quy định cho chất lượng nước mưa. Tuy nhiên, có thể sử dụng các giá trị quy định cho nước ăn uống để đánh giá. Kết quảđánh giá nước mưa được thể hiện trên bảng 4.3.
Bảng 4.3.Đặc tính nước mưa tại khu vực nghiên cứu
Mẫu pH Độ đục (NTU ) TDS (mg/l ) Độ cứng (mg/l ) N-NH4+ (mg/l) COD (mg/l) M3 8.8 0.06 73.6 64 2.770 48 M6 8.9 1.22 63.6 36 2.158 48 M12 8.1 1.86 83.7 68 8.849 48 M18 8.4 0.05 80.8 56 1.906 48 M23 8.1 0.39 198 60 1.906 96 M26 7.5 0.04 85.5 160 4.736 48 M30 8.2 0.16 70.3 56 0.719 48 QCVN01:2009/BY T 6.5- 8.5 2 1000 350 3 2
Kết quả đánh giá của 7 mẫu nước mưa so với QCVN 01:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống, dành cho 6 thông số được lựa chọn phân tích thì có 3 thông số : độ đục, TDS và độ cứng nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn. Các thông số còn lại là: pH, amoni và COD có nhiều giá trị vượt quy chuẩn cho phép.
Nhìn chung, nước có độ pH < 7 được xem là có tính axit, pH > 7 thì có tính bazo. Giá trị tối đa/tối thiểu của pH (<4 và >11) có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người.
Số liệu phân tích được ở 7 mẫu nước mưa đối với chỉ tiêu pH, so với QCVN 01:2009/BYT được biểu diễn trên hình 4.10.
Hình 4.10. pH của nước mưa so với quy chuẩn
Hình 4.10 cho thấy có 2 mẫu M3 và M6 có giá trị lớn hơn giới hạn trên quy định cho nước ăn uống (>8.5). Các mẫu còn lại M12, M18,M23, M26, M30có giá trị pH nằm trong khoảng giới hạn cho phép của quy chuẩn. Cả hai mẫu M3 và M6 hộ gia đình đều sử dụng bể chứa và hệ thống máng thu giữ nước mưa bằng bê tông hoặc láng xi măng, đây rất có thể là nguyên nhân làm tăng pH.
b. Amoni (N-NH4+)
Amoni có thể bay hơi từ bề mặt (đất, nước mặt…) vào không khí, amoni trong không khí có thể dễ dàng tan vào nước mưa.
Hàm lương N-NH4+ có trong7 mẫu nước mưa được so với quy chuẩn và được biểu diễn ở hình 4.11.
Hình 4.11. Hàm lượng N-NH4+trong nước mưa so với quy chuẩn
Hình 4.11 cho thấy, có 2 mẫu M12 và M26 (có giá trị là 8.849 mg/l và 4.73 6 mg/l) vượt quá quy chuẩn dành cho nước ăn uống. Các mẫu còn lại (M3, M6, M18, M23, M30) có giá trị đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn. Như đã nói ở trên hàm lượng amoni trong nước có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, N-NH4+ có thể chuyển hóa thành NO2- và NO3- gây độc cho cơ thể. Nguyên nhân ô nhiễm amoni trong nước mưa có thể từ bề mặt bốc hơi vào không khí hoặc do dự phân hủy một số chất hữu cơ, xác sinh vật có trong bể chứa nước mưa.