Trong nước ngầm sắt thường tồn tại dưới dạng ion, muối của sắt có hóa trị (II) là thành phần của muối hòa tan như Fe(HCO3)2, FeSO4,… Sắt thường phân bố không đều trong các lớp đất đá. Trong nước ngầm có sắt một phần cũng là do cấu tạo đất đá tự nhiên tạo ra ion Fe2+.
Hình 4.4. Hàm lượng sắt trong nước ngầm chưa xử lý so với các quy chuẩn
Qua kết quả phân tích và hình 4.4 cho thấy hàm lượng sắt trong nước ngầm tại khu vực xã Đại Tự tương đối cao. Trong 16 mẫu phân tích chỉ có hai mẫu M20 và M24(có giá trị lần lượt là 0,225 và 0,175 mg/l) nằm trong giới hạn cho phép của nước ăn uống(0,3 mg/l) và mẫu 27(có giá trị là 0,413 mg/l)
nằm trong giới hạn cho phép cho nước sinh hoạt (0,5 mg/l). Những mẫu còn lại đều vượt quá quy chuẩn cho nước sinh hoạt chungtừ 1,1 đến 26,4 lần. Từ đó có thể kết luận nước ngầm tại hầu hết khu dân cư trong xã Đại Tự bị ô nhiễm sắt với hàm lượng cao.
e. Mangan
Hình 4.5. Hàm lượng Mn trong nước ngầm chưa xử lý so với quy chuẩn
Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng sinh hoạt không quy định hàm lượng mangan cho phép trong nước sinh hoạt. Tuy nhiên trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống quy định hàm lượng mangan cho phép có trong nước ăn uống là 0.3 mg/l.
Qua kết quả nghiên cứuvà hình 4.5 cho thấy hàm lượng mangan trong 16 mẫu nước giếng khoan chưa qua lọc của khu vực xã Đại Tự hầu hết đều vượt quy chuẩn cho phép. Có 12 mẫu nước có hàm lượng mangan vượt quy chuẩn cho phép từ 2 đến 15 lần. Tại các khu:khu 1, khu 2, khu 5, khu 10, khu 11, khu 12, khu 13, khu 14 và khu 15 là những khu vực có nguồn nước ngầm ô nhiễm Mangan tương đối cao, vượt quy chuẩn nhiều lần và tiềm ẩn nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe con người và môi trường. Chỉ có 4 mẫu tại các khu: khu 4, khu 7, khu 9 và khu 16 là đảm bảo theo quy chuẩn dành cho nước ăn uống.
Từđánh giá trên cho thấy tại khu 1, khu 10 và khu 14 là những khu vực có nồng độ mangan trong nước sinh hoạt cao nhất.