Phương pháp xử lý nội nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn xã đại tự, huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc (Trang 25)

Sau khi tiến hành lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt, kết quả phân tích được so với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống (QCVN 01:2009/BYT), quy chuẩn này quy định các mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với nước dùng để ăn uống, nước dùng cho các cơ sở để chế biến thực phẩm và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (QCVN 02:2009/BYT), quy chuẩn này quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt thông thường không dùng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN4.1. Các loại hình sử dụng nước sinh hoạt tại xã Đại Tự 4.1. Các loại hình sử dụng nước sinh hoạt tại xã Đại Tự

Nguồn nuớc sử dụng trong sinh hoạt tại xã Đại Tự được chia làm hai nguồn là: nước ngầm và nước mưa. Trong đó nước ngầm được sử dụng phổ

biến nhất. Ngoài ra, các hộ gia đình còn tận dụng nước mưa như một nguồn nước bổsung cho sinh hoạt và sử dụng song song với nguồn nước khác.

Hiện nay, tại khu vực xã Đại Tự nước ngầm được khai thác thông qua hình thức giếng khoan, do nguồn nước ngầm bị ô nhiễm nên không có hộ gia đình khai thác nước ngầm thông qua hình thức giếng đào. Qua khảo sát cho thấy, các giếng khoan tại khu vực xã Đại Tự khai thác nước ngầm ở độ sâu từ 30 m đến 40m, đa số các giếng có độ sâu từ 35 m đến 37m. Nước ngầm được khai thác có thể sử dụng trực tiếp mà không qua xử lý hoặc được xử lý sơ bộ bằng hệ thống bể lọc tự tạo.

Nước mưa được người dân thu lại từ các mái nhà bằng ngói và được chứa trong bể chứa nước mưa tự xây dựng, nguồn nước này được sử dụng chủ yếu cho mục đích ăn uống.

4.2. Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại khu vực xã Đại Tự

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, dựa trên kết quả khảo sát ban đầu và điều kiện phòng thí nghiệm, đề tài đã lựa chọn và phân tích một số thông số chất lượng nước như sau: pH, độ đục, độ cứng, COD, TDS, sắt tổng số, mangan, nitrit, amoni.

Nước ngầm và nước mưa là hai nguồn nước sinh hoạt chủ đạo nhưng dưới các hình thức khai thác và xử lý khác nhau. Để đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu, đề tài đã tiến hành thực nghiệm lấy 28 mẫu nước sinh hoạt tại khu vực xã Đại Tự, bao gồm 16 mẫu nước giếng khoan chưa qua xử lý, 5 mẫu nước giếng khoan đã qua xử lý bể lọc tự tạo và 7 mẫu nước mưa. Các mẫu nước được phân tích tại Phòng phân tích Môi trường thuộc Trung tâm Thí nghiệm và Thực hành, Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường. Kết quả các thông số phân tích được so với hai quy chuẩn của Việt Nam là: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt(QCVN 02:2009/BYT) và Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn uống (QCVN01:2009/BYT).

Để đánh giá chất lượng nước giếng khoan chưa qua xử lý, đề tài lựa chọn các thông số phân tích gồm: pH, độcứng, độ đục, COD, TDS, N-NO2-, sắt tổng số, mangan, N-NH4+. Kết quả phân tích 16 mẫu nước chưa qua xử lý so với các giá trị tiêu chuẩn đưa ra tại hai quy chuẩn của Việt Nam, QCVN 02 : 2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt và QCVN 01 : 2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống, dành cho 9 thông số lựa chọn phân tích cho thấy, các giá trị đo được cho ba thông số: pH, TDS, N-NO2- đều nằm trong giới hạn cho phép. Sáu thông số còn lại, độ đục, COD, độ cứng, N-NH4+, sắt tổng số, mangan có nhiều giá trị không đáp ứng tiêu chuẩn quy định. Đặc biệt N-NH4+ và sắt của nhiều mẫu có giá trị nằm ngoài giới hạn cho phép.

Bảng 4.1. Đặc tính nước ngầm chưa qua xử lý tại khu vực nghiên cứu

Tên Mẫu pH COD

(mg/l) TDS (mg/l) Độ đục (NTU) Độ cứng (mg/l) N-NO2- (mg/l) N-NH4+ (mg/l) Fe (mg/l) Mangan (mg/l) Độ muối (%) M2 7.4 96 294 1.88 252 0.012 28.687 10.154 4.538 1.2 M4 7.3 48 341 3.09 334 0.009 0 0.566 1.527 1.4 M5 7.5 48 369 0.85 400 0.007 0.180 1.699 1.959 1.5 M7 7.3 48 316 9.47 324 0.041 11.691 6.768 0.310 1.3 M8 7.5 96 299 1.6 340 0.028 7.014 2.752 0.858 1.2 M10 7.5 48 310 3.78 172 0.012 28.237 6.772 0.277 1.2 M14 6.8 96 327 10.75 216 0.084 22.913 13.190 0.766 1.3 M15 7.5 96 272 10.55 192 0.039 20.863 5.307 0.280 1.1 M19 7.4 96 243 2.16 152 0.031 41.547 7.118 2.439 1 M20 7.5 48 276 1.57 160 0.012 20.863 0.255 1.709 1.2 M22 7.2 96 245 2.83 184 0 17.356 8.424 2.257 1 M24 7.4 48 303 0.44 196 0.02 14.748 0.175 1.679 1.2 M25 6.9 96 420 9.3 300 0 61.691 11.499 2.530 1.6 M27 7.5 96 291 1.9 208 0.026 14.748 0.413 1.223 1.2 M29 7.7 48 313 12.29 164 0.065 38.040 3.198 0.189 1.3 M31 7.4 96 287 0.41 184 0.007 31.025 2.967 0.614 1.2 QCVN02 :2009/BYT (I)6.0-8.5 (II)6.0-8.5 4 - 5 (I)350 (II) - - 3 0.5 - - QCVN01 :2009/BYT 6.5-8.5 2 1000 2 300 3 3 0.3 0.3 -

QCVN 02:2009/BYT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 01:2009/BYT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống (I)- Giới hạn tối đa cho phép I: áp dụng cho các cơ sở cấp nước

(II)- Giới hạn tối đa cho phép II: áp dụng đối với các hình thức khai thác nước của cá nhân, hô gia đình (các hình thức cấp nước bằng đường ống chỉ qua xử lý đơn gian nhưng giếng khoan, giếng đào, bể mưa, máng lần, đường ống nhựa chảy).

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn xã đại tự, huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc (Trang 25)