9. Kết cấu của đề tài
3.2.7. Thực hiện tốt nguyên tắc dân chủ, công khai và kịp thời khi làm
nhiệm vụ thanh tra
* Căn cứ đề xuất giải pháp
Giải pháp về thực hiện tốt nguyên tắc dân chủ, công khai và kịp thời khi làm nhiệm vụ thanh tra được đề xuất dựa trên những phân tích ở chương 2 cho rằng, hiện nay, khi làm nhiệm vụ thanh tra, các nguyên tắc dân chủ, công khai và kịp thời vẫn chưa được đảm bảo một cách tốt nhất.
Như vậy, việc đề xuất nhóm giải pháp về thực hiện tốt nguyên tắc dân chủ, công khai và kịp thời khi làm nhiệm vụ thanh tra rất cần thiết và quan trọng nhằm hoàn thiện công tác thanh tra thuế TNDN tại Hưng Yên.
* Nội dung giải pháp
Cán bộ thanh tra phải:
- Động viên được quần chúng tham gia khi tiến hành thanh tra.
- Phải biết dựa vào quần chúng đáng tin, có hiểu biết để thu thập các thông tin, tài liệu cần thiết về đối tượng thanh tra phục vụ cho công tác thanh tra được dân chủ, khách quan, trung thực và hiệu quả thiết thực.
* Quy trình triển khai giải pháp
Quy trình triển khai giải pháp về thực hiện tốt nguyên tắc dân chủ, công khai và kịp thời khi làm nhiệm vụ thanh tra được biểu hiện ở hình 3.8 dưới đây:
Hình 3.8. Quy trình triển khai giải pháp về thực hiện tốt nguyên tắc dân chủ, công khai và kịp thời khi làm nhiệm vụ thanh tra tại Hưng Yên
(Nguồn: Tác giả đề xuất)
Quy trình triển khai giải
pháp thực hiện tốt nguyên tắc dân chủ, công
khai, kịp thời khi thanh tra tại Hưng Yên
Xây dựng kế hoạch triển khai giải pháp Triển khai thực hiện giải pháp Đánh giá kết quả thực hiện giải pháp (bằng văn bản) Xác định mục tiêu, định hướng, nội dung khái quát của giải
pháp
Động viên được quần chúng tham
gia khi tiến hành thanh
tra
Dựa vào quần chúng đáng tin, có hiểu biết để thu
thập các thông tin, tài liệu cần thiết Phân công cá nhân, bộ phận thực hiện Kiểm tra, giám sát thường xuyên quá trình triển khai giải pháp
* Ý nghĩa của giải pháp
Giải pháp về thực hiện tốt nguyên tắc dân chủ, công khai và kịp thời khi làm nhiệm vụ thanh tra thuế TNDN giúp đảm bảo các nguyên tắc thanh tra khi tiến hành triển khai công tác thanh tra thuế TNDN, từ đó nâng cao hiệu quả thanh tra thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Đối với Nhà nước
Chính Phủ và Nhà nước nên có kế hoạch để thực hiện các hoạt động sau đây:
- Ban hành các chính sách, quy trình nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thanh tra để hỗ trợ tốt hơn nữa cho bộ phận thanh tra thuế TNDN, quy định rõ ràng, thống nhất các văn bản pháp luật có liên quan,… tạo ra khung pháp lý thuận lợi nhất cho việc thanh tra thuế TNDN.
- Cắt giảm các thủ tục rườm rà về việc thanh tra thuế TNDN, đảm bảo hiệu quả và sự chính xác trong việc thanh tra thuế tại các doanh nghiệp.
3.3.2. Đối với Tổng cục Thuế
Tổng cục Thuế cần có kế hoạch nhằm:
- Ban hành các văn bản hướng dẫn việc thanh tra thuế TNDN một cách
rõ ràng, dể hiểu để các Cục thuế ở các tỉnh, thành thực hiện theo.
- Xem xét miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp đủ điều kiện để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển đồng thời nuôi dưỡng nguồn thu lâu dài cho Nhà nước.
- Đề nghị Tổng cục Thuế nên tổ chức bộ phận chuyên môn về công tác chống chuyển giá; lập trang web riêng cho chủ đề này để chia sẻ kinh nghiệm và phản ánh chi tiết chính sách chế độ, thông tin về lĩnh vực chống chuyển giá; tăng cường công tác thông tin; trực tiếp tổ chức thanh tra chống chuyển giá và đúc kết phổ biến kinh nghiệm trên cả nước; tổ chức đào tạo nghiệp vụ
về công tác đấu tranh chống chuyển giá chuyên sâu. 3.3.3. Đối với cơ quan chức năng của tỉnh Hưng Yên
Các cơ quan chức năng của tỉnh Hưng Yên cần:
- Phối kết hợp lãnh đạo, chỉ đạo các cấp uỷ, chính quyền địa phương trong việc thực thi thanh tra thuế TNDN.
- Khuyến khích các doanh nghiệp chủ động nộp thuế TNDN khi đủ điều kiện nhằm tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
3.3.4. Đối với doanh nghiệp
- Các doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật chính sách, chế độ và thực hiện đúng theo Luật Quản lý thuế, luật thuế TNDN, luật kế toán.
- Tăng cường công tác đào tạo nâng cao sự hiểu biết pháp luật, trình độ về kế toán doanh nghiệp đối với đội ngũ lao động trực tiếp làm kế toán tại doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Theo tinh thần chỉ đạo chung của Đảng và Nhà nước và thực hiện chiến lược cải cách hệ thống thuế của Tổng cục thuế, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNDN nói riêng với mục tiêu là hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính, bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, kiểm soát cho được tất cả đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, hạn chế thất thu ở mức thấp nhất, đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời vào ngân sách nhà nước.
Để đạt được mục tiêu trên, đã đặt Ngành thuế Việt Nam nói chung và Cục thuế tỉnh Hưng Yên nói riêng đứng trước những thách thức đó là yêu cầu thực hiện quản lý thuế hiệu lực, hiệu quả, trong đó thanh tra thuế là khâu cuối cùng trong mô hình quản lý thuế theo chức năng hiện nay.
Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của thanh tra thuế nói chung và thanh tra thuế TNDN nói riêng, đồng thời nhìn nhận thực tế khách quan tại
Cục thuế tỉnh Hưng Yên, tác giả đã xây dựng đề tài “Hoàn thiện công tác thanh tra thuế thu nhập doanh nghiệp tại tỉnh Hưng Yên” làm luận văn thạc sĩ
với kết cấu gồm ba chương chính.
Thông qua Chương 1, các nội dung sau đã được làm rõ:
Một là, lý luận chung về thuế TNDN.
Hai là, lý luận chung về thuế Thanh tra thuế TNDN: khái niệm, ý nghĩa
thanh tra thuế TNDN; mục tiêu, nguyên tắc thanh tra thuế TNDN; nội dung quy trình thanh tra thuế TNDN; các nhân tố ảnh hưởng đến thanh tra thuế TNDN.
Dựa vào các vấn đề cơ sở lý luận đã được tổng hợp, hệ thống ở Chương 1, nội dung Chương 2 tập trung phân tích, đánh giá thực trạng thanh tra thuế
TNDN tại Hưng Yên. Theo đó, các nội dung sau đã được phân tích cụ thể trong chương 2 của đề tài:
Một là, tổng quan về cục thuế tỉnh Hưng Yên.
Hai là, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra thuế TNDN tại
tỉnh Hưng Yên.
Ba là, thực trạng công tác thanh tra thuế TNDN tại tỉnh Hưng Yên giai
đoạn 2011 - 2013: Thực trạng nội dung thanh tra thuế TNDN, quy trình thanh tra thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Hưng Yên, tổ chức thực hiện thanh tra thuế TNDN. Đánh giá thực trạng công tác thanh tra thuế TNDN tại tỉnh Hưng Yên, những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại.
Dựa vào các vấn đề về thực trạng đã được phân tích và đánh giá ở Chương 2, nội dung Chương 3 tập trung đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thanh tra thuế TNDN tại Hưng Yên trong giai đoạn tới. Theo đó, các giải pháp được đề xuất bao gồm: Tăng cường hình thức tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, nâng cao tính tuân thủ tự nguyện. Nhận dạng hành vi tránh thuế TNDN. Tin học hóa thanh tra thuế. Phân loại có hệ thống đối tượng thanh tra thuế. Thanh tra doanh thu chịu thuế bằng cách kiểm tra, quản lý các hóa đơn thu bằng tiền mặt. Thực hiện tốt nguyên tắc dân chủ, công khai và kịp thời khi làm nhiệm vụ thanh tra. Hoàn thiện bộ máy tổ chức và nâng cao chất lượng cán bộ thanh tra thuế TNDN.
Luận văn đã bám sát mục tiêu nghiên cứu đề ra. Hy vọng luận văn là tài liệu tham khảo để góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác thanh tra thuế và thanh tra thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:
1. Bộ Tài chính (2008), Thông tư 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 ngày 3/6/2008.
2. Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 03/2009/TT-BTC ngày 13 tháng 01 năm 2009 hướng dẫn thực hiện giảm, gia hạn nộp thuế TNDN theo nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của chính phủ về những giải pháp cấp bách ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.
3. Bộ Tài chính (2012), Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TNDN số 14/2008/qh12 và hướng dẫn thi hành nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008, nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế TNDN.
4. Bộ Tài chính (2013), Thông tư 156/2013/TT-BCT ngày 06/11/2013 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế.
5. Bộ Tài chính (2013), Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013. 6. Bộ Tài chính (2014), Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành luật thuế TNDN.
7. Chính phủ (1998), Nghị định 61/1998/NĐ-CP của Chính phủ về công tác thanh tra kiểm tra đối với các doanh nghiệp.
8. Quốc hội (1997), Luật thuế TNDN được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 10/5/1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999.
9. Quốc hội (2007), Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007.
10. Quốc hội (2008), Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 ngày 3/6/2008.
11. Quốc hội (2011), Luật thanh tra số 56/2010/QH12 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011.
12. Nguyễn Xuân Thành (2013), “Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra người nộp thuế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Học viện Tài chính. 13. Tổng cục thuế (2005), Quyết định của Tổng cục Thuế số 1166/QĐ-TCT ngày 31/10/2005 về việc ban hành Quy trình thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp.
14. Hồ Hoàng Trường (2012), “Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục thuế tỉnh Đồng Nai”, Đại học Kỹ Thuật Công nghệ TpHCM.
15. Nguyễn Thị Thu Vân (2009), Áp dụng quản lý rủi ro, trong thanh tra, kiểm tra thuế.
16. Phonthila Maysouk (2011), “Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục thuế nước CHDCND Lào”, Đại học kinh tế Tp.HCM.
Tiếng Anh:
17. Chandresh Agrawal, MPSC sales tax inspector books: Complete Book. 18. Peter Carey (1993), The Tax Inspector, Nhà xuất bản Vintage.
Website:
19. Website: http://www.hungyen.gov.vn/ (tỉnh Hưng Yên) 20. Website: http://voer.edu.vn/.
PHỤ LỤC
MẪU BẢNG HỎI ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT
PHIỀU KHẢO SÁT Ý KIẾN CBCNV CỤC THUẾ TỈNH HƯNG YÊN VỀ HIỆU QUẢ THANH TRA THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Với mục đích hoàn thiện công tác thanh tra thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Hưng Yên, chúng tôi tiến hành thiết kế phiếu điều tra, khảo sát dành cho cán bộ công nhân viên làm việc tại Cục thuế. Rất mong các Anh/chị dành thời gian trả lời các câu hỏi dưới đây:
PHẦN I: CÂU HỎI KHẢO SÁT
Xin Anh/chị cho biết ý kiến đánh giá về hiệu quả thanh tra thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Hưng Yên ở các nội dung sau đây?.
Ghi chú:
(1) Rất không hiệu quả. (2) Không hiệu quả. (3) Bình thường. (4) Hiệu quả. (5) Rất hiệu quả.
Nội dung (1) (2) (3) (4) (5) 1. Hiệu quả nắm bắt kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp
2. Hiệu quả nắm bắt tình hình thu chi của doanh nghiệp
3. Hiệu quả so sánh giá hàng hóa, nguyên, nhiên liệu, linh, phụ kiện của doanh nghiệp theo niêm yết trên hoá đơn so với thực tế
4. Hiệu quả nắm bắt thông tin trong hồ sơ khai thuế với sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, các tài liệu có liên quan
5. Hiệu quả áp dụng quy trình thanh tra thuế TNDN
6. Hiệu quả tổ chức thực hiện thanh tra thuế TNDN
7. Nhằm hoàn thiện công tác thanh tra thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn tới, xin Anh/chị đóng góp một số ý kiến đề xuất?
---
---
---
---
PHẦN II: THÔNG TIN NGƯỜI THAM GIA KHẢO SÁT
Thông tin người tham gia khảo sát sẽ được giữ bí mật, dữ liệu kết quả bảng hỏi được sử dụng vào mục đích nghiên cứu và hoàn thiện công tác thanh tra thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn tới.
Họ và tên: ……….
Vị trí/ chức vụ: ……….
Bộ phận công tác: ……….
Thời gian công tác: ………... Xin trân trọng cảm ơn!.