9. Kết cấu của đề tài
2.4.2. Những khó khăn, tồn tại, hạn chế
Công tác thanh tra thuế của tỉnh Hưng Yên trong những năm qua còn có một số tồn tại, hạn chế:
- Thanh tra là một trong bốn khâu quan trọng của công tác quản lý thuế; Số lượng cán bộ thanh tra thuế tại Cục thuế tỉnh Hưng Yên còn mỏng so với nhu cầu, cần phải tăng cường, bổ sung cán bộ thanh tra thuế.
- Chất lượng đội ngũ nhân sự thực hiện thanh tra thuế nói chung và thanh tra thuế TNDN nói riêng còn hạn chế về kỹ năng, nghiệp vụ. Các chương trình đào tạo chưa được xây dựng tốt, hạn chế về nội dung và hình thức đào tạo. Hầu hết các khâu trong công tác thanh tra thuế TNDN đều gặp phải hạn chế từ đội ngũ nhân viên thực hiện công tác thanh tra. Hạn chế này xuất phát từ
cả số lượng và chất lượng nhân sự, đặc biệt là kỹ năng, nghiệp vụ của các cán bộ thanh tra nói chung và các cán bộ thanh tra thuế TNDN nói riêng.
- Chất lượng một số cuộc thanh tra của Thanh tra chưa cao, việc phát hiện sai phạm, xử lý thu hồi về kinh tế còn vướng mắc về chính sách.
- Số lượng doanh nghiệp nộp thuế được thanh tra hàng năm khoảng từ gần 70 DN, trong khi số lượng DN do Cục thuế quản lý khoảng 2.000 DN, do đó có những DN rất ít được thanh tra hoặc thậm chí trong thời gian tồn tại không bao giờ được thanh tra.
- Một số ngành nghề kinh doanh mới phát sinh như: Kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh đa cấp... gây khó khăn cho cán bộ làm công tác thanh tra do chưa am hiểu về lĩnh vực này.
- Công tác phối hợp giữa bộ phận kê khai và bộ phận thanh tra cũng như các bộ phận chức năng khác chưa thực sự tốt, công tác rà soát đánh giá rủi ro để phát hiện các DN có rủi ro cao, DN “ma”, DN “đen” có thủ đoạn chiếm đoạt tiền thuế ở địa phương chưa hiệu quả cao.
- Các hình thức tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế để nâng cao tính tuân thủ tự nguyện chưa đem lại hiệu quả cao.
- Hiện tượng tránh thuế TNDN vẫn còn xảy ra, số thuế truy thu qua thanh tra thuế vẫn còn tương đối lớn.
- Nhiều thủ tục thanh tra còn khá phức tạp, các công nghệ hiện đại chưa được đưa vào sử dụng trong thực tiễn địa phương.
- Trong công tác phân loại hệ thống đối tượng thanh tra thuế nói chung và thanh tra thuế TNDN nói riêng còn hạn chế về hiệu quả, tiêu chí và phương thức phân loại còn nhiều giới hạn.
- Việc thanh tra doanh thu - chi phí còn nhiều hạn chế tại các cơ quan quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNDN nói riêng, đặc biệt là khâu kiểm tra hóa đơn thanh toán qua ngân hang có tài khoản phải đăng ký với cơ
quan thuế quản lý trực tiếp.
- Khi làm nhiệm vụ thanh tra, các nguyên tắc dân chủ, công khai và kịp thời đôi khi chưa được đảm bảo một cách tốt nhất.
- Chưa có qui trình phân loại thanh tra có hệ thống, khoa học để nhằm phát hiện đối tượng có khả năng trốn thuế để tiến hành thanh tra dẫn đến việc thanh tra thuế TNDN chưa hiệu quả
2.5. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ công tác thanh tra thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Những bài học kinh nghiệm rút ra từ công tác thanh tra thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên bao gồm:
- Coi trọng công tác xây dựng kế hoạch thanh tra: Các phòng Thanh tra đã bám sát tình hình thực trạng của doanh nghiệp trên địa bàn và những vấn đề trọng tâm, định hướng của Tổng cục Thuế. Qua đó đã xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm cũng như đột xuất phù hợp với yêu cầu, định hướng của công tác quản lý, góp phần tăng cường công tác chống thất thu thuế.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông tin về chính sách Pháp luật thuế đối với các DN. Để các DN hiểu rõ và nắm chắc chính sách pháp luật của Nhà nước, trên cơ sở đó các thực hiện tốt hơn Luật thuế TNDN và hạn chế tới mức thấp nhất vi phạm Pháp luật thuế.
- Trong quá trình lập kế hoạch thanh tra đã xác định vùng trọng tâm trọng điểm của từng cuộc thanh tra. Vì thế đã đáp ứng được mục đích, yêu cầu của các cuộc thanh tra đồng thời rút ngắn được thời gian thực hiện các cuộc thanh tra.
- Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ làm công tác thanh tra, để các cuộc thanh tra đạt được hiệu quả cao và hạn chế rủi ro đối với cán bộ thanh tra.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA