Đặc điểm của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Hưng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thanh tra thuế thu nhập doanh nghiệp tại tỉnh Hưng Yên (Trang 49)

9. Kết cấu của đề tài

2.2.2. Đặc điểm của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Hưng

Với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 1999 và Luật sửa đổi, bổ sung về đầu tư nước ngoài năm 2000, hoà chung vào sự phát triển kinh tế trên cả nước, số lượng các doanh nghiệp được thành lập tại tỉnh Hưng Yên đã có sự tăng trưởng đột biến.

Cụ thể: Năm 2000, số lượng doanh nghiệp đăng ký hoạt động trên địa bàn tỉnh Hưng Yên chỉ là 223 doanh nghiệp. Đến hết năm 2013, tổng số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Tỉnh đã đạt con số 4.518 (trong đó: Doanh nghiệp nhà nước - Đầu tư nước ngoài -TNHH - Cổ phần - Khác là 79 - 172 - 2.520 - 885 - 862). Số doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hưng Yên ngày một tăng.

Bảng 2.2. Các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên năm 2013 Loại hình doanh nghiệp Tổng số doanh nghiệp Doanh nghiệp Nhà nước Doanh nghiệp đầu tư

nước ngoài Công ty TNHH Công ty CP Doanh nghiệp khác Số lượng 4.518 79 172 2.520 885 862

(Nguồn: Báo cáo hoạt động của tỉnh Hưng Yên năm 2013)

Từ bảng 2.2, ta có hình 2.2. biểu diễn cơ cấu các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên như sau:

Số lượng doanh nghiệp phân theo loại hình năm 2013 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 1.75%3.81% 55.78% 19.59% 19.08%

Doanh nghiệp Nhà nước

Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài

Công ty TNHH

Công ty CP

Doanh nghiệp khác

Hình 2.2. Cơ cấu các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên năm 2013

(Nguồn: Từ số liệu bảng 2.2)

Như vậy, năm 2013, cơ cấu các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên thiên về loại hình công ty TNHH với tỷ trọng 55,78%, sau đó là Công ty CP với 19,59%, các doanh nghiệp khác 19,08%, sau đó là 3,81% của loại hình doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, tỷ trọng các doanh nghiệp nhà nước là thấp nhất với 1,75%.

Kể từ ngày 1/7/2006, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư mới đã có hiệu lực, thay thế hệ thống pháp luật cũ về doanh nghiệp và đầu tư nước ngoài. Đây là hai luật quan trọng của Việt Nam nhằm hiện thực hoá cam kết của Việt Nam đối với quốc tế trong việc cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh và đầu tư thông thoáng và bình đẳng giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Cùng với sự thay đổi của hệ thống pháp luật, tỉnh Hưng Yên đã chủ động tiến hành hiệu quả các hoạt động nâng cao năng lực của hệ thống cơ quan quản lý kinh doanh trong Tỉnh và xây dựng cơ chế cấp phép kinh doanh, đầu tư đơn giản nhằm giảm thiểu chi phí và thời gian cho nhà đầu tư. Với sự

kiện Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) cuối năm 2006, Hưng Yên đã sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư.

Theo báo cáo của Hội Doanh nghiệp Tỉnh, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

Thêm vào đó, trên địa bàn Tỉnh chủ yếu là các doanh nghiệp tập trung trong các khu công nghiệp lớn của tỉnh như KCN Phố Nối A, KCN Phố Nối B (KCN Dệt may Phố Nối và KCN Thăng Long II), KCN Minh Đức,… Với đầy đủ hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại và vị trí đắc địa, các KCN có lợi thế và sức hấp dẫn lớn trong thu hút đầu tư, nhất là các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Tiếp đến, việc phát hiện, ngăn chặn tình trạng doanh nghiệp (DN) có dấu hiệu chuyển giá nhằm trốn thuế là một trong những vấn đề nan giải trong công tác quản lý thuế hiện nay. Kết quả thanh tra thuế ở một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên cho thấy, những dấu hiệu DN có hành vi chuyển giá để trốn thuế TNDN (TNDN) đang diễn biến phức tạp, khó quản lý. Những năm qua, một số DN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên hoạt động sản xuất, kinh doanh luôn bị thua lỗ nhưng vẫn mở rộng sản xuất.

Trước hiện tượng này, Cục Thuế Hưng Yên đã quyết định thanh tra thuế một số doanh nghiệp, trong đó có Công ty TNHH Global Sourcenet Ltd, công ty Giầy Ngọc Tề. Ðể phát hiện, xử lý ngăn chặn tình trạng này, ngoài việc tăng cường công tác thanh tra, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ thuế thì ngành thuế cần nhanh chóng xây dựng cơ sở dữ liệu giá hàng hóa, nguyên, nhiên liệu, linh, phụ kiện... theo tiêu chuẩn quốc tế để làm cơ sở, tạo thuận lợi cho các cơ quan thuế tính toán, xác định doanh nghiệp có chuyển giá hay không, chuyển giá như thế nào; góp phần nâng cao chất lượng quản lý thuế, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thanh tra thuế thu nhập doanh nghiệp tại tỉnh Hưng Yên (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)