Giao quyền chủ động trong quyết định ngân sách địa phương.

Một phần của tài liệu Đổi mới và hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách nhà nước cho các cấp chính quyền địa phương (Trang 49)

. 43 ận xét về hệ thố ng đ iều hòa

3.2.5.4.Giao quyền chủ động trong quyết định ngân sách địa phương.

Cần hoàn thiện hệ thống thông tin báo cáo trong lĩnh vực tài chính - ngân sách, bảo đảm cung cấp kịp thời các thông tin về chấp hành ngân sách của mỗi cấp chính quyền địa phương, để giúp cho Ủy ban Nhân dân các cấp nắm được tình hình quản lý tài chính - ngân sách để có những quyết định kịp thời, chính xác để ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực làm thất thoát ngân sách nhà nước.

3.2.5.3. Phân cấp trách nhiệm trong phê duyệt quyết toán ngân sách. sách.

Nâng cao trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách trong quá trình quyết toán để đảm bảo chất lượng quyết toán ngân sách. Hiện tại cơ quan tài chính duyệt quyết toán các đơn vị dự toán chỉ mang tính hình thức vì không thể kiểm tra tính hợp pháp và chính xác các loại chứng từ vì không có thời gian, và hơn nữa nhiều cơ quan tham gia vào công tác kiểm tra và phê duyệt quyết toán như cơ quan tài chính, đơn vị dự toán cấp I thì cũng là hình thức mà trách nhiệm không rõ và sẽ không ai chịu trách nhiệm. Do đó, việc quyết toán ngân sách của đơn vị thì trách nhiệm chính và chủ yếu là thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách về các quyết định chi tiêu của mình trước chính quyền các cấp và trước cơ quan pháp luật nếu có những sai trái trong quyết định chi tiêu.

Cần nghiên cứu lại quy định về thời gian quyết toán cho hợp lý nhằm nâng cao chất lượng quyết toán. Ủy ban Nhân dân các cấp phải có giải pháp nâng cao chất lượng báo cáo quyết toán và rút ngắn thời gian nộp báo cáo quyết toán cho Hội đồng Nhân dân và cấp trên để các cơ quan này có đủ thời gian và điều kiện xem xét để phê

chuẩn quyết toán một cách chính xác.

3.2.5.4. Giao quyền chủ động trong quyết định ngân sách địa phương. phương.

Quốc hội sẽ quyết định ngân sách Trung ương và số bổ sung cho ngân sách địa phương. Đối với những khoản chi bổ sung có mục tiêu thì Hội đồng Nhân dân thông qua dự toán chi đáp ứng yêu cầu mục tiêu của Trung ương và phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Trung ương không nên phân bổ chi tiết dự toán cho từng ngành ở địa phương (mặc dù phân bổ hướng dẫn), đồng thời các Bộ, ngành Trung ương không được căn cứ vào hướng dẫn phân bổ của Bộ Tài chính mà thông báo đến các sở, ngành của địa phương, gây vướng mắc trong việc phân bổ, mà phải để cho chính quyền địa phương chủ động phân bổ ngân sách của địa phương. Tăng cường vai trò và thực quyền của Hội đồng Nhân dân các cấp trong quyết định ngân sách cấp mình, khắc phục tình trạng hình thức trong lập và phân bổ dự toán.

- Nên phân rõ trách nhiệm của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp trong phê chuẩn quyết toán: Quốc hội chỉ nên phê chuẩn quyết toán ngân sách Trung ương và thông qua quyết toán ngân sách nhà nước. Hội đồng Nhân dân tỉnh xem xét và phê chuẩn quyết toán ngân sách cấp mình và thông qua quyết toán ngân sách địa phương, và tương tự cứ như thế.

- Cần trao quyền tự chủ về thu chi ngân sách địa phương để tạo sự chủ động của địa phương trong quy trình ngân sách, tiến tới phân cấp cụ thể hơn nguồn thu và nhiệm vụ chi cho các địa phương, cần chú ý trong việc trao quyền tự chủ trong việc quyết định vài loại thuế (quyết định thuế suất trong khung thuế của Trung ương) để tạo sự năng động cho địa phương; góp phần khai thác nguồn thu một cách hiệu quả nhất. Sự can thiệp của Trung ương sẽ thể hiện thông qua số bổ sung từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương, khi địa phương mất cân đối ngân sách.

Một phần của tài liệu Đổi mới và hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách nhà nước cho các cấp chính quyền địa phương (Trang 49)