Trách nhiệm của các cán bộ liên quan đến nghiệp vụ cho vay DAĐT 

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯVÀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY DỰÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 36)

v  Cán bộ thẩm định:

-  Thẩm định DAĐT theo sự phân công của Trưởng phòng và Ban Giám đốc đúng  theo quy định.

-  Chịu  trách  nhiệm  về  nội  dung  thẩm định  khoản  vay,  nội dung  báo  cáo,  các  ý  kiến đánh giá và đề xuất cho vay/không cho vay.

-  Phối  hợp  với  cán bộ  tín  dụng  kiểm  tra  thực  tế  cơ  sở  sản xuất  kinh doanh  của  khách hàng, địa điểm triển khai dự án, TSBĐ cho khoản vay.

-  Phối  hợp  với  cán  bộ  tín  dụng  để  kiểm  tra,  đánh  giá  các  dự  án  đã  đi  vào  hoạt  động theo định kỳ hoặc đột xuất. 

v  Cán bộ tín dụng:

-  Thẩm định lại báo cáo thẩm định dự án do Phòng Thẩm định lập và ghi ý kiến  của mình vào phần thẩm định lại trong báo cáo thẩm định dự án.

-  Theo dõi, thu thập,  phân tích, xử  lý thông tin trong quá trình khách hàng thực  hiện DAĐT, quá trình dự án đi vào hoạt động.

-  Kiểm tra, giám sát vốn vay theo quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn,  sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng trong hệ thống NHCT. 

v  Cán bộ quản lý rủi ro:

-  Chịu  trách  nhiệm  về  nội  dung  thẩm  định  rủi  ro  tín  dụng  của  khoản  vay,  nội  dung báo cáo, các ý kiến đánh giá và đề xuất tại báo cáo kết quả thẩm định rủi  ro tín dụng; -  Giám sát việc hoàn thiện hồ sơ tín dụng, hồ sơ tài sản bảo đảm.  v  Lãnh đạo Phòng Thẩm định -  Tổ chức quản lý, thực hiện thẩm định DAĐT theo đúng quy trình thẩm định của  NHCT cũng như các quy định của pháp luật. -  Thẩm định lại toàn bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng, xem xét thẩm định lại báo  cáo thẩm định của cán bộ thẩm định, ghi rõ ý kiến và chịu trách nhiệm đối với  đề xuất của mình trên báo cáo thẩm định về việc đề nghị cho vay hay không cho  vay.  v  Lãnh đạo phòng khách hàng: -  Thẩm định lại toàn bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng, xem xét thẩm định lại báo  cáo thẩm định của Phòng thẩm định, ghi rõ ý kiến và chịu trách nhiệm đối với  đề xuất của mình trên báo cáo thẩm định về việc đề nghị cho vay hay không cho  vay -  Báo cáo Người có thẩm quyền quyết định cho vay, đề xuất biện pháp khắc phục  kịp thời các khiếu nại của khách hàng và các vấn đề  không phù hợp liên quan  đến chất lượng nghiệp vụ. -  Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện giải ngân, kiểm tra sau khi giải ngân,  quản lý nợ  vay  của  cán bộ  tín  dụng  theo đúng các  điều  kiện  cho  vay  đã  được  phê duyệt và theo đúng các quy chế tín dụng. 

v  Lãnh đạo phòng quản lý rủi ro:

-  Bố trí và đôn đốc cán bộ  trong phòng thực hiện việc thẩm định rủi ro tín dụng  độc lập đối với các trường hợp theo quy định hiện hành;

-  Kiểm tra, rà soát lại toàn bộ hồ sơ vay vốn, báo cáo kết quả thẩm định rủi ro của  cán bộ quản lý rủi ro và ghi rõ ý kiến đề xuất của mình;

-  Chịu  trách  nhiệm  trước  Người  có  thẩm  quyền  quyết  định  về  chất  lượng  thẩm  định  rủi  ro  tín  dụng  và  các  đề  xuất  trên  báo  cáo  kết  quả  thẩm định  rủi  ro  tín  dụng; 

v  Người có thẩm quyền quyết định cho vay:

-  Chỉ  đạo  Phòng  Thẩm  định,  Phòng  khách  hàng,  Phòng  quản  lý  rủi  ro  tổ  chức  thực hiện việc thẩm định và đề xuất cho vay tương ứng với chức năng nhiệm vụ  của từng phòng; -  Quyết định các vấn đề liên quan đến việc cho vay trong phạm vi thẩm quyền và  chịu trách nhiệm đối với quyết định của mình.  2.2.2.  Tình hình thẩm định DAĐT  Biểu 2.8:  (Nguồn: Báo cáo HĐKD của NHCT ­ CN TP.HCM qua các năm 2005 ­ 2011)  Mặc dù những điều kiện vay vốn của NHCT –  CN TP.HCM có phần chặt  chẽ  hơn  các  NHTM  khác  trên  địa  bàn  nhưng  hàng  năm,  NHCT  –  CN  TP.HCM  vẫn  nhận được rất nhiều hồ sơ vay vốn của khách hàng gửi đến, trong đó lượng hồ sơ  vay  trung dài hạn  (chủ  yếu  là  vay  đầu  tư  dự  án)  luôn  chiếm  tỷ lệ  khá  cao  (trung  bình từ 60% ­ 70% trong tổng số hồ sơ đề nghị vay).

Tuy nhiên, số dự án được gửi đến Chi nhánh trong giai đoạn 2005 ­ 2011 cũng  có  khá nhiều  biến động.  Nếu như  trong  năm 2005,  số  hồ  sơ đề  nghị  vay  để  thực  hiện DAĐT được gửi đến Chi nhánh chỉ là 49 hồ sơ thì đến năm 2006, con số này  đã tăng lên 65 hồ sơ và năm 2007 là 71 hồ sơ. Riêng năm 2008, do nền kinh tế gặp  nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao kéo theo giá cả vật liệu xây dựng, lãi suất…tăng  theo nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp từ đó cũng  làm  cho  số  lượng  hồ  sơ  vay  vốn  thực  hiện  dự  án  được  gửi  đến  Chi  nhánh  bị  sụt  giảm mạnh (năm 2008 chỉ  có 27 DAĐT được gửi đến Chi nhánh xin tài  trợ  vốn).  Đến năm 2009, khi tình hình kinh tế có dấu hiệu phục hồi thì số hồ sơ được gửi đến  Chi nhánh đã có sự tăng vọt trở lại, đạt 92 hồ sơ. Nhưng khi tình hình kinh tế lại bắt  đầu có những dấu hiệu không tốt  vào những tháng cuối năm 2010 và lãi suất  liên  tục tăng vào những tháng đầu năm 2011 thì số  DAĐT được gửi đến Chi nhánh lại  bắt đầu sụt giảm, năm 2010 là 68 dự án và 06 tháng đầu năm 2011 là 28 dự án. 

Trong tổng số dự án đề nghị vay vốn được gửi đến NHCT – CN TP.HCM trong  những năm qua thì tỷ lệ dự án có hiệu quả, khả thi và được Chi nhánh đồng ý tài trợ  vốn chiếm tỷ lệ khá cao (với  tỷ lệ  bình quân qua các năm là 80%). Điều này cho  thấy uy tín của Chi nhánh ngày càng được nâng cao nên chỉ  các dự  án thật sự  có  hiệu quả và các khách hàng đáp ứng đủ  các điều kiện vay vốn của Chi nhánh mới  mạnh dạn gửi hồ sơ vay vốn.  2.2.3. Tình hình dư nợ cho vay DAĐT  2.2.3.1. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay DAĐT và cơ cấu dư nợ của NHCT –  CN TP.HCM giai đoạn 2005 ­ 2011  Tình hình kinh tế trong và ngoài nước trong những năm qua có nhiều biến động  đã làm  ảnh hưởng khá nhiều đến tốc độ  tăng trưởng dư nợ  tín dụng của  NHCT –  CN TP.HCM nói chung và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay DAĐT nói riêng. Giai  đoạn 2005 – 2007, dư nợ cho vay DAĐT của NHCT – CN TP.HCM liên tục có sự  tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước với tốc độ  tăng bình quân là 12,1%. Tuy  nhiên,  đến  năm  2008,  tình  hình  kinh  tế  gặp  nhiều  khó  khăn,  lạm  phát  tăng  cao,  nhiều DAĐT không thể triển khai và một số DAĐT phải kéo dài tiến độ đã làm cho  dư nợ  cho vay DAĐT của NHCT –  CN TP.HCM sụt  giảm (giảm 2% so với năm  2007). Tuy nhiên bước sang năm 2009, những chính sách kích cầu của Chính phủ  cùng với những tín hiệu phục hồi nền kinh tế đã giúp cho các DAĐT chậm tiến độ  hoặc chưa triển khai bắt đầu được thực hiện trở  lại, từ  đó làm cho dư nợ  cho vay

DAĐT  tại  NHCT  –  CN  TP.HCM  có  sự  tăng  trưởng  trở  lại  và  đến  thời  điểm  30/06/2011, dư nợ cho vay DAĐT của Chi nhánh đạt 3.908 tỷ đồng (tăng 15% so  với thời điểm cuối năm 2010).  Biểu 2.9:  (Nguồn: Báo cáo HĐKD của NHCT ­ CN TP.HCM qua các năm 2005 ­ 2011)  Bên cạnh đó, thông qua việc tài trợ vốn cho các dự án ngay từ đầu đã giúp cho  NHCT – CN TP.HCM tiếp tục tài trợ vốn ngắn hạn phục vụ cho hoạt động sản xuất  kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó tạo điều kiện cho Chi nhánh tăng trưởng dư  nợ  một  cách  vững  chắc,  an  toàn  và  tiến  tới  thiết lập quan hệ  toàn diện  với  khách  hàng. Điều này đã giúp cho cơ cấu dư nợ cho vay của NHCT – CN TP.HCM có sự  ổn định, tỷ trọng dư nợ cho vay DAĐT trên tổng dư nợ cho vay qua các năm ở mức  bình quân là 32%.

Biểu 2.10: 

(Nguồn: Báo cáo HĐKD của NHCT ­ CN TP.HCM qua các năm 2005 ­ 2011) 

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯVÀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY DỰÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)