BÀI 13: CÔNG CƠ HỌC

Một phần của tài liệu giáo án vậtm lý 8 (Trang 37)

I.MỤC TIÊU:

- Nêu được các VD khác trong SGK về các trường hợp có công cơ học và không có công cơ học, chỉ ra được khác biệt giữa các trường hợp.

- Phát biểu được công thức tính công, nêu được tên các đại lượng và đơn vị , biết vận dụng công thức A= F.s để tính công trong trường hợp phương của lực cùng phương với phương chuyển dời của vật

II.CHUẨN BỊ: Giáo viên chuẩn bị tranh , SGK: Con bò kéo xe, VĐV cử tạ, máy xúc đất đang làm việc.

III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định lớp: Lớp trưởng báo cáo sĩ số.

2.KT bài cũ: Cho học sinh phát biểu cách biễu diễn và cách kí hiệu véctơ lực.

3.Bài mới:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1: Tổ chức tình huống học tập

Gọi học sinh đọc nội dung phần mở đầu Để hiểu thế nào là công cơ học ta xét phần 1

HĐ2: Hình thành khái niệm công cơ học Treo tranh H13.1,13.2. Yêu cầu học sinh quan sát và đọc nội dung được nhận xét trong SGK.

Giáo viên gợi ý:

- Con bò có dùng lực để kéo xe? Xe có chuyển dời không?

- Lực sĩ có dùng lực để giữ quả tạ? Quả tạ có di chuyển không?

Giáo viên thông báo:

- H13.1,lực kéo của con bò đã thực hiện công cơ học .

- H13.2, người lực sĩ không thực hiện công

Yêu cầu các nhóm đọc, thảo luận câu C1,C2 và cử đại diện trả lời.

Bài 13: Công cơ học

I.Khi nào có công cơ học.

1.Nhận xét.

Học sinh quan sát và đọc nội dung nhận xét trong SGK.

Thực hiện lệnh C1, C2 trả lời và ghi kết luận.

HĐ3: Củng cố kiến thức về công cơ học Nêu lần lượt câu C3,C4 cho học sinh ở mỗi nhóm thảo luận câu trả lời (đúng hoặc sai) Xác định câu trả lời đúng:

C3: a, c ,d. C4:

+ Lực kéo của đầu tàu hỏa . + Lực hút của Trái Đất.

+ Lực kéo của người công nhân.

Giáo viên chuyển ý: Công cơ học được tính như thế nào?

HĐ4: Giáo viên thông báo kiến thức mới. Công thức tính công

Giáo viên thông báo công thức tíng công A, giải thích các đại lượng trong công thức và đơn vị công. Nhấn mạnh điều kiện để có công cơ học .

Giáo viên chuyển ý và nhấn mạnh phần chú ý:

+ A=F.s được sử dụng khi vật chuyển dời theo phương của lực tác dụng vào vật + Nếu vật chuyển dời không theo phương của lực, công thức tính công sẽ học ở lớp trên.

+ Vật chuyển dời theo phương vuông góc với phương của lực thì công của lực đó bằng 0.

HĐ5: Vận dụng công thức tính công để giải bài tập.

Giáo viên lần lượt nêu các câu C5, C6, C7 và phân tích nội dung để học sinh trả lời. HĐ6: Củng cố và hướng dẫn học sinh ở nhà.

Giáo viên nêu câu hỏi:

- Khi nào thì có công cơ học.

- Công thức tính công cơ học, đơn vị tính công.

Giáo viên tóm tắt kiến thức cơ bản của bài học.

Yêu cầu học sinh giải bài tập 13.3 SBT.

Học sinh ghi vào vở.

3.Vận dụng.

Học sinh làm việc theo nhóm cử đại diện trả lời C3, C4.

II.Công thức tính công.

1.Công thức tính công cơ học.

Học sinh ghi: Khi có một lực F tác dụng

vào vật làm vật chuyển dời một quãng đường s theo phương của lực thì công của lực F: A=F.s A(J), F(N), s(m).

2.Vận dụng.

Học sinh làm việc cá nhân giải các câu C5, C6, C7.

Học sinh trả lời theo yêu cầu của giáo viên.

Yêu cầu học sinh đứng tại chỗ trình bày cách giải và nêu kết quả.

Giáo viên ra bài tập về nhà 13.2 và 13.4 trang 18 SBT và dặn dò chuẩn bị cho tiết học sau, học thuộc phần ghi nhớ.

Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.

Học sinh làm việc cá nhân giải bài tập 13.3 SBT.

Học sinh thực hiện yêu cầu của giáo viên.

IV.RÚT KINH NGHIỆM:Tuần 15 Tiết 15 Tuần 15 Tiết 15

Một phần của tài liệu giáo án vậtm lý 8 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w