Giai đoạn Hugo de Vries và Clarans

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học THUYẾT TIẾN HÓA TRONG CHUỖI THUẬT TOÁN GOM CỤM TRUNG TÂM (Trang 37)

Chương 3 TIẾN HÓA QUA TỪNG THUẬT TOÁN

3.5. Giai đoạn Hugo de Vries và Clarans

Vào thời điểm mà Hugo de Vries công bố học thuyết biến dị, học thuyết này đã được xem là đối lập hoàn toàn với thuyết tiến hóa của Darwin. Bằng nhiều bằng chứng không thể phụ nhận qua thực nghiệm, cụ thể là 53 000 cây anh thảo (Hình 2.6.) đã được ông trồng thực nghiệm để chứng minh rằng biến dị hoàn toàn có thể tạo ra loài mới. Một bằng chứng khoa học với lượng dữ liệu không thể thuyết phục hơn ở thời điểm bấy giờ, thuyết phục đến nỗi trong giới khoa học về sinh hoc tiến hóa đã chia làm hai trường phái công khai ủng hộ và phản bác nhau một cách kịch liệt.

Mãi đến khi Kettlewell xuất hiện với những công bố khoa học của mình về bướm đêm (3.3) thì tranh cải này mới tạm lắng.

Ngày hôm nay, khi đã có đủ thiết bị khoa học kỹ thuật để nghiên cưu khoa học, Charles Darwin và Hugo de Vries đều đúng. Thế nhưng, điểm quan trọng mà

sinh học tiến hóa ngày nay có thể khẳng định là thành công của học thuyết mà Hugo de Vries đưa ra có một phần đóng góp không nhỏ từ vô số thực nghiệm trên cây anh thảo. Lý do đơn giản anh thảo là loại cây có bộ gen rất dễ thay đổi. Nói một cách khác, cái cổ cao của hươu cao cổ là biểu tượng cho học thuyết Lamarch thì hoa anh thảo là biểu tượng cho học thuyết của Hugo de Vries.

Trở lại với thuật toán Clarans, điều quan trọng nhất là: “không xem xét tất cả các khả năng có thể thay thế các đối tượng tâm medoids bởi một đối tượng khác, nó ngay lập tức thay thế các đối tượng tâm này nếu việc thay thế này có tác động tốt đến chất lượng phân cụm chứ không cần xác định cách thay thế tối ưu nhất”. Thật sự ở đây chỉ cần đúng một tâm cụm có thay đổi và thay đổi đó là thay đổi có lợi thì trạng thái các tâm cụm lập tức được cập nhật. Giả sử k tâm cụm tạo ra bộ gen bao gồm k nhiễm sắc thể thì kết luận đây là sự đột biến hoàn toàn trùng khớp với học thuyết của Hugo de Vries.

Biến dị của Hugo de Vries không phải lúc nào cũng tạo ra cá thể tốt, nhưng mục đích luôn luôn là tạo ra cá thế mới tốt hơn cá thể cũ cũ và Clarans thừa kế nguyên vẹn tư tưởng của học thuyết này.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học THUYẾT TIẾN HÓA TRONG CHUỖI THUẬT TOÁN GOM CỤM TRUNG TÂM (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w