Giai đoạn Charles Darwin và K-Mediod

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học THUYẾT TIẾN HÓA TRONG CHUỖI THUẬT TOÁN GOM CỤM TRUNG TÂM (Trang 30)

Chương 3 TIẾN HÓA QUA TỪNG THUẬT TOÁN

3.2 Giai đoạn Charles Darwin và K-Mediod

Nếu có một nơi được gọi là nguồn gốc của “nguồn gốc muôn loài” thì nơi đó chắc chắn đó phải là đảo Galapagos ở Nam Mỹ. Nơi đã thay đổi cuộc đời Darwin và cũng có thế nói đó thật sự là nơi đã làm nên một Darwin huyền thoại.

Ngày 27 tháng 12 năm 1831 Charles Darwin đã bắt đầu cuộc hành trình thám hiểm thế giới trên chiếc tàu mang tên Beagle, khi Darwin chỉ mới 22 tuổi. Trở lại những năm 1831, một chuyến đi dài ngày (hơn 5 năm) với một thanh niên trẻ không đơn giản chỉ là một cuộc hành trình, vào thời điểm này, người ta tính rằng xác suất để ông sống sót và trở về đất liền là không đáng kể. Hay nói theo một nghĩa nào đó, cuộc hành trình của Charles Darwin không khác cuộc hành trình đến với cái chết ở thời bấy giờ.

Đến với đảo Glapagos, cũng như mọi nơi ông đã đến trước đó, công việc của ông vẫn là khảo sát các loài động vật tồn tại ở hòn đảo này. Nhưng chính tại nơi này, Charles Darwin đã nhận thấy một sự khác biệt chưa từng được nhìn thấy ở những nơi khác, đó là gì ?

Hình 3.1. Darwin’s Finches Nguồn: Darwin’s Finches [20]

Nguồn: Understanding Evolution [19]

Sự đa dạng sinh học trên hòn đảo này cùng với những dữ liệu thu thập được ở những nơi trước khi đến hòn đảo này đã đặt cho bản thân tác giả “nguồn gốc muôn loài” một câu hỏi lớn: “Phải chẳng các loài chim sẻ này trước đây có cùng một hình dáng, hay phải chăng mọi loài động vật đều có khởi nguồn giống nhau ?”, và từ đây học thuyết của Darwin được xây dựng.

Bây giờ, trở lại với thuật toán K-Mediod. Sự cái tiến đáng chú ý nhất của K- Mediod so với K-Mean là thay vì chọn tâm của cụm là trung bình cộng của các đối tượng tương ứng trong cụm thì K-Mediod chọn tâm là một đối tượng trong cụm. Cũng bắt đầu từ thuật toán này, tất cả các thuật toán “phân cụm trung tâm” trở về sau đều xác định tâm của cụm luôn là một đối tượng của cụm. Đây cũng là điểm tương đồng của K-Mediod với điều mà Charles Darwin đã tìm thấy tại Glapagos. Ở Glapagos, Darwin với tầm nhìn của mình đã nhận định rằng mọi loài hiện tồn tại ở Glapagos nói riêng và trong thế giới nói chung là cùng một tổ tiên xa xôi. Khác với K-Mean, tâm của đối tượng mang một giá trị là trung bình của tất cả đối tượng, nhưng tâm này về lý thuyết không mô tả phải là biểu diễn của một đối tượng nào cả. Tuy nhiên ở K-Mediod, tâm chỉ gần trung bình nhất và phải luôn là một đối tượng.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học THUYẾT TIẾN HÓA TRONG CHUỖI THUẬT TOÁN GOM CỤM TRUNG TÂM (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w