BÀI BÁO KHOA HỌC (BBKH):

Một phần của tài liệu Chương 1: KHOA HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (Trang 31 - 35)

Từ khóa: Mở đầu - Luận chứng - Luận cư ï- Kết luận - Sơ đồ cấu trúc nội dung.

1. Nội dung bài báo khoa học: TOP

Bài báo khoa học là một hình thức bài viết nhằm thông báo một kết quả nghiên cứu (quan sát, điều tra, một kết quả thực nghiệm, một sáng kiến...). Có hai yêu cầu đặt ra cho một bài báo khoa học là:

- Bài báo khoa học phải mang tính thuyết phục cao.

- Ðộ dài ngắn của bài báo khoa học tùy thuộc vào nội dung công việc, song nói chung không quá dài. Thông thường, nơi xuất bản luôn luôn yêu cầu sự ngắn gọn của bài báo khoa học, mang tính trao đổi thông tin là chủ yếu.

Ðể đạt được hai yêu cầu trên, trước khi chấp bút, tác giả cần lập một sơ đồ cấu trúc cho bài báo (hoặc dàn bài). Mỗi bài báo luôn luôn phải có ba phần chính:

1. Mở đầu: (Trong bài báo, có thể viết mục mở đầu hoặc không nhưng đoạn viết đầu tiên luôn là đoạn mở đầu). Nội dung của đoạn này nhằm nêu lên mục đích bài viết (trả lời câu hỏi tại sao tôi viết bài này ?). Ðoạn mở đầu không dài lê thê và cần làm thu hút người đọc, gây tâm lí tò mò để họ tiếp tuc đọc bài của mình.

2. Luận chứng: Ðây là đoạn quan trọng nhất của bài báo khoa học. Luận chứng gồm

nhiều luận cứ. Vấn đề có được thuyết phục hay không là ở các luận cứ. Cho nên trong luận

chứng cần trình bày rõ ràng từng luận cứ (sự kiện, hiện tượng, lần làm thí nghiệm và kết quả...).

Những chú ý khi viết luận chứng:

- Một bài báo dù là viết về một vấn đề đơn giản cũng cần ít nhất ba luận cứ cho một kết luận (sơ đồ a).

- Các luận cứ cho một kết luận cần được làm rõ, tập trung vào một tiêu điểm để đủ khái quát hóa cho kết luận ấy một cách vững chắc.

- Bài báo dài hay ngắn cũng do các luận cứ nhiều hay ít. Nếu nhiều luận cứ, nhiều biểu bảng thì cần chọn lọc hoặc rút ngắn một cách hợp lí, đủ để thỏa mãn yêu cầu về tính thuyết phục.

- Nếu một bài báo đưa ra nhiều kết luận quan trọng thì cần gom các luận cứ cho một kết luận lại thành một đoạn. Có thể phân chia đề mục cho rõ ràng và dễ nhận thức (sơ đồ c) 3. Kết luận chung của bài báo: Ðoạn này mang hai ý nghĩa: thâu tóm kết quả để đề xuất ý kiến nào đó và phải nói lên được tư tưởng chính của tác giả.

Ví dụ: bài Cây lúa nếp (Phụ lục 6)

Ðây là loại bài nghiên cứu khoa học tốt, người đọc hiểu tác giả muốn khuyến khích người nông dân trồng cây lúa nếp chứ không chỉ giới thiệu ưu việt của các loạiï nếp hiện có. Tuy nhiên, vì bài này không có kết luận (với ý đồ như trên) nên bài viết không thể hiện được tư tưởng ấy của tác giả. Tác giả cần thêm vài câu cuối, khuyến khích trồng nếp đồng thời tham vấn cho nhà nước về việc giải quyết đầu ra của cây lúa nếp một khi được trồng nhiều.

2. Sơ đồ cấu trúc nội dung (SÐCTND) một bài báo khoa học: TOP Có thể có các SÐCTND một bài báo khoa học như sau: Có thể có các SÐCTND một bài báo khoa học như sau:

a) Bài báo điều tra đơn giản:

3. Chú ý chung: TOP

- Muốn viết một BBKH, cần luyện tập như sau: đọc và phân tích nội dung một BBKH của tác giả khác, lập SÐCTND cho nó (theo như các sơ đồ trên). Trong mỗi ô, tập tóm tắt thật ngắn nội dung luận cứ. Các mở đầu và kết luận cũng phải tóm tắt và ghi vào các ô của nó. Với một sơ đồ như vậy, ta có thể nhìn một cách bao quát toàn BBKH. Ta có thể nhận xét hình thức và nội dung của bài đó qua sơ đồ. Khi đã quen, việc viết một bài báo không còn khó nữa, nều ta dã có nội dung. Ta chỉ việc lập sơ đồ cho BBKH mà mình muốn

viết để quan sát khái quát toàn bài báo sắp viết, sửa các vấn đề lớn cũng trên sơ đồ ấy và chấp bút.

- Những bài đăng tập san hoặc kỉ yếu cần có thêm bản tóm tắt nội dung bằng tiếng Anh (hoặc ngoại ngữ cho phép) và tài liệu tham khảo (xem mục 6).

BÀI TẬP

1. Lập SÐCTND của các BBKH ở phụ lục 6 và 7.

2. Thử tưởng tượng mình sẽ viết một BBKH về một vấn đề nào đó và lập SÐCTND cho nó.

Hướng dẫn: - Viết tên bài báo đó. - Viết mục đích bài báo đó.

- Lập SÐCTND bài báo đó. V. BÁO CÁO KHOA HỌC (BCKH):

Nếu so sánh BBKH với một BCKH (cùng một nội dung) thì chúng giống nhau ở cấu trúc song khác nhau ở chỗ một bên thì viết một bên thì nói. Viết thì bị giới hạn ở số trang còn nói thì bị giới hạn ở thời gian. Thông thường, mỗi BCKH được dành cho khoảng thời gian từ 10 đến 15 phút. Tạm phân biệt hai loại BCKH như sau:

- BCKH trong hội thảo, hội nghị khoa học.

- Báo cáo nhiệm thu công trình khoa học hoặc luận văn.

1. BCKH trong hội thảo, hội nghị khoa học: TOP

Ðây có thêí coi là thể lọai trình bày lại BBKH của mình. Tuy nhiên đây không phải là việc đọc lại bài viết mà là nói trưóc Hội nghị. Có hai lẽ: Bài viết thì có cấu trúc rõ ràng, nêu lên được các ý chính của công việc nhưng lại không có dịp đưa ra nhiều ví dụ hoặc giải thích cặn kẽ, chi tiết, còn bài báo cáo có thể làm được điều đó. Nội dung báo cáo gồm:

- Mở đầu: Có thể lấy hoặc không lấy mở đầu trong bài viết, tùy hoàn cảnh của buổi

báo cáo. Ví dụ: Trước đó đã có người trình bày một vấn đề có liên quan đến nội dung của mình, có thể nói vài câu về bài đó rồi tiếp: Tuy nhiên, chúng tôi lại có những suy nghĩ theo một hướng hơi khác một chút, chúng tôi xin tham gia trao đổi với các đồng nghiệp trong hội thảo này...v..v... Ðiều hết sức chú ý là mở đầu không dài nhưng cần làm thu hút cử tọa.

- Phần chính của báo cáo: Cũng như một bài viết, tư tưởng của tác giả có được

thuyết phục hay không là ở phần này. Các luận cứ không nhất thiết phải được thể hiện hết ở đây. Có thể có những luận cứ trình bày lướt qua nhưng cũng có những luận cứ quan trọng phải trình bày rõ hơn bài viết, ví dụ: các biểu bảng số liệu, các câu hỏi điều tra quan trọng, các đồ thị, các kết quả thí nghiệm ..., bằng cách sử dụng đèn chiếu, video hoặc máy tính.

- Phần kết luận: Nói một vài nhận định, triển vọng của vấn đề, vài kiến nghị. Nếu

bài viết mang tính chất thảo luận thì cần kết thúc một cách khiêm tốn.

Ví dụ: Báo cáo bài Cây lúa nếp trong một hội thảo về cây lúa xuất khẩu (Phụ lục 6)

- Mở đầu: Giới thiệu một số sản phẩm quen thuộc của dân tộc ta từ gạo nếp. Có thể

vẽ bức tranh cây nếp làm ra các sản phẩm (sử dụûng đeön chiếu). Cây nếp còn được dùng nhiều ở các nước....Do đó giá trị sử dụng cũng như giá trị kinh tế rất lớn...

- Luận chứng:

* Bảng so sánh chất lượng gạo nếp và gạo tẻ; Giải thích các khái niệm amylose, protein...

* Hình vẽ cấu trúc phân tử của cây nếp, so sánh với gạo tẻ.

* Bản đồ Việt nam với địa chỉ các vùng có các loại nếp khác nhau. * Giới thiệu các giống nếp mới được nghiên cứu của Viện KHNNMN. * Chú ý kĩ thuật trồng nếp.

- Kết luận: Ðặt vấn đề khuyến nông trồng nếp và kiến nghị nhà nước giải quyết đầu ra cho cây nếp một khi cây nếp được trồng nhiều.

2. Báo cáo nghiệm thu luận văn, công trình NCKH: TOP

Về một bài viét luận văn (LV), chúng ta sẽ bàn đến ở mục 6. Tuy nhiên, việc báo cáo LV và công trình NCKH (gọi chung là báo cáo LV) có thể được trình bày trước để bạn đọc tham khảo. Dĩ nhiên báo cáo LV không phải là đọc lại bản tóm tắt LV đã có và cũng không giống như một bản BCKH như trình bày ở mục 5.1. Một LV hoặc một công trình NCKH cần được giới thiệu không chỉ kết quả công việc mà còn nhiều vấn đề khác có liên quan, thậm chí chỉ mang tính chất thủ tục. Tính thủ tục là nhất thiết phải có ở một báo cáo luận văn (BCLV) bởi vì dù sao đi nữa, đây cũng là một nội dung đào tạo đối với tác giả. Thời gian dành cho mỗi BCLV cũng chỉ 15 đến 20 phút (không kể thời gian trao đổi, chất vấn). Vì vậy chọn cái gì để nói là điều quan trọng cho tác giả, đôi khi nó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc đánh giá đề tài, dù cho bài viết và kết quả LV có thể được đánh giá thế nào đi nữa. Trình tự của một BCLV như sau:

- Mở đầu: Dùng đèn chiếu giới thiệu tên đề tài, người hướng dẫn và phản biện. - Ðặt vấn đề: Tại sao nghiên cứu vấn đề này (có thể nói tự do hoặc đọc nguyên văn trong bài tóm tắt để dảm bảo thời gian); Giả thuyết của đề tài là gì; Các bước làm đề tài; Các phương pháp nghiên cứu.

- Nội dung chính: Những công việc nghiên cứu và kết quả.

* Một số vấn vấn đề lí thuyết đã nghiên cứu để làm cơ sở chính cho đề tài.

* Nếu là đề tài quan sát, điểu tra thì giới thiệu mẫu quan sát, chọn mẫúu điều tra, bảng hỏi, kết quả công việc, nhận xét....

* Nếu là công trình lí thuyết (Văn học, Lịch sử, Toán, Vật lí lí thuyết...) thì trình bày các luận cứ, các công đoạn tính toán, các suy luận.

* Nếu là công trình thực nghiệm thì trình bày việc chọn mẫu thực nghiệm (TNSP) bảng số liệu, hình ảnh (vẽ, chụp), phương pháp xử lí số liệu, suy luận....

- Kết luận:

* Nhắc lại giả thuyết (dùng đeön chiếu) và khẳng định các giả thuyết đó. * Những khó khăn, sai sô,ú nguyên nhân sai số, hướng khắc phục. * Kiến nghị (nếu có), hứa hẹn tiếp tục nghiên cứu.

3. Chú ý: TOP

- Tất cả các nội dung báo cáo đều phải chuẩn bị trên giấy trong (transparency) để tiết kiệm thời gian. Những bản giấy trong này cần được chuẩn bị riêng, nếu là văn bản thì chú ý tóm tắt nội dung cần trình bày và cỡ chữ cho phù hợp chứ tuyệt nhiên không phải đơn thuần là những bản chụp lại các trang viếït. Những bảng số liệu, đồ thị... thì có thể chụp nguyên trong LV hoặc những hình ảnh thêm bên ngoài cho bài báo cáo thêm phong phú và sinh động.

- Một BCKH, đặc biệt là BCLV luôn có chất vấn của Hội đồng nghiệm thu (hay Hội đồng chấm LV) hoặc trao đổi giữa tác giả và cử tọa. Vì vậy, khi trình bày, tác giả không cần nói tỉ mỉ mọi chuyện mình đã làm cũng như không cần dừng lại lâu ở các hình chiếu, sơ đồ, biểu bảng. Khi trao đổi, người nào cần chỗ nào, ta chiếu lại cho rõ để lí giải thêm.

Một phần của tài liệu Chương 1: KHOA HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w