TÓM TẮT KHOA HỌC (TTKH):

Một phần của tài liệu Chương 1: KHOA HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (Trang 29 - 30)

TTKH là loại nghiên cứu khoa học đơn giản nhất trong đó tác giả viết ngắn gọn lại nội dung một bài báo khoa học, một báo cáo khoa học hay một cuốn sách.

Mục đích của TTKH là tác giả muốn giới thiệu lại một công trình, bài viết hoặc báo cáo (gọi chung là công trình) của một người nào đó cho những người chưa đọc hoặc chưa nghe nội dung ấy. Vì vậy bài tóm tắt phải nói được hết nội dung chính của công trình nhưng không dài dòng. Ðặc biệt, bài tóm tắt phải có đánh giá và kết luận về công trình đó. Ðây cũng chính là tính khoa học của bài tóm tắt, nó thể hiện trình độ chuyên môn của tác giả làm TTKH.

Cần phân biệt tóm tắt khoa học của một công trình với việc tìm mục đích của công trình ấy. Như trên đã trình bày, trong TTKH, các nội dung chính được nêu ra, kể cả mở đầu của công trình và nhận xét của người viết tóm tắt. Mục đích của công trình là sự khái quát

toàn bộ tư tưởng của công trình và có thể trả lời cho câu hỏi: Tác giả thực hiện công trình

ấy để làm gì ? Khi viết mục đích, chỉ cần tóm gọn trong một câu hoặc hai câu. Vì vậy, một bài TTKH phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

Yêu cầu ngắn gọn ở đây không có nghĩa chỉ một vài câu song cũng không nên viết dài. Tùy bài viết mà có thể tóm tắt từ 5 đến 10 câu. Tóm tắt một cuốn sách có thể dài hơn. Cần chú ý khi làm tóm tắt khoa học:

- Phần nội dung các đoạn trong bài cần tóm tắt phải được rút ngắn lại sao cho mỗi đoạn hoặc nhiều đoạn thành một câu đơn giản hoặc câu phức tạp .

- Không cần đề cập các chi tiết vụn vặt trong bài viết. Nếu cần dẫn chứng cho rõ câu tóm tắt thì chỉ viết ví dụ một vài chi tiết.

- Chắp nối các câu lại cho thành một bài viết có các ý liên tục.

b) Câu kết luận hoặc nhận xét của bài tóm tắt phải sắc bén và chắc chắn về chuyên môn. Nó trả lời cho các câu hỏi: Cái gì là mới ? Cái gì được tập trung thảo luận nhiều (nếu là một báo cáo khoa học)? Cái gì sẽ còn tiếp tục nghiên cứu?...

c) Hình thức của một tóm tắt khoa học:

Tóm tắt Bài ...

Tác giả : ...

(Tập san ... ngày, tháng, năm; hoặc Hội thảo ... ngày, tháng, năm)

d) Nếu là tóm tắt bài viết của mình (tự tóm tắt) thì phải nêu bật được cái đặc biệt nhất của bài viết (mới, quan trọng, tự tìm ra...).

e) Tóm tắt công trình, luận văn: Ðây là loại tóm tắt khác với TTKH của một bài báo. Thông thường người làm luận văn, tiểu luận cần làm bản tóm tắt công trình của mình (sau khi hoàn thành bản luận văn) để gởi đi xin nhận xét hoặc trao cho hội đồng khi bảo vệ luận văn. Như vậy, bản tóm tắt luận văn phải là một luận văn thu gọn nhiều lần. Những điều cần nói trong đó là: lí do chọn đề tài; giả thuyết khoa học; những ý rất cơ bản và rất vắn tắt của việc nghiên cứu lí thuyết (công thức, phương trình, nguyên lí làm việc của máy...) phục vụ cho thực nghiệm (nếu là công trình có thực nghiệm) hoặc phục vụ điều tra...; những kết quả đạt được; những nhận xét, kết luận, đề xuất....

Nếu là luận văn tốt nghiệp Ðại học thì bản tóm tắt chừng 3 - 4 trang (Xem phụ lục 5), các luận văn Cao học, Tiến sĩ sẽ dài hơn nhưng không quá 10 trang.

BÀI TẬP

1) Tìm mục đích bài viết cây lúa nếpvà bài Vinaphon - hai năm một chặng đường lạc quan ở phụ lục 6 và 7, sau đó viết TTKH cho hai bài ấy (không quá 7 câu cho một bài). 2)Tìm một số bài viết khác, tự làm như yêu cầu bài tập 1.

Một phần của tài liệu Chương 1: KHOA HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (Trang 29 - 30)