Trả lương theo thời gian

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác trả lương tại Công ty cổ phần xây dựng nhà và phát triển hạ tầng Hà Nội (Trang 29)

2. Thực trạng trả lương tại công ty HIDCC

2.4.2 Trả lương theo thời gian

Hình thức này áp dụng cho các viên chức lãnh đạo, quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành phục vụ và các đối tượng khác mà không thể thực hiện trả lương theo sản phẩm hoặc theo lương khoán

Tổng tiền lương của mỗi người được áp dụng theo mức khoán tiền lương hàng tháng quy định tại bảng dưới đây. Mức khoán tiền lương này đã bao gồm tiền lương cơ bản( kể cả phụ cấp chức vụ, tiền làm thêm giờ ) và tiền lương năng suất, chưa bao gồm: phụ cấp thâm niên công tác, phụ cấp kiêm nhiệm và phụ cấp trách nhiệm.

Bảng 3:Bảng hệ số tiền lương TÊN NHÓM CHỨC VỤ QUẢN LÝ/ TRÌNH ĐỘ NGHỀ NGHIỆP MỨC HỆ SỐ CẤP BẬC Nhóm 1 Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Mức 1 8,0 Mức 2 7,7 Nhóm 2 Giám đốc Mức 1 7,4 Mức 2 7,1 Nhóm 3 Phó giám đốc Mức 1 6,8 Mức 2 6,5 Nhóm 4 Kế toán trưởng Mức 1 6,2 Mức 2 5,9 Mức 3 5,6 Nhóm 5

Trưởng các phòng/ ban chuyên môn nghiệp vụ; giám đốc chi

nhánh; trợ lý giám đốc Mức 1 5,9 Mức 2 5,6 Mức 3 5,3 Nhóm 6 - Phó trưởng phòng/ ban phụ trách phòng/ ban Mức 1 5,3 Mức 2 5,0 Mức 3 4,7

Nhóm 7 - Chuyên viên, kinh tế viên, kĩ sư - Cán sự, kĩ thuật viên Mức 1 4,4 Mức 2 4,1 Mức 3 3,8 Mức 4 3,5 Mức 5 3,2 Mức 6 2,9 Mức 7 2,6 Mức 8 2,3 Mức 9 2,0

Nhóm 8 Thủ kho, văn thư, thủ quỹ Mức 1 3,8

Mức 2 3,5 Mức 3 3,2 Mức 4 2,9 Mức 5 2,6 Mức 6 2,3 Mức 7 2,0 Mức 8 1,7 Nhóm 9 Lái xe Mức 1 3,8 Mức 2 3,5 Mức 3 3,2 Mức 4 2,9 Mức 5 2,6 Nhóm 10 Bảo vệ Mức 1 2,3 Mức 2 2,0 Mức 3 1,7 Mức 4 1,4 Nhóm 11 Nhân viên phục vụ Mức 1 2,0 Mức 2 1,7 Mức 3 1,4 Mức 4 1,1

( Nguồn: Phòng lao động tiền lương công ty HIDCC) a. Tiền lương cơ bản

TLTT x ( Hcb + Hpc)

TLcb= x Ti

Nc Trong đó:

TLcb: tiền lương cơ bản

TLTT: Mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định Hcb: Hệ số lương cấp bậc của người lao động Hpc: Hệ số phụ cấp lương của người lao động

Ti: Số ngày làm việc thực tế của người lao động trong tháng Nc: Ngày công chế độ trong tháng

Tiền lương cơ bản được áp dụng theo hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương ban hành kèm theo nghị định số 205/2004/ NĐ- CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính Phủ. Tiền lương cơ bản là cơ sở để trích nộp bảo hiểm xã hội và thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụ khác của người lao động theo quy định hiện hành của pháp luật có liên quan.

Bảng 4:Bảng phụ cấp thâm niên công tác

Thời gian công tác Phụ cấp thâm niên công tác: Ptn( đồng/ tháng)

Dưới 5 năm 0

Từ đủ 5 năm đến 10 năm 200.000

Trên 10 năm 400.000

Bảng 5: Bảng thanh toán tiền lương tháng 1 năm 2010

STT Họ và tên Lương cơ

bản Lương năng suất Các khoản phụ cấp khác Tổng lương Phụ cấp thâm niên Phụ cấp kiêm nhiệm Phụ cấp trách nhiệm 1 Phạm Thành Nam 4.007.000 12.857.000 400.000 17.264.000 2 Phạm T. Nhuận 3.095.000 6.053.000 400.000 9.548.000

3 Nguyễn Văn Khoa 2.717.000 5.264.000 200.000 8.181.000

4 Trần Huy Dụng 1.998.000 2.498.000 200.000 4.696.000 5 Nguyễn T. Thúy 1.998.000 2.268.000 200.000 4.466.000 6 Lê Minh Thọ 1.474.000 2.374.000 100.000 3.948.000 7 Đặng Hồng Túy 2.031.000 2.603.000 4.634.000 8 Đặng Trường Xuân 1.664.000 2.243.000 3.907.000 9 Nguyễn T. Lan 1.664.000 1.667.000 3.331.000 10 Vũ T. Phương 1.664.000 1.667.000 3.331.000

b. Tiền lương năng suất

Xác định hệ số hoàn thành công việc

Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của từng cán bộ công nhân viên đã được xác định trong việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 của công ty và mức độ thực hiện của cán bộ công nhân viên để hoàn thành công việc đạt được trong tháng của mỗi người gồm 3 loại:

loại A: Hệ số = 1.0 loại B: Hệ số = 0.85 Loại C: Hệ số = 0.65

Các tiêu chuẩn được quy định như sau Loại A:

Về thực hiện nhiệm vụ kế hoạch công tác

- Đối với cán bộ quản lý, trưởng phòng, ban công ty, đơn vị

Xây dựng kế hoạch công tác hàng tháng hàng tuần của phòng ban do mình phụ trách. Phân công cán bộ nhân viên thực hiện nhiệm vụ kế hoạch đã được ra. Đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ của cán bộ công nhân viên để nắm vững mức độ thực hiện nhiệm vụ kế hoạch được giao và những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện để đề xuất với giám đốc công ty tìm những biện pháp giải quyết. Hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác do bản thân trực tiếp đảm nhiệm. Lãnh đạo phòng hoàn thành kế hoạch công tác được giao từ 80% trở lên.

- Đối với cán bộ công nhân viên làm công tác chuyên môn, kĩ thuật nghiệp vụ, xây dựng kế hoạch công tác trong tuần hàng tháng và báo cáo các chức năng nhiệm vụ được giao. Hoàn thành tốt các công tác nhiệm vụ được giao và nếu trong quá trình thực hiện có những gì khó khăn thì phải báo cáo cụ thể với trưởng phòng và đề xuất biện pháp giải quyết nhanh nhất.

- Đối với công nhân viên phục vụ

Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chấp hành đúng mọi quy định của công ty khi thực hiện nhiệm vụ, về kỉ luật lao động, chấp hành tốt nội quy cũng như quy định chung của công ty, đi làm đúng giờ giấc.

Loại B:

- Đối với cán bộ quản lý trưởng phòng ban công ty

Phòng phải hoàn thành từ 70% đến 80% kế hoạch công tác được giao. Bản thân hoàn thành những nhiệm vụ liên quan đến chuyên môn

- Đối với cán bộ chuyên môn kĩ thuật nghiệp vụ

Hoàn thành công việc từ 80%-90% kế hoạch công việc được giao. - Đối với nhân viên phục vụ

Quá trình thực hiện nhiệm vụ còn phải nhắc nhở từ 1-3 lần trong tháng và mỗi lần đi muộn không quá 15 phút. Không làm việc riêng trong giờ giấc làm việc.

Loại C

- Đối với cán bộ quản lý trưởng phòng ban

Phải hoàn thành từ 50-70% nhiệm vụ công tác được giao. - Đối với cán bộ chuyên môn kĩ thuật nghiệp vụ

Hoàn thành từ 60-70% nhiệm vụ công tác được giao - Đối với công nhân viên phục vụ

Quá trình làm việc còn bị nhắc nhỏ 4-6 lần /tháng. Hay làm việc riêng dùng các thiết bị của văn phòng không đúng mục đích.

 Một số quy định thanh toán quỹ tiền lương năng suất

Những ngày không làm việc( các ngày nghỉ lễ hoặc có việc riêng) và những ngày làm thêm vào ngày nghỉ lễ ngày cuối tuần theo quy định sẽ thanh toán tiền lương theo chế độ chung không được tính để thanh toán tiền lương năng suất. Trong tháng có những ngày nghỉ đi học nhưng vẫn đảm nhận công việc bình thường thì được hưởng loại C, cán bộ công nhân viên vi phạm nội quy quy định của công ty nhưng chưa đến mức bị xử lý kỉ luật lao động thì tùy mức độ nặng nhẹ để hạ loại tháng đó.

 Công thức tính

Qns

TLnsi = x Ni x Hcvi n

∑ Ni x Hcvi i=1

Trong đó:

n: là số người được tính tiền lương năng suất Tlnsi: tiền lương năng suất của người thứ i Qns: quỹ tiền lương năng suất

Hcvi: hệ số mức độ hoàn thành công việc của người thứ i trong tháng Ni: Số ngày công làm việc thực tế của người thứ i

Bảng 6: Ví dụ bảng tiền lương năng suất của khối văn phòng công ty

TT Họ và tên

Lương năng suất Hệ số hoàn thành

Số tiền

A B C

1 Phạm Thành Nam 1 12.857.000

2 Phạm T. Nhuận 1 6.053.000

3 Nguyễn Văn Khoa 1 5.264.000

4 Trần Huy Dụng 1 2.498.000 5 Nguyễn T. Thu 1 2.268.000 6 Lê Minh Thìn 1 2.374.000 7 Đặng Hồng Túy 1 2.603.000 8 Đặng Trường 1 2.243.000 9 Nguyễn T. Lan 1 1.667.000 10 Vũ T. Phương 1 1.667.000

( Nguồn: Phòng lao động tiền lương công ty HIDCC)

 Phụ cấp trách nhiệm công việc

Phụ cấp trách nhiệm công việc được áp dụng theo hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương ban hành kèm theo nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính Phủ

 Phụ cấp kiêm nhiệm

- Phó giám đốc kiêm trợ lý giám đốc: 10%

- Phó giám đốc kiêm chỉ huy trưởng công trình: 10%

- Trưởng phòng/ phó trưởng phòng kiêm nhiệm các chức vụ: 10% - Giám đốc chi nhánh kiêm nhiệm phó trưởng ban: 10%

 Phụ cấp công trường: 10%

Như vậy, ta có thể thấy rằng phương pháp tính tiền lương theo thời gian của công ty khá rõ ràng. Phương pháp này được chia ra làm 2 phần chính là tiền lương cơ bản và tiền lương năng suất ngoài ra còn cộng thêm các khỏan phụ cấp khác như phụ cấp trách nhiệm và phụ cấp chức vụ. Phương pháp tính rõ ràng khiến người lao động dễ dàng hiểu được tiền lương của mình được tính như thế nào nên rất hiếm khi xảy ra trường hợp người lao động thắc mắc về tiền lương của mình.

Theo phương pháp tính này, người lao động được khuyến khích đi làm đủ ngày công và hoàn thành tốt công việc. Trong công thức tính lương có tính tới cả 2

yếu tố là ngày công thực tế và hệ số hoàn thành công việc. Ngoài ra, người lao động còn được hưởng cả các khoản phụ cấp như phụ cấp thâm niên, phụ cấp chức vụ và phụ cấp trách nhiệm. Chính điều này đã khiến người lao động thêm gắn bó với công ty và cố gắng hòan thành tốt công việc được giao.

Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức này là chưa gắn thu nhập của mỗi người với kết quả chất lượng lao động mà họ đạt được trong thời gian làm việc. Bên cạnh đó các tiêu chí để xét hệ số hoàn thành công việc còn mang tính chất chung chung định tính, chưa chính xác nên người lao động chỉ theo đuổi số lượng công việc hoàn thành mà chưa quan tâm tới chất lượng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác trả lương tại Công ty cổ phần xây dựng nhà và phát triển hạ tầng Hà Nội (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w