Quá trình thử nghiệm

Một phần của tài liệu ứng dụng công nghệ ofdm trong truyền hình số mặt đất, và thực trạng sử dụng tại việt nam (Trang 67)

- Tỉ số công suất đỉnh trên công suất trung bình là một trong những hạn chế cơ bản của tín hiệu OFDM Khi tỉ số này cao, việc sử dụng bộ khuyếch đạ

4.3Quá trình thử nghiệm

Nhận thức được xu thế tất yếu của cách mạng kỹ thuật số, ngay từ năm 1998, Công ty Đầu tư và Phát triển công nghệ truyền hình Việt Nam (VTC) đã bắt đầu nghiên cứu, tiếp cận với công nghệ này. VTC đã quyết định chọn công nghệ DVB-T cho mục đích thử nghiệm trên cơ sở đánh giá tổng hợp các tiêu chí về kỹ thuật, kinh tế và xu thế phát triển của công nghệ trên thế giới. VTC khẳng định: giải pháp đưa ra đã giải quyết được bài toán đang tồn tại hàng trăm máy phát hình tương tự công suất lớn và hàng nghìn máy phát hình tương tự công suất nhỏ trong thời kỳ quá độ. Khả năng sản xuất hàng loạt bộ biến đổi đã cho phép cung cấp giải pháp đồng bộ cho các đài truyền hình địa phương khi có nhu cầu chuyển sang phát hình số mặt đất trong một tương lai không xa.

Với tiêu chuẩn đã lựa chọn là DVB-T, VTC đã tiến hành thử nghiệm chuyển đổi máy phát hình Analog sang phát hình số công suất vừa, để triển khai phát thử nghiệm trên diện hẹp từ tháng 12/2000. Việc thử nghiệm này đã cho kết quả tốt.

Để chuẩn bị áp dụng kỳ thuật phát hình số trên toàn quốc, VTC đã được Đài Truyền hình Việt Nam giao nhiệm vụ phát thử nghiệm phát hình số trên diện rộng tại địa bàn Hà Nội và các vùng lân cận. Sau đó, VTC đã phối hợp với Đài PTTH Bình Dương và Đài TH TPHCM thử nghiệm tại hai địa phương này.

Sau hơn 3 năm thử nghiệm, ngày 22/9/2004 VTC đã tổ chức Hội thảo nhằm đánh giá kết quả thử nghiệm DVB-T trên diện rộng. Hội thảo đã tập hợp được ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý về ứng dụng công nghệ này. Báo cáo tại Hội thảo, VTC cho biết, đến nay có thể khẳng định VTC đã thành công trong việc

chuyển đổi máy phát hình analog sang phát hình số... VTC cũng đã làm chủ được công nghệ để chủ động sản xuất được máy phát hình số, chế tạo được hệ thống anten đáp ứng nhu càu khi triển khai trên toàn quốc.

Để có thể đưa truyền hình số trở nên phổ biến và đại trà trong xã hội, một yêu cầu quan trọng là khi triển khai phát hình số phải có được các thiết bị hỗ trợ để người dân có thể thu tín hiệu. Với các nước có nền kinh tế phát triển, giá thành một chiếc ti vi số tò 1.000 USD trở lên. Bên cạnh việc hoàn thành đề tài "Nghiên cứu ứng dụng công nghệ chuyển đổi máy phát hình analog sang máy phát hình digital", VTC cũng đã đưa ra giải pháp kỹ thuật để sản xuất hàng loạt các bộ biến đổi digital/analog để bảo đảm cho việc thu, xem tín hiệu truyền hình số mặt đất và tín hiệu vệ tinh số bằng các máy thu hình thông thường hiện nay. Từ cuối năm 2000 VTC đã đưa ra giải pháp thu tín hiệu truyền hình số bằng bộ chuyển đổi tín hiệu số/tương tự, cho phép thu truyền hình số bằng tivi analog thông thường. Từ đó đến nay VTC đã không ngừng hoàn thiện thiết kế các chủng loại đầu thu số. Qua 3 năm thử nghiệm cho thấy đầu thu do VTC sản xuất hoàn toàn có thể thoả mãn các chương trình quảng bá ở các chế độ phát khác nhau. Giá thành của đầu thu số cũng giảm xuống đáng kể nhờ công nghệ sản xuất hàng loạt, với số lượng lớn.

Thời gian đầu thử nghiệm VTC mới chỉ phát 4 chương trình, đến nay đã tăng lên 16 chương trình, là các kênh thời sự, thể thao, giải trí hấp dẫn. Đặc biệt, người dân xem truyền hình kỹ thuật số không phải trả phí thuê bao hàng tháng như truyền hình cáp, mà chỉ cần đầu tư ban đầu một bộ đầu thu số là có thể xem được.

Bên cạnh đó, nhận thấy Việt Nam là nước có mật độ xe ô tô lưu hành khá lớn, VTC cũng đang triển khai để thử nghiệm dịch vụ phát thu di động trên các phương tiện giao thông tại Hà Nội, nhằm mục đích để người đang di chuyển trên ô tô cũng có thể xem truyền hình số. Như vậy truyền hình số sẽ được phát triển và sử dụng rộng rãi hơn.

Việc nghiên cứu đề tài “Chuyển đổi máy phát hình analog sang máy phát hình số” và triển khai thử nghiệm mạng phát hình số thành công hoàn toàn có thể khẳng định là Việt Nam có khả năng chuyển đổi máy phát hình tương tự thành máy phát hình số mặt đất theo tiêu chuẩn châu Ầu cũng như có thể sản xuất được anten và các bộ chia công

suất cho máy phát hình số mặt đất. Việc chuyển đổi sẽ giúp tận dụng được cơ sở hạ tàng đang có, tiết kiệm kinh phí đầu tư khi chuyển sang phát truyền hình số và tạo khả năng cho việc chế tạo tòng phần thiết bị trong nước, giảm kinh phí nhập ngoại. Việc chế tạo bộ biến đổi STB cũng mang lại lợi ích kinh tế lớn, phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam do giá thảnh của STB rẻ hơn rất nhiều so với việc mua mới một tivi số trong khi Việt Nam hiện còn đang sử dụng tới 8 triệu tivi analog. Tuy nhiên, để khuyến khích phát triển cho việc phát và thu tín hiệu truyền hình số trong năm nay và các năm tới, cần có các chính sách khuyến khích và hỗ trợ để sản xuất bộ STB trong nước, cần có các chính sách quản lý minh bạch, rõ ràng cho mảng công nghệ truyền hình số đang ngày một tới gần.

Một phần của tài liệu ứng dụng công nghệ ofdm trong truyền hình số mặt đất, và thực trạng sử dụng tại việt nam (Trang 67)