Tình hình phát triển truyền hình số mặt đất trên thế giớ

Một phần của tài liệu ứng dụng công nghệ ofdm trong truyền hình số mặt đất, và thực trạng sử dụng tại việt nam (Trang 63)

- Tỉ số công suất đỉnh trên công suất trung bình là một trong những hạn chế cơ bản của tín hiệu OFDM Khi tỉ số này cao, việc sử dụng bộ khuyếch đạ

4.1 Tình hình phát triển truyền hình số mặt đất trên thế giớ

Ra đời vào cuối thập kỷ 90, truyền hình số mặt đất đang ngày càng được chấp nhận, phát triển rộng rãi và trở thành xu thế không thể thay đổi của truyền hình thế giới trong tương lai.

Theo đánh giá của các chuyên gia, truyền hình số có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với công nghệ truyền hình thông thường mà nổi bật trước hết là khả năng chống nhiễu cao, ít nhạy cảm với nhiễu, có khả năng phát hiện sửa lỗi và thu tốt trong truyền sóng đa đường. Ngoài ra, truyền hình số còn cho phép tiết kiệm phổ tàn, truyền được nhiều chương trình trên cùng một kênh sóng trong khi truyền hình tương tự phải dùng một kênh cho mỗi chương trình. Hơn thế nữa, truyền hình số còn có khả năng khoá mã, quản lý chương trình theo yêu càu đồng thời còn cho phép truyền hình đa phương tiện. Điều đó có nghĩa là truyền hình số có thể truyền nhiều loại dữ liệu khác nhau, nhiều đường tiếng cho một kênh truyền hình và truyền hình kèm theo phụ đề đa ngôn ngữ, thậm chí còn cho phép nhắn tin và đặt mua hàng hoá ngay qua tivi.

Hiện nay, đang thịnh hành 3 tiêu chuẩn cho truyền dẫn truyền hình số mặt đất là DVB-T của châu Ầu, ATSC của Mỹ và ISDB-T của Nhật Bản. số liệu thống kê cho thấy cho tới nay, trong tổng số 38 nước chọn lựa tiêu chuẩn phát hình số mặt đất, đã có 32 nước chọn tiêu chuẩn DVB-T của châu Âu (chiếm 84%), 5 nước chọn tiêu chuẩn ATSC của Mỹ (chiếm 13%) và duy nhất Nhật Bản sử dụng công nghệ ISDB-T. Trong các hệ phát hình số mặt đất, tiêu chuẩn châu Âu DVB-T tỏ ra có nhiều ưu điểm và được hầu hết các nước trên thế giới chấp nhận.

Anh là nước tiên phong triển khai phát hình số mặt đất theo tiêu chuẩn DVB-T (từ 15/11/1998). Sau đó một thời gian ngắn, một loạt quốc gia châu Âu như Anh, Thuỵ Điển, Australia, Tây Ban Nha, Singapore, Na Uy, Hà Lan, cừng Nam Phi, Australia, Singapore đã triển khai phát số theo hệ DVB-T trên diện rộng. Đên nay, hầu hết châu Âu, châu Đại dương, châu Phi và nhiều nước khác

cũng đã triển khai truyền hình số. Đặc biệt, Berlin (Đức) đã tuyên bố chấm dứt phát sóng truyền hình mặt đất bằng kỹ thuật analog từ 4/8/2003. Nhiều nước khác cũng có kế hoạch chấm dứt phát analog từ 2006 đến 2010. Xung quanh ta có Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore... cũng đã thử nghiệm truyền hình số mặt đất theo tiêu chuẩn DVB-T. Nhiều nước khác cũng đang có kế hoạch phát hình số mặt đất.

Một phần của tài liệu ứng dụng công nghệ ofdm trong truyền hình số mặt đất, và thực trạng sử dụng tại việt nam (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w