M 76 112.02 106 Ta tính được: RVPHG= 0.26 bar
2.3 PHÂN XƯỞNG CRACKING XÚC TÁC TẦNG SÔI FCC 1 Tổng quan về phân xưởng FCC
2.3.1 Tổng quan về phân xưởng FCC
- Mục đích: chuyển hóa các phân đoạn nặng dưới tác dụng của chất xúc tác, nhằm tăng hiệu suất thu hồi xăng và LPG.
- Nguyên liệu: nguồn nguyên liệu điển hình là VD (Vacuum Distillate – gasoil chân không) với điểm sôi đầu từ 350-380oC và điểm sôi cuối khoảng 550-560oC. Ngoài ra, người ta còn có thể trộn thêm các nguồn distillate nhẹ của chưng cất khí quyển, quá trình giảm nhớt, cốc hóa, hoặc cặn chân không đã tách asphalt (> 550oC) và từ 10 – 50% khối lượng cặn chưng cất khí quyển. Nguyên liệu có tỷ trọng khoảng 0,9 – 0,98.
- Sản phẩm:
• Fuel gas: 3 – 5% khối lượng, gồm C2-, H2S, rửa ngược chiều bằng DEA hay TEA để loại bỏ H2S.
• Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG): 7 – 20% khối lượng, làm nguyên liệu cho hóa dầu, phân đoạn C4 giàu iso-olefin dùng sản xuất MTBE và C4= làm nguyên liệu cho phân xưởng ankyl hóa.
• Xăng: 40 – 60% khối lượng, có RON cao (90 – 95) nhưng độ nhạy lớn (khoảng 12).
• LCO (Light Cycle Oil): khoảng phân đoạn 220 – 380oC, chiếm 10 – 20% khối lượng, giàu các hợp chất thơm nên chỉ số cetane thấp.
• HCO (Heavy Cycle Oil): 380 – 550oC, chiếm 5 – 10% khối lượng, nhiều hợp chất thơm đa vòng, chủ yếu phối liệu cho FO.
• Cặn (Slury): > 550oC, chiếm từ 5 – 20% khối lượng, là sản phẩm rất nặng ở dạng huyền phù chứa những thành phần nặng nhất chưa chuyển hóa và những hạt rắn nhỏ các hạt xúc tác bị kéo theo. Phần huyền phù rắn được tách ra và phối trộn FO.
• Cốc: chiếm từ 3 – 7% khối lượng, là sản phẩm quan trọng vì làm nhiên liệu đốt trực tiếp cung cấp cho toàn bộ quá trình.
Độ chuyển hóa được tính như sau:
Nhận xét:
Nguyên liệu có KUOP càng lớn thì:
• Độ chuyển hoá tăng
• Cốc tạo thành tăng
• GOR giảm
Độ nghiêm ngặt càng lớn thì:
• Độ chuyển hoá tăng do hiệu suất thu khí tăng
• Hiệu suất thu xăng giảm