Xuất các giải pháp hợp lý nhằm phát triển kinh tế xã hội theo phương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng bền vững tài nguyên đất huyện đông anh hà nội (Trang 67)

hướng phát triển đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của Huyện

* Về kinh tế:

* Về phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

- Tạo môi trường thuận lợi thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào huyện. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư thiết bị công nghệ mới, tạo ra sản phẩm có hàm lượng chất xám và sức cạnh tranh cao. Củng cố, phát huy lợi thế, tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh và thương hiệu của các làng nghề truyền thống.

- Phát triển các cụm/ điểm công nghiệp vừa và nhỏ tại một số làng nghề, một số khu vực phù hợp trên địa bàn (Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú...)

- Kiểm soát chặt chẽ vấn đề môi trường tại các khu công nghiệp, từng bước giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề.

- Đào tạo công nhân kỹ thuật các ngành cơ khí, điện, điện tử, may mặc, da giày

phục vụ cho phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện * Về phát triển ngành thương mại dịch vụ

- Có cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ đặc biệt đối với hoạt động kinh doanh du lịch, khai thác tiềm năng du lịch trên địa bàn. Khuyến khích các phương thức lưu thông hiện đại, nâng cao trình độ hiện đại hóa của các doanh nghiệp thương mại dịch vụ.

- Tập trung triển khai thực hiện tốt các dự án đầu tư phát triển, đẩy mạnh phương thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư để khai thác kinh doanh dịch vụ.

- Tích cực hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thương mại dịch vụ tiếp cận đất đai, mặt bằng kinh doanh.

- Xây dựng văn hoá kinh doanh, văn minh thương mại.

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp, năng lực phục vụ của đội ngũ nhân lực ngành thương mại dịch vụ.

* Về phát triển ngành nông nghiệp

- Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ cao, ưu tiên đầu tư ứng dụng công nghệ sinh học, tạo đột phá về năng suất, chất lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất, giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp.

- Xây dựng kế hoạch và tập trung triển khai thực hiện việc dồn điền, đổi thửa, tập trung trao đổi ruộng đất tạo thành ô thửa lớn để phát triển sản phẩm hàng hóa nông sản có lợi thế cạnh tranh cao, giá trị gia tăng lớn.

- Khuyến khích liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khoa học và hiệp hội ngành hàng. Tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, nhất là tập trung đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và chế biến sản phẩm nông nghiệp; phát triển nông thôn theo hướng đô thị, hiện đại.

- Nâng cao năng lực, hiệu quả các dịch vụ sản xuất nông nghiệp: khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y, thuỷ lợi, sản xuất cung ứng giống cây trồng, vật nuôi.

- Hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật một số làng nghề có tiềm năng phát triển. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn theo hướng hiện đại. Củng cố, tu bổ hệ thống đê, kè trên địa bàn.

Về xã hội:

* Quy hoạch phát triển giáo dục - đào tạo

- Đa dạng hoá các loại hình trường lớp, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, coi trọng phát triển các trường dân lập và tư thục.

- Khuyến khích và ưu đãi đặc biệt với những nhà đầu tư đầu tư xây dựng trường học đẳng cấp quốc tế trên địa bàn huyện; ưu tiên thu hút các nhà đầu tư có trình độ và kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục (kể cả các nhà đầu tư nước ngoài) đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện các trường học chất lượng cao.

- Ưu tiên dành quỹ đất 5% phục vụ công cộng của các xã và tận dụng quỹ đất còn trống chưa khai thác để xây dựng trường học. Bố trí quỹ đất tại các khu đô thị mới, khu tái định cư để xây dựng trường học.

- Đối với giáo dục trung học phổ thông, bên cạnh học tập văn hoá cần tăng cường giáo dục kiến thức hướng nghiệp, điều mà trong các chương trình hiện nay chưa được quan tâm đúng mức.

- Thu hút đầu tư phát triển các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề trên địa bàn huyện.

- Xây dựng và không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục. Thực hiện đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học, phương thức đánh giá kết quả học tập.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Mở rộng và nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học và các cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo.

* Quy hoạch phát triển Y tế

- Khuyến khích đầu tư thành lập các bệnh viện tư nhân.

- Có chính sách khuyến khích cán bộ y tế về cơ sở để tăng cường cho y tế xã. Làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, tránh quá tải cho y tế tuyến trên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phát triển mạng lưới truyền thông giáo dục sức khỏe đến các xã, thị trấn; sử dụng các biện pháp và hình thức truyền thông phù hợp để mọi tầng lớp nhân dân và các tổ chức quần chúng tự nguyện tham gia, đóng góp vào việc bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình và cộng đồng.

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền và sự tham gia của các ngành, đoàn thể đối với công tác dân số, gia đình và trẻ em.

* Phát triển văn hoá, thể dục thể thao

- Việc quy hoạch xây dựng các khu dân cư, khu công nghiệp, các khu đô thị mới… phải dành quỹ đất phù hợp và thuận lợi để xây dựng các công trình văn hoá (nhà văn hoá, khu thể thao, khu vui chơi giải trí, rạp chiếu bóng, thư viện hoặc phòng đọc sách báo, công trình mỹ thuật, điêu khắc…).

- Đẩy mạnh quá trình xã hội hoá hoạt động văn hoá, khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội tham gia sáng tạo, sản xuất, phổ biến và kinh doanh

trên lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật. Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa ở cơ sở, xây dựng nhà văn hóa thể thao các xã, thị trấn.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật vững vàng về tư tưởng chính trị, tinh thông về nghề nghiệp.

- Thực hiện văn minh trong thương nghiệp, văn hoá trong kinh doanh.

- Tăng cường quản lý thị trường văn hoá phẩm; quản lý việc sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet (website, blog, portal). Chủ động đấu tranh với những biểu hiện “lai căng”, phi văn hoá, góp phần bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc. Tăng cường hiệu lực của công tác thanh tra nhà nước về văn hoá.

Về kết cấu hạ tầng và bảo vệ môi trường:

- Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong xây dựng, quản lý, vận hành khai thác công trình thủy lợi; công nghệ tưới hiện đại, tiết kiệm nước; ưu tiên áp dụng cho các khu chuyên canh rau, hoa, cây cảnh, cây ăn quả, vùng trồng lúa chất lượng cao.

- Thực hiện quy hoạch đô thị, khu dân cư lồng ghép với quy hoạch bảo vệ môi trường, xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nước thải đồng bộ, tiên tiến trong đó đảm bảo rác thải y tế được thu gom, xử lý đúng quy định.

- Phối hợp với các sở, ngành thành phố thực hiện đề án bảo vệ tổng thể nguồn nước, môi trường sinh thái, cảnh quan và khai thác bền vững lưu vực Sông Hồng, Sông Đuống, Sông Cà Là, khu vực đầm Vân Trì, khu di tích Cổ Loa.

- Kiểm soát chặt chẽ vấn đề môi trường tại các cơ sở công nghiệp trên địa bàn. Việc xét duyệt các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp cần xem xét kỹ các hạng mục công trình và phần kinh phí đầu tư xử lý chất thải, đặc biệt là các dự án chế biến nông sản, lâm sản. Việc có hạng mục công trình và kinh phí đầu tư xử lý chất thải phải được coi là điều kiện bắt buộc để phê duyệt dự án đầu tư.

- Thực hiện các biện pháp ngăn chặn các hoạt động khai thác bừa bãi tài nguyên trong quá trình phát triển công nghiệp và khu đô thị như: nước ngầm, vật liệu làm gạch,

chặt phá cây, san lấp ao hồ. Có biện pháp ngăn chặn các hoạt động xả thải gây ô nhiễm trong hoạt động kinh tế và dân sinh. Tổ chức tốt các hoạt động thu gom xử lý rác thải, chất thải ở các khu dân cư, khu công nghiệp hiện có và sẽ hình thành trong tương lai.

- Đầu tư kinh phí cho các hoạt động bảo vệ và xử lý ô nhiễm môi trường ở những địa bàn có nhiều bức xúc về môi trường. Sớm có chính sách thu phí môi trường để hình thành quỹ bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện.

- Phát động và duy trì thường xuyên phong trào trồng cây xanh ở mọi cơ quan,

doanh nghiệp, khu dân cư trên toàn địa bàn để tái tạo môi trường xanh trên toàn huyện. 3.4.3. Đề xuất sử dụng đất huyện Đông Anh

3.4.3.1. Cơ sở đề xuất sử dụng đất

Đất đai là tài nguyên quan trọng và là điều kiện không thể thiếu được trong mọi quá trình phát triển. Vì vậy việc sử dụng tốt tài nguyên đất đai không chỉ quyết định tương lai kinh tế, mà còn là sự đảm bảo cho mục tiêu ổn định chính trị và phát triển xã

hội.

Để đảm bảo được các nhiệm vụ trên, việc đề xuất sử dụng đất cần quán triệt các quan điểm sau:

- Phải khai thác toàn bộ đất đai một cách khoa học, hợp lý và tiết kiệm. Sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả kinh tế cao, vừa đảm bảo sản xuất bền vững, vừa cải tạo nâng cao độ phì nhiêu đất đai trên cơ sở sử dụng tính ưu thế và đa dạng của quỹ đất.

- Từ nay đến năm 2015 sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của huyện. Do đó cần đảm bảo ưu tiên các loại đất tốt cho sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an toàn lương thực của huyện, đáp ứng nông sản cho xã hội. Sử dụng đất nông nghiệp theo quan điểm bền vững, đa dạng hóa cây trồng, đi đôi

với khai thác sử dụng cần phải chú ý đến cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu của đất.

- Sử dụng đất đai phải kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái. Trong những năm trước mắt cũng như lâu dài, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là bảo vệ, bồi dưỡng diện tích đất canh tác nông nghiệp hiện có.

- Phải khai thác triệt để quỹ đất chưa sử dụng, đặc biệt là quỹ đất thích hợp với sản xuất nông nghiệp để đưa vào sản xuất nông nghiệp, bù vào những diện tích đất nông nghiệp buộc phải chuyển sang các mục đích sử dụng khác.

3.4.3.2. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất bền vững

Khi lựa chọn các loại hình sử dụng đất bền vững cần chú ý đến các yếu tố hạn chế như: xói mòn thoái hoá đất, khô hạn, bị sương muối vào mùa đông, ngập úng vào mùa lũ lụt.... Những hạn chế trên đây làm cho lúa, rau màu, hoa và cây cảnh... cho hiệu quả thấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khả năng ổn định và bền vững tương đối của các loại hình sử dụng đất được xem xét ở các chỉ tiêu sau.

a. Về môi trường:

- Tác động tích cực: Bảo vệ cải tạo đất, điều tiết khí hậu, điều tiết nước, làm trong sạch môi trường.

- Tác động tiêu cực: Gây xói mòn rửa trôi làm thoái hoá đất, ảnh hưởng của ngập lụt gây thiệt hại đến lương thực hoặc hoa màu, xuất hiện tầng glây hoặc hình thành kết von đá ong...

b. Khả năng cải thiện, phát triển của từng loại hình sử dụng đất:

- Áp dụng được những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp: giống, thâm canh, mô hình hoa, cây cảnh và nuôi trồng thủy sản làm khu du lịch sinh thái...

- Phù hợp với mục tiêu phát triển của vùng, có khả năng mở rộng và phát triển trong vùng. - Chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

c. Loại hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế:

Về thực chất các loại hình sử dụng đất được lựa chọn ở huyện Đông Anh tập trung vào 3 hệ thống canh tác chính:

- Chuyên lúa, 2 vụ lúa + 1 vụ màu.

- Chuyên màu, rau màu, hoa và cây cảnh. - Nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống canh tác lúa và lúa màu, rau màu và đất chuyên màu khá bền vững và không ngừng được củng cố, thông qua những tiến bộ về giống, đa dạng hoá cây trồng, thâm canh tăng năng suất và bồi dưỡng cải tạo đất.

Hoa và cây cảnh, nuôi trồng thủy sản ở huyện Đông Anh hiện chiếm diện tích nhỏ. Tuy nhiên chúng rất có giá trị nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.

3.4.3.3. Đề xuất sử dụng đất trên cơ sở các loại hình sử dụng đất đã lựa chọn

Kết quả đánh giá, phân hạng đất đai huyện Đông Anh cho thấy: Diện tích đất

thích nghi để phát triển sản xuất nông nghiệp như sau (phụ lục 5): - Chuyên lúa (2 vụ lúa): 4.724,05 ha.

- 2 vụ lúa + 1 vụ màu: 1.519,00 ha. - Chuyên màu: 787,12 ha.

- Rau màu: 1.164,28 ha. - Hoa và cây cảnh: 330,42 ha.

- Nuôi trồng thủy sản 907,82 ha. a. Đất chuyên lúa:

Để đảm bảo an ninh lương thực đến năm 2015, những diện tích đất thích hợp trồng lúa nước cần được ưu tiên sử dụng tối đa.

Diện tích đất có khả năng trồng 2 vụ lúa nước: 4.724,05 ha. Trong đó: - Đất rất thích nghi: 425,69 ha.

- Đất thích nghi trung bình: 4.503,84 ha, hạn chế lớn nhất là thành phần cơ giới nhẹ.

Phân bố tại các xã và thị trấn như sau:

Bảng 3.8. Các vùng phân bố kiểu sử dụng đất chuyên lúa Thứ tự Các xã và thị trấn Diện tích (Ha) Mức độ thích nghi S1 S2 1 TT. Đông Anh 42,85 - 42,85 2 Xuân Nộn 439,84 - 439,84

3 Thụy Lâm 196,05 - 196,05 4 Bắc Hồng 291,70 - 291,70 5 Nguyên Khê 295,29 - 295,29 6 Nam Hồng 409,05 - 409,05 7 Tiên Dương 545,75 - 545,75 8 Vân Hà 45,95 - 45,95 9 Uy Nỗ 329,48 - 329,48 10 Vân Nội 264,44 - 264,44 11 Liên Hà 341,18 - 341,18 12 Việt Hùng 46,73 - 46,73 13 Kim Nỗ 71,33 - 71,33 14 Kim Chung 243,41 142,48 100,93 15 Dục Tú 152,54 - 152,54 16 Đại Mạch 142,92 142,92 - 17 Vĩnh Ngọc 104,62 - 104,62 18 Cổ Loa 27,24 - 27,24 19 Hải Bối 75,33 75,33 - 20 Xuân Canh 282,29 - 282,29 21 Võng La 64,96 64,96 - 22 Mai Lâm 50,92 - 50,92 23 Đông Hội 260,18 - 260,18 Tổng cộng 4.724,05 425,69 4.298,36 b. Đất 2 vụ lúa + 1 vụ màu:

Đất trồng 2 vụ lúa + 1 vụ màu chủ yếu được đề xuất ở những vùng đất trồng 2 vụ lúa nước, tưới tiêu chủ động. Diện tích đất có khả năng trồng 2 vụ lúa nước và 1 vụ màu là: 1.519,00 ha. Trong đó: - Đất rất thích nghi: 454,64 ha.

- Đất thích nghi trung bình: 1.064,36 ha, hạn chế lớn nhất là thành phần cơ giới nhẹ.

Bảng 3.9. Các vùng phân bố kiểu sử dụng đất 2 vụ lúa + 1 vụ màu Thứ Các xã Diện tích Mức độ thích nghi tự (Ha) S1 S2 1 Thụy Lâm 222,81 - 222,81 2 Tiên Dương 11,07 - 11,07 3 Vân Hà 66,08 - 66,08 4 Vân Nội 9,29 - 9,29 5 Liên Hà 33,54 - 33,54 6 Kim Nỗ 110,75 110,75 - 7 Kim Chung 137,77 96,34 41,43 8 Dục Tú 291,52 - 291,52

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng bền vững tài nguyên đất huyện đông anh hà nội (Trang 67)