Đông Anh
3.3.1.1. Các cấp phân vị
Theo hướng dẫn của FAO, khả năng thích nghi của đất đai được phân ra 4 cấp: nhóm, hạng, hạng phụ và đơn vị đất thích nghi.
- Nhóm (Suitable group) được chia ra nhóm thích nghi và nhóm không thích nghi (Ký hiệu: S và N).
- Nhóm thích nghi chia làm 3 hạng: rất thích nghi, thích nghi trung bình và kém thích nghi (Ký hiệu: S1, S2 và S3).
- Nhóm không thích nghi được chia làm 2 hạng: không thích nghi tạm thời và không thích nghi vĩnh viễn (Ký hiệu: N1 và N2).
- Từ hạng thích nghi trung bình (Ký hiệu: S2) và kém thích nghi (Ký hiệu: S3) chia ra nhiều hạng phụ để chỉ rõ bản chất của các yếu tố giới hạn.
- Từ hạng phụ có thể chia nhỏ ra các đơn vị thích nghi, khi có yêu cầu chi tiết về quản lý và sử dụng đất đai.
Vận dụng hướng dẫn của FAO trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, trong đánh giá phân hạng đất đai huyện Đông Anh, đất đai được phân cấp như sau:
- S1: Rất thích nghi.
- S2: Thích nghi trung bình. - S3: Kém thích nghi. - N: Không thích nghi.
Với hạng S2 và S3 còn phân ra các hạng phụ, để chỉ ra yếu tố hạn chế nhất với ký hiệu kèm theo.
3.3.1.2. Phương pháp xác định hạng
FAO đã đề ra 4 phương pháp để lựa chọn: 1. Phân hạng chủ quan.
2. Phân hạng theo giới hạn cao nhất.
3. Phân hạng theo phương pháp số học, tham số hoặc mô hình toán. 4. Phân hạng theo phương pháp làm mẫu.
Trong đánh giá phân hạng đất đai huyện Đông Anh áp dụng phương pháp phân hạng theo điều kiện giới hạn, tức là phân hạng theo mức độ giới hạn cao nhất.