Phân loại đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng bền vững tài nguyên đất huyện đông anh hà nội (Trang 37)

Kết quả điều tra bổ sung chỉnh lý xây dựng bản đồ đất huyện Đông Anh tỷ lệ 1/25.000 đã xác định huyện Đông Anh có 4 nhóm đất với 9 loại đất (bảng 3.5).

Bảng 3.5: Diện tích các loại đất huyện Đông Anh. TT Tên đất Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) I Nhóm đất cát 59,84 0,33

1 Cồn cát và bãi cát ven sông Cb 59,84 0,33

II. Nhóm đất phù sa 5.495,27 30,17

2 Đất phù sa được bồi trung tính ít chua Pbe 562,11 3,09 3 Đất phù sa không được bồi trung tính ít chua Pe 1.584,85 8,70

4 Đất phù sa không được bồi chua Pc 99,32 0,55

5 Đất phù sa glây Pg 1.465,37 8,05

6 Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng Pf 875,80 4,81

7 Đất phù sa úng nước Pj 907,82 4,98

III Nhóm đất xám 3.547,16 19,48

8 Đất xám bạc màu glây trên phù sa cổ Bg 3.547,16 19,48

IV. Nhóm đất đỏ vàng 330,42 1,81

9 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 330,42 1,81

Tổng diện tích đất 9.432,69 51,79

Đất khác (phi nông nghiệp, ao hồ sông suối, mặt nước chuyên dùng,...)

8.781,21 48,21

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 18.213,90 100,00

* Diện tích các loại đất của từng xã và thị trấn được trình bày trong phụ lục 1. 3.2.2. Đặc điểm các nhóm, loại đất và hướng sử dụng

3.2.2.1. Nhóm đất cát

* Cồn cát và bãi cát ven sông (ký hiệu: Cb) - Đặc điểm:

Diện tích: 59,84 ha, chiếm 0,33 % diện tích tự nhiên (DTTN). Nằm ở ngoài đê, tiếp cận với sông hoặc ở giữa dòng. Tập trung ở các xã ven sông gồm: Đại Mạch, Hải

Cồn cát giữa sông và bãi cát ven sông do sản phẩm cát của phù sa bồi đắp. Sự hình thành các cồn cát và bãi cát phụ thuộc vào tốc độ dòng chảy và hàm lượng cát trong nước sông, khi tốc độ dòng chảy mạnh sẽ lắng đọng cát thô, tốc độ dòng chảy chậm vì dòng sông uốn khúc hoặc lòng sông phình ra, lắng đọng cát mịn. Về mùa khô, mực nước sông thấp, cồn cát, bãi cát lộ rõ. Vì vậy bãi cát ven sông và cồn cát giữa sông được bồi đắp chủ yếu vào mùa lũ lụt hàng năm khác nhau, nên hình thành những lớp cấp hạt khác nhau và thường di động vị trí hàng năm. Ngoài ra chất lượng phù sa còn phụ thuộc từng đợt lũ: nước lũ lớn đầu mùa, phù sa thường nhiều và tốt hơn cuối mùa. Vì tốc độ dòng nước luôn luôn thay đổi nên thành phần cơ giới trong phẫu diện đất cũng nặng, nhẹ khác nhau. Hình thái phẫu diện có sự phân lớp khá rõ và thường thấy 2 kiểu hình thái chủ yếu: tương đối đồng nhất và có lớp cát xen.

Số liệu phân tích đất cho thấy phản ứng của đất trung tính đến kiềm yếu. Nghèo các chất dinh dưỡng. Hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số rất nghèo, các chất khác nghèo. Thành phần cơ giới là cát pha hoặc cát, có khi lẫn sỏi, cuội nhỏ. Đất thấm nước nhanh, mau khô hạn, độ phì nhiêu thấp.

- Hướng sử dụng:

Nơi cát thô hoàn toàn dành cho khai thác xây dựng. Nơi lớp mặt có phù sa phủ, sử dụng trồng các loại cây trong vụ đông xuân như : ngô, khoai lang, khoai tây, đậu đỗ.

3.2.2.2. Nhóm đất phù sa

a. Đất phù sa được bồi trung tính ít chua (ký hiệu Pbe) - Đặc điểm:

Diện tích: 562,11 ha, chiếm 3,09% DTTN. Nằm ở ngoài đê sông Hồng, bao gồm các xã: Đại Mạch, Vĩnh Ngọc, Hải Bối, Võng La, Tầm Xá, Mai Lâm và Đông Hội.

Do nằm ngoài đê nên mùa lũ (tháng 7-8) đất thường bị ngập nước từ một vài ngày hoặc kéo dài hàng tuần, mỗi năm đất luôn nhận được một lượng phù sa mới bồi đắp. Do phù sa của hệ thống sông Hồng có tính chất trung tính và kiềm yếu, nên loại

đất này cũng có pHKCl trung tính hoặc kiềm yếu. Phẫu diện phân lớp rõ, song sự thay đổi về thành phần cơ giới giữa các lớp đất không theo quy luật nhất định, mà phụ thuộc vào tốc độ dòng chảy và vị trí bồi lắng. Nhìn chung đất phù sa được bồi trung tính ít chua thường có màu nâu tươi, còn giữ được bản chất phù sa màu mỡ của sông Hồng.

Đất phù sa được bồi trung tính ít chua có thành phần cơ giới rất đa dạng, thay đổi từ cát pha, thịt nhẹ đến sét nhẹ, song phổ biến là thịt nhẹ. Đất trung tính hoặc kiềm yếu (pHKCl: 6,8-7,6), hàm lượng hữu cơ trung bình ở tầng mặt (1,1%) và giảm dần theo chiều sâu phẫu diện đất. Đạm tổng số cũng có chiều hướng tương tự, trung bình ở tầng mặt (0,14%) và giảm còn nghèo ở các tầng dưới. Lân tổng số và lân dễ tiêu ở tầng mặt đều giàu (lân tổng số: 0,11%; lân dễ tiêu: 29,2 mg/100g đất). Kali tổng số từ khá đến giàu (1,54-2,79%). Kali dễ tiêu giàu ở tầng mặt (35,1 mg/100g đất) và giảm xuống trung bình (17,4-10,0 mg/100g đất) theo chiều từ trên xuống. Tổng lượng cation kiềm trao đổi trong đất cao, trong thành phần cation trao đổi Ca++ > Mg++. Khả năng trao đổi cation cao (> 15 lđl/100g đất). Độ no bazơ của đất rất lớn, đạt gần 100%.

- Hướng sử dụng:

Nhìn chung đất phù sa được bồi trung tính ít chua là loại đất tốt, rất phù hợp cho việc phát triển một cơ cấu cây trồng đa dạng từ rau, màu lương thực đến các cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả... Khi sử dụng loại đất này cần chú ý bón bổ sung phân hữu cơ, đạm. Có thể bố trí cơ cấu cây trồng trên đất phù sa được bồi như sau:

- Với chân đất nhẹ hoặc trung bình: + Lúa mùa sớm - Rau.

+ Lúa mùa sớm - Ngô + Đậu đỗ. + Lạc - Ngô + Đậu đỗ.

+ Lúa mùa sớm - Khoai lang - Lạc. - Với chân đất cát pha:

+ Khoai lang sớm - Lạc - Đậu tương.

- Đặc điểm:

Diện tích: 1.584,85 ha, chiếm 8,70% DTTN. Đây là loại đất có diện tích lớn

nhất trong nhóm đất phù sa, phân bố ở các xã: Thụy Lâm, Tiên Dương, Vân Hà, Vân Nội, Liên Hà, Uy Nỗ, Kim Chung, Dục Tú, Đại Mạch, Vĩnh Ngọc, Cổ Loa, Hải Bối, Xuân Canh, Võng La, Tầm Xá, Mai Lâm và Đông Hội.

Đất nằm phía trong đê sông Hồng, phân bố ở địa hình vàn. Đất không bị ngập nước thường xuyên nên không có tầng glây và không có hiện tượng loang lổ đỏ vàng ở tầng bên dưới. Đây là loại đất phù sa khá trẻ, đất chưa bị biến đổi mạnh.

Đối với đất không được bồi trung tính ít chua, hầu hết các tầng đất trong phẫu diện có màu nâu tươi đến nâu sẫm. Đất có phản ứng trung tính, kiềm yếu (pHKCl: 7,6- 7,9). Hàm lượng hữu cơ trung bình ở tầng mặt (1,1%). Đạm tổng số khá (0,14%) giảm đến thấp khi xuống các tầng dưới (OM: < 1% và N: < 0,08%). Lân tổng số và dễ tiêu ở tầng mặt đều giàu (lân tổng số: 0,13%, lân dễ tiêu: 38,8 mg/100 g đất). Kali tổng số tăng dần theo chiều sâu phẫu diện từ khá đến giàu, nhưng kali dễ tiêu lại giảm dần theo chiều sâu phẫu diện từ khá đến trung bình. Giàu Ca++ và Mg++, độ no bazơ gần 100%, CEC cao. Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ.

c. Đất phù sa không được bồi chua (ký hiệu Pc) - Đặc điểm:

Diện tích: 99,32 ha, chiếm 0,55% DTTN. Phân bố ở vùng đất ven đê sông Cà Lồ, thuộc các xã: Thụy Lâm, Bắc Hồng và Nguyên Khê.

Do nguồn gốc phù sa sông Cà Lồ nghèo dinh dưỡng, chua, đồng thời nằm ở phía trong đê nên hàng năm không được nhận thêm sản phẩm phù sa mới vì vậy trong tầng đất đã xuất hiện sản phẩm feralit và kết von mangan đen. Đất phù sa không được bồi chua thường có màu nâu vàng đến nâu xám là chủ đạo. Đất có phản ứng chua (pHKCl: 5,2-5,7). Hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số giàu ở tầng mặt (OM: 2,23% và N: 0,18%) và giảm đột ngột đến mức nghèo khi xuống các tầng dưới (OM < 1,0% và N < 0,08%). Lân tổng số nghèo ở tầng mặt (0,05%) và lân dễ tiêu nghèo ở tất cả các tầng (<

10mg/100g đất). Kali tổng số khá ở tầng mặt (1,28%) và tăng dần theo chiều sâu đến mức giàu (> 1,8%), còn kali dễ tiêu lại nghèo toàn phẫu diện (< 10 mg/100g đất). Ca++ và Mg++ trung bình, khả năng trao đổi cation (CEC) trung bình. Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình.

- Hướng sử dụng:

Đất phù sa không được bồi hiện đang được sử dụng trồng lúa, rau, mầu và cây công nghiệp ngắn ngày. Nhìn chung rất thích nghi cho sinh trưởng và phát triển của các cây trồng cạn, ưa điều kiện thoáng khí, thoát nước. Đây cũng là loại đất khá lý tưởng đối với các cây ăn quả. Tuy nhiên chỉ nên phát triển cây ăn quả ở những vùng có địa hình cao. Những chân vàn nên ưu tiên trồng lúa hay lúa-màu (rau, ngô, khoai tây hay các cây họ đậu...).

Cần quan tâm đến giải pháp thuỷ lợi (đặc biệt là các công trình tưới), tăng cường bón phân cân đối, nhất là phân hữu cơ. Với đất bị ảnh hưởng bởi nước thải thành phố phần nhiều nằm ở địa hình thấp, khi sử dụng cần chú ý:

- Xây dựng hệ thống bờ vùng, bờ thửa và các công trình tiêu nước (có thể kết hợp đào các công trình tiêu nước và lên luống để trồng nhãn, vải, xoài...

- Điều tiết nước hợp lý, tránh gây ô nhiễm ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

- Chú ý bổ sung thêm phân lân và kali hoá học, vì nước thải giầu đạm nhưng thiếu lân và kali.

Đối với đất phù sa không được bồi chua cần bón nhiều phân hữu cơ, nếu có điều kiện nên bón vôi khử chua cho đất. Trong công thức luân canh cần đưa thêm cây họ đậu để cải tạo đất.

d. Đất phù sa glây (ký hiệu Pg) - Đặc điểm:

Diện tích: 1.465,37 ha, chiếm 8,05% DTTN. Phân bố ở các xã: Tiên Dương, Vân Hà, Liên Hà, Việt Hùng, Kim Nỗ, Kim Chung, Dục Tú, Đại Mạch, Vĩnh Ngọc, Cổ Loa, Hải Bối, Xuân Canh, Võng La và Đại Mạch.

Loại đất này thường nằm ở địa hình vàn thấp, sâu trong nội đồng nên hầu như không còn được bồi đắp phù sa, có thành phần cơ giới lớp đất mặt từ thịt trung bình đến thịt nặng, tầng kế tiếp thường là sét. Đất nằm ở địa hình thấp, khó thoát nước nên luôn ở trạng thái bão hoà nước, quá trình khử ôxy trong đất chiếm ưu thế. Sắt, mangan... bị khử nên đất có màu xanh-xám xanh là chủ đạo; tầng đất có màu này được gọi là tầng glây. Vị trí nông hay sâu của tầng glây phụ thuộc vào mực nước ngầm cao hay thấp, mức độ glây mạnh hay trung bình phụ thuộc vào thời gian duy trì mực nước ngầm dài hay ngắn. Màu sắc các tầng đất thay đổi rõ rệt, tầng mặt màu nâu tươi hoặc nâu nhạt, các lớp dưới có màu xám đen hoặc xám xanh.

Nhìn chung loại đất này có xu thế tăng dần cấp hạt sét theo chiều sâu, nó phản ánh quá trình rửa trôi theo chiều thẳng đứng của phẫu diện đất. Đất có phản ứng hơi chua (pHKCl: 4,7-6,3). Hàm lượng hữu cơ tầng đất mặt khá (2,1%), các tầng dưới trung bình (1,1-1,4%). Đạm giàu toàn phẫu diện (> 0,15%). Lân tổng số trung bình ở tầng mặt (0,06%) và giảm xuống nghèo ở các tầng dưới (< 0,04%), lân dễ tiêu cũng giàu ở tầng mặt (18,8 mg/100g đất) và giảm đột mạnh xuống còn nghèo ở các tầng dưới (< 10 mg/ 100g đất). Kali tổng số giàu (> 1,8%) trong khi kali dễ tiêu nghèo toàn phẫu diện (< 15 mg/100g đất). Khả năng trao đổi cation trung bình đến khá (12-16 lđl/100 g đất). Đất phù sa glây của sông Hồng chủ yếu có thành phần cơ giới thịt trung bình.

- Hướng sử dụng:

Loại đất này chủ yếu được sử dụng để trồng lúa 2 vụ. Có thể trồng màu ở những chân đất nhẹ, tầng glây ở sâu. Đây là loại đất nằm ở vị trí thấp, phản ứng của đất chua ở các tầng đất mặt. Quá trình yếm khí đã sản sinh nhiều chất độc hại cho cây trồng như CH4, H2S... do vậy khi sử dụng cần chú ý:

- Khử chua bằng cách dùng vôi. Mỗi ha cần bón 1.000 - 1.200 kg vôi. Nơi đất nặng, pH < 4 thì bón 1.500 kg/ha. Nên sử dụng phân lân super kết hợp với phân lân sinh lý kiềm như thermophosphate để bón cho ruộng chua.

- Tháo nước để ruộng không bị ngập sâu, tăng cường làm cỏ sục bùn để khử độc và tăng cường oxy cho đất, hạn chế quá trình phản đạm.

- Củng cố hệ thống bờ vùng, bờ thửa và chia các lô, thửa với kích thước vừa phải.

e. Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (ký hiệu Pf) - Đặc điểm:

Diện tích: 875,80 ha, chiếm 4,81% DTTN. Phân bố ở địa hình cao, tập trung ở các xã: Xuân Nộn, Thụy Lâm, Nam Hồng, Tiên Dương, Vân Nội, Liên Hà, Việt Hùng, Kim Nỗ, Đại Mạch, Vĩnh Ngọc, Cổ Loa, Hải Bối và Mai Lâm.

Loại đất này nằm ở địa hình cao không được bồi đắp phù sa hàng năm. Đến nay đất đã bị biến đổi sâu sắc theo chiều hướng xấu, ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất và cơ cấu cây trồng. Mùa mưa đất bị rửa trôi các cation kiềm và kiềm thổ. Mùa khô đất tích luỹ nhiều sắt, nhôm. Sự luân phiên 2 quá trình ôxy hoá-khử (quyết định bởi sự dao động của mực nước ngầm) đã tạo ra mầu loang lổ đỏ vàng kèm theo các đốm xám-xám xanh, đôi khi gặp cả lớp kết von cứng ở tầng này.

Nhìn chung đây là loại đất được hình thành chủ yếu trên nền phù sa cũ, ở các dạng địa hình cao thấp khác nhau, phẫu diện có biến đổi rõ, tầng B thường tích tụ nhiều sét và sắt nhôm.

Số liệu phân tích đất cho thấy phản ứng đất chua đến ít chua, (pHKCl: 4,2-6,3). Hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số trung bình ở tầng mặt (OM:1,8%, N: 0,123%) và giảm đến rất nghèo khi xuống sâu (OM < 1%, N < 0,08%). Lân tổng số giàu ở tầng mặt (0,123%) và giảm đột ngột đến mức nghèo (0,04 -0,06%) khi xuống các tầng dưới. Lân dễ tiêu rất nghèo (< 10 mg/100g đất). Kali tổng số trung bình (0,7-1,5%), nhưng kali dễ tiêu rất nghèo (< 10 mg/100g đất). Khả năng trao đổi cation (CEC) cũng từ trung bình đến thấp (6,2-14,2 lđl/100 g đất). Đất có thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình. Sự phân dị của phẫu diện đất về thành phần cơ giới theo chiều sâu thể hiện rõ (các tầng đất mặt nghèo sét hơn các tầng đất sâu).

- Hướng sử dụng:

Nhìn chung đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng là loại đất có độ phì tương đối thấp, chua nên cần tập trung sử dụng hợp lý, đẩy mạnh thâm canh cải tạo đất.

Đất có tầng loang lổ gần mặt đất, thành phần cơ giới nhẹ cần được tăng cường bón phân, nhất là phân hữu cơ, mỗi hecta nên bón 10-12 tấn. Cần cày sâu dần để tăng độ dày tầng canh tác. Có thể sử dụng bùn ao hoặc phù sa sông Hồng để bón cải tạo loại đất này.

Trong luân canh đặc biệt chú ý cây họ đậu.

Do đất chua nên cần bón vôi để cải tạo đất, mỗi hecta nên bón 600-800 kg vôi bột. Việc bón tro và lân cũng cần thiết nên dùng phân lân Văn Điển bón 2,5-3 tạ/ha. Coi trọng tưới cho đất ở địa hình cao.

Khi sử dụng loại đất này cần đa dạng hoá hệ thống cây trồng, tăng cường luân canh lúa với các cây hoa màu, nhất là với các cây họ đậu để tránh rửa trôi các chất dinh dưỡng dễ tan theo địa hình, cần quan tâm củng cố bờ vùng, bờ thửa.

Mặt khác cần củng cố đai rừng chắn gió để giữ ẩm cho đất vào mùa khô, chống bốc hơi bề mặt, hạn chế quá trình thoái hoá đất. Có thể phát triển cây ăn quả ở những chân đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng địa hình cao.

g. Đất phù sa úng nước (ký hiệu Pj) - Đặc điểm:

Diện tích: 907,82 ha, chiếm 4,98% DTTN, phân bố ở các xã: Xuân Nộn, Thụy Lâm, Bắc Hồng, Vân Hà, Liên Hà, Việt Hùng, Dục Tú, Cổ Loa, Xuân Canh và Đông Hội.

Đất hình thành ở địa hình trũng. Mùa mưa nước dồn về gây ứ đọng, có nơi ngập sâu > 1 m. Vì vậy chỉ cấy 1 vụ chiêm. Do ở địa hình trũng, ứ đọng nước, được tích luỹ các sản phẩm rửa trôi từ trên xuống trong đó có nhiều chất hữu cơ. Trong đất có nhiều a xít hữu cơ và các chất độc hại cho cây trồng như CH4, H2S... làm cho đất trở nên chua, bí và bị glây mạnh. Một số vùng có loại đất này khi đào sâu 40-50 cm đã qua lớp đất bùn loãng và lớp đất sét thó màu xanh, tiếp đến lớp xác hữu cơ đã mục có mức độ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng bền vững tài nguyên đất huyện đông anh hà nội (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)