Đánh giá khái quát thực trạng tạo việc làm cho thanh niên bị mất đất nông

Một phần của tài liệu Tluận văn quản trị kinh doanh tạo việc làm cho thanh niên trong diện giải toả đất nông nghiệp do quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Khánh Hoà (Trang 48)

nông nghiệp do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa tỉnh Khánh Hòa.

2.3.1. Phân tích các chính sách hỗ trợ, đền bù và sử dụng tiền đền bù

Thu hồi đất phục vụ công nghiệp hoá – đô thị hóa để xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu công nghiệp,... là vấn đề kinh tế-xã hội lớn để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Khánh Hoà nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên, quá trình giải toả đất ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động, Nhà nước và địa phương đã ban hành những chính sách nhằm hỗ trợ, bồi thường thiệt hại cho người bị thu hồi đất. Những chính sách liên quan tới vấn đề trên của Chính phủ gần đây có thể kể tới là: - Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất.

- Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003.

- Nghị định 181/NĐ-CP ngày 29/10/2004 hướng dẫn thi hành luật đất đai năm 2003.

- Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về các phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.

- Thông tư số 114/2004/TT-BTC ngày 26 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính Phủ về các phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; - Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (nghị định này thay thế nghị định 22/1998/NĐ-CP).

- Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

- Gần đây nhất là Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai.

Nội dung chủ yếu của các chủ trương, chính sách trên là: tiếp tục giải phóng tiềm năng lao động, đất đai khu vực nông nghiệp, nông thôn, tạo động lực mới cho nông dân phát triển kinh tế, tạo ra thêm nhiều việc làm, nhất là việc làm trong kinh tế hộ gia đình, làng nghề, kinh tế trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn,..., nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, sức cạnh tranh của lao động nông thôn, nhất là vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Các chính sách vĩ mô này góp phần rất quan trọng, tạo thế chủ động, tích cực để giải quyết vấn đề thu nhập, đời

sống, việc làm cho lao động nông thôn nói chung, cho lao động nông nghiệp khi bị thu hồi đất nói riêng.

Hiện nay, chủ trương lấy đất để phát triển khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, đáp ứng nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia, nhiều người ở diện bị thu hồi đất ủng hộ và sẵn sàng vì lợi ích chung. Do họ đã được giải quyết thoả đáng lợi ích của họ, được tạo việc làm mới, nhờ đó có thu nhập ổn định, có đời sống đảm bảo như trước, và thậm trí còn khang trang hơn nhiều so với trước khi bị thu hồi đất. Tuy nhiên cũng còn không ít trường hợp bất bình, khiếu nại, không chịu di dời, giải tỏa mặt bằng, do việc giải quyết chưa thỏa đáng lợi ích của người có đất bị thu hồi. Sự bất bình là do có sự không công bằng giữa các dự án, giữa các loại đất, các loại hộ, giữa giá đền bù thu hồi đất và giá nhà tái định cư. Chính vì thế mà một trong những khó khăn, vướng mắc trong việc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển xã hội và xây dựng các công trình công cộng ở nước ta hiện nay là vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng và tổ chức tái định cư cho người có đất bị thu hồi nhằm giúp họ ổn định cuộc sống.

Trong luật đất đai mới ngày 26 tháng 11 năm 2003, vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp, bố trí việc làm mới được ghi rõ ở khoản 4 điều 45 về bồi thường và tái định cư cho người có đất bị thu hồi có nội dung như sau: Trường hợp thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất mà không có đất để bồi thường cho tiếp tục sản xuất thì được bồi thường bằng tiền, người bị thu hồi đất được Nhà nước hỗ trợ để ổn định cuộc sống, đào tạo chuyển đổi ngành nghề, bố trí việc làm mới. Theo quy định như thế, việc chuyển đổi ngành nghề, tìm việc làm mới là do người dân tự lo, Nhà nước chỉ có trách nhiệm hỗ trợ.

“1-Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi trên 30% diện tích sản xuất nông nghiệp thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người trong độ tuổi lao động, mức hỗ trợ và số lượng lao động cụ thể được hỗ trợ do UBND cấp tỉnh quyết định phù hợp với thực tế địa phương. 2-Việc hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề được thực hiện chủ yếu bằng hình thức cho đi học nghề tại các

cơ sở dạy nghề”1. Theo quy định tại chương IV Trong nghị định 197/2004/NĐCP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Nhà nước khi thu hồi đất quy định chính sách hỗ trợ đối với người bị thu hồi đất bao gồm: Hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ ổn định đời sống, ổn định sản xuất, hỗ trợ người đang thuê nhà không thuộc sở hữu nhà nước, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm. Ngoài việc hỗ trợ theo quy định nêu trên, tùy vào tình hình thực tế tại địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định biện pháp hỗ trợ khác nhằm đảm bảo ổn định đời sống và sản xuất cho người bị thu hồi đất. Những quy định về hỗ trợ trên còn để hỗ trợ thêm cho những người thuộc diện thu hồi đất, đảm bảo cho họ có cuộc sống bằng hoặc tốt hơn so với cuộc sống trước khi thu hồi đất.

Về giá đền bù, thu hồi đất: Theo tinh thần đổi mới của Luật đất đai 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về các phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. Thêm vào đó là Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 7/12/2004 của Chính Phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Trên cơ sở các nghị định của Chính phủ, tỉnh Khánh Hòa cũng đã đưa ra hàng loạt các văn bản cụ thể nhằm hướng dẫn các cấp, các ngành ở địa phương mình thực thi các quy định của Chính phủ, sao cho vừa không trái với quy định của trên, vừa phù hợp với hoàn cảnh thực tế của địa phương, các văn bản liên quan bao gồm:

- Quyết định số 77/2002/QĐ-UB ngày 21-05-2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc ban hành quy định về các nguyên tắc bồi thường thiệt hại và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

- Quyết định số 46/2003/QĐ-UB ngày 04-06-2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về quy định giá các loại đất

11. Nghị định 197/2004/NĐCP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư của Nhà nước khi bị thu hồi đất.

- Quyết định số 50/2005/QĐ-UBND ngày 06 tháng 5 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về giá bồi thường thiệt hại các loại cây trồng trên đất khi Nhà nước thu hồi đất.

- Quyết định số 41/2005/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 5 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về Ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

- Và gần đây nhất là Quyết định số 05/2006/QĐ-UBND ngày 23/01/2006 của UBND tỉnh Khánh Hòa về quy định giá các loại đất.

Ngoài ra, UBND tỉnh còn có hàng loạt các văn bản quy định cụ thể về đền bù giải toả cho những dự án cụ thể, nhằm phù hợp với từng địa phương và tình hình thực tế tại thời điểm đó như:

- Quyết định số 14/2006/QĐ-UBND ngày 20 tháng 02 năm 2006 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Khánh Hoà về việc điều chỉnh hệ số giá đất để tính bồi thường đất nông nghiệp khi nhà nước thu hồi đất tại xã Vĩnh Phương, thành phố Nha Trang.

- Quyết định số 1040/QĐ-UB ngày 28 tháng 03 năm 2001 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Khánh Hoà về giá đất đền bù khi Nhà nước thu hồi đất để thi công công trình ”Nâng cấp và mở rộng đường Nam Bình Tân - Sông Lô”, tại phường Phước Thượng, xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang.

- Quyết định số 1213/QĐ-UB ngày 05 tháng 04 năm 2002 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Khánh Hoà về giá đất và nguyên tắc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất để thi công công trình ”Đường lên Khu du lịch Hòn Bà - Diên Khánh”.

- Quyết định số 1257/QĐ-UB ngày 09 tháng 04 năm 2002 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Khánh Hoà về việc quy định nguyên tắc giao đất tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư Đường Đệ, phường Vĩnh Hải, thành phố Nha Trang.

- Quyết định số 1902/2001/QĐ-UB ngày 28 tháng 05 năm 2001 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Khánh Hoà về giá đất đền bù khi Nhà nước thu hồi đất để thi công công trình ”Khu du lịch và giải trí Sông Lô”, xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang. - Quyết định số 2169/QĐ-UB ngày 28 tháng 06 năm 2002 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Khánh Hoà về giá đất bồi thường khi Nhà nước thực hiện thu hồi đất để triển khai dự án khu dân cư phía Bắc, phường Vĩnh Hoà.

- Quyết định số 2557/QĐ-UB ngày 01 tháng 10 năm 2004 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Khánh Hoà về giá đất, nguyên tắc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư xây dựng Kè sông Đình xã Vĩnh Thái, thành phố Nha Trang.

- Quyết định số 2664/QĐ-UB ngày13 tháng 10 năm 2004 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Khánh Hoà về giá đất và nguyên tắc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, giải phóng mặt bằng nhằm triển khai dự án đầu tư xây dựng Khu dân cư phía Tây đường Lê Hồng Phong, thành phố Nha Trang.

- Quyết định số 3217 / QĐ – UB ngày 22 tháng 11 năm 2004 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Khánh Hoà về giá đất và nguyên tắc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Nhà máy đóng tàu tại Cam Ranh.

Và còn nhiều các văn bản liên quan tới nhiều dự án khác.

- Văn bản quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa kèm theo Quyết định số 41/2005/QĐ-UBND ngày 10 tháng 05 năm 2005 của UBND tỉnh Khánh Hòa, có nội dung chủ yếu sau:

Phạm vi áp dụng của quy định này bao gồm cả đối tượng thu hồi đất phục vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá như: Sử dụng đất để chỉnh trang, phát triển khu đô thị và khu dân cư nông thôn hay sử dụng đất để đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế,…

Đối tượng áp dụng là các tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài , tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sử dụng đất bị Nhà nước thu hối đất (gọi chung là người bị thuhồi đất). Người bị thu hồi đất khi có đủ điều kiện để được bồi thường đất, tài sản thì được bồi thường theo quy định, trường hợp sau khi bị thu hồi đất mà không còn chỗ ở thì được bố trí tái định cư.

Theo quy định này thì người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở, thì được bố trí tái định cư bằng một trong các hình thức sau: cấp nhà ở, giao đất ở mới hoặc hỗ trợ tiền để tự lo chỗ ở mới.

Về vấn đề bồi thường, hỗ trợ cho người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất được quy định trong văn bản như sau: Bồi thường hoặc hỗ trợ đối với toàn bộ diện tích đất Nhà nước thu hồi, bồi thường hoặc hỗ trợ về tài sản hiện có gắn liền với đất và các chi phí đầu tư vào đất bị Nhà nước thu hồi, hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ ổn định cuộc sống, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và hỗ trợ khác cho người bị thu hồi đất.

Việc đền bù cho các hộ bị thu hồi đất Khánh Hoà đã có quy định rất rõ về các loại đất được đền bù cụ thể đối với từng loại đất như: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất ở nông thôn, đất ở đô thị, đất phi nông nghiệp tại nông thôn và thành thị. Giá đền bù được tính theo giá đất UBND tỉnh luôn được công bố hàng năm. Ngoài đền bù đất, các tài sản trên đất cũng được quy định rất rõ về mức đền bù, ví dụ trên đất nông nghiệp và lâm nghiệp các cây trên diện tích đất bị quy hoạch được xác định giá và giá các loại cây được công bố kèm theo giá các loại đất.

Về hỗ trợ di chuyển các hộ gia đình, các cá nhân khi bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở được Nhà nước hỗ trợ như sau: di chuyển đến nơi ở mới cùng địa bàn

xã, phường, thị trấn được hỗ trợ 2.000.000 đồng, di chuyển đến nơi ở mới ra ngoài địa bàn xã, phường, thị trấn nơi bị giải tỏa được hỗ trợ 2.500.000 đồng, di chuyển đến nơi ở mới ra ngoài địa bàn huyện, thị xã, thành phố nơi bị giải tỏa được hỗ trợ 3.000.000 đồng, trường hợp di chuyển đến nơi ở mới gì ngoài địa bàn tỉnh Khánh Hòa được hỗ trợ 5.000.000 đồng. Nếu ngườì bị thu hồi đất ở, không còn chỗ ở nào khác thì trong thời gian chờ giao đất hoặc nhà tái định cư, được bố trí vào nhà ở tạm hoặc hỗ trợ thuê nhà ở như sau: Các hộ gia đình, cá nhân nằm trong diện bị giải tỏa toàn bộ đất và giao mặt bằng giải tỏa đúng thời hạn quy định trong khi chưa được đất ở mới hoặc nhà tái định cư thì được xét hỗ trợ tiền thuê nhà với các mức như sau: đối với các hộ gia đình, các cá nhân thuộc khu vực thị trấn, thị xã, thành phố là 500.000 đồng/tháng cho hộ có từ 05 nhân khẩu trở xuống, hộ từ 6 nhân khẩu trở lên mỗi nhân khẩu được hỗ trợ tăng thêm 100.000 đồng /tháng. Đối với hộ gia đình, cá nhân thuộc khu dân cư nông thôn là 300.000 đồng/tháng cho hộ có 06 nhân khẩu trở xuông, có nhiều hơn 06 nhân khẩu thì mỗi nhân khẩu được tăng thêm hỗ trợ là 70.000 đồng/tháng. Thời gian hỗ trợ được tính từ ngày bàn giao mặt bằng giải tỏa đến ngày cắm mốc giao đất tái định cư và thêm 03 tháng. Trường hợp nhận nhà tái

Một phần của tài liệu Tluận văn quản trị kinh doanh tạo việc làm cho thanh niên trong diện giải toả đất nông nghiệp do quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Khánh Hoà (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w