Phân tích thực trạng việc làm và tao việc làm cho lao động thanh niên trong

Một phần của tài liệu Tluận văn quản trị kinh doanh tạo việc làm cho thanh niên trong diện giải toả đất nông nghiệp do quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Khánh Hoà (Trang 38)

trong diện mất đất nông nghiệp do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa tỉnh Khánh Hòa trong thời gian vừa qua.

2.2.1. Khái quát thực trạng việc làm, thất nghiệp, thiếu việc làm của lao động trong diện giải tỏa đất nông nghiệp do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa tại tỉnh Khánh Hòa.

2.2.1.1. Thực trạng họat động kinh tế của thanh niên thuộc diện mất đất nông nghiệp theo giới tính tại thời điểm trước thu hồi đất nông nghiệp

Trước khi bị giải tỏa đất nông nghiệp phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, đô thị hóa, tỷ lệ lao động theo điều tra tham gia vào hoạt động kinh tế của các vùng này chiếm 64,28%, tỷ lệ này thấp hơn so với mặt bằng chung của toàn tỉnh là 66,29% (theo điều tra lao động- việc làm 2006). Bên cạnh đó, tỉ lệ lao động thất nghiệp lại khá cao 13,62% (theo bảng 2.9)

Bảng 2.9: Thực trạng hoạt động kinh tế của thanh niên thuộc diện mất đất nông

nghiệp theo giới tính trước thời điểm giải tỏa đất nông nghiệp

Thất nghiệp Đang làm việc Không làm việc

Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) NAM 24 5,36 128 28,57 85 18,97 NỮ 37 8,26 99 22,09 75 16,74 CHUNG 61 13,62 227 50,66 160 35,71

Nguồn: Điều tra lao động thuộc diện giải tỏa đất nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa của Trung tâm Dân số - Lao động – Việc làm 2007

Biểu đồ 2.3: Thực trạng hoạt động kinh tế của thanh niên thuộc diện mất đất

nông nghiệp theo giới tính trước thời điểm thu hồi đất

Theo số liệu trên ta thấy tỉ lệ nữ tham gia vào lực lượng lao động ít hơn so với nam giới, nam tham gia hoạt động kinh tế với tỷ lệ là 33,93% và tỷ lệ này ở nữ chỉ là 30,35%. Có một thực trạng cần được xem xét là tỉ lệ nữ tham gia hoạt động kinh tế thấp nhưng lại có tỉ lệ thất nghiệp cao (8,26%). Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là hầu hết các vùng bị giải tỏa đất nông nghiệp là những vùng nông thôn có năng suất lao động không cao, trình độ lao động nữ thấp, thường lấy chồng sớm và ở nhà nội trợ. Lao động nữ lại có trình độ thấp không có tay nghề nên không đáp ứng được yêu cầu công việc, đây là nguyên nhân khiến tỷ lệ lao động nữ bị thất nghiệp cao hơn so với lao động nam.

2.2.1.2. Thực trạng hoạt động kinh tế của thanh niên thuộc diện mất đất nông nghiệp theo nhóm tuổi trước thời điểm thu hồi đất nông nghiệp

Ở các nhóm tuổi khác nhau thì sự tham gia vào hoạt động kinh tế của đối tượng này có sự khác biệt. Theo điều tra ta có số liệu như bảng 2.10:

Bảng 2.10: Thực trạng tham gia hoạt động kinh tế thanh niên trong diện mất đất

nông nghiệp theo nhóm tuổi(%)

Thất nghiệp Đang làm việc Không làm việc

15-18 2,23 3,57 17,41

19-24 6,02 19,87 15,63

25-29 5,36 27,23 2,68

Nguồn: Điều tra lao động thuộc diện giải tỏa đất nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa của Trung tâm Dân số - Lao động – Việc làm 2007

Biểu đồ 2.4: Thực trạng hoạt động kinh tế thanh niên trong diện mất đất nông

nghiệp theo nhóm tuổi

Số liệu điều tra cho thấy nhóm tuổi 19-24 và 25-29 là 2 nhóm tuổi có tỷ lệ lao động tham gia hoạt động kinh tế nhiều và cao nhất là nhóm tuổi 25-29 (nhóm tuổi 19-24 là 25,89%, nhóm tuổi 25-29 là 32,59%). Nhóm tuổi 15-18 tham gia hoạt động kinh tế ít do ở độ tuổi này phần lớn đều đang đi học chỉ một số ít gia đình có hoàn cảnh đặc biệt phải đi làm sớm, điều này chứng tỏ chất lượng đời sống người dân được nâng cao, tiếp cận các dịch vụ tốt hơn. Số lượng lao động có việc làm nhiều nhất là ở nhóm tuổi 25-29, ở nhóm tuổi này đa phần lao động đã có trình độ chuyên môn, hay kinh nghiệm làm việc nên họ dễ dàng đáp ứng yêu cầu của công việc hơn.

Số liệu điều tra rất phù hợp với thực tế ở nhóm tuổi 19-24 có tỉ lệ thất nghiệp cao vì phần lớn lao động ở lứa tuổi này mới tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc các trường đào tạo nghề, chưa có kinh nghiệm và đang tìm kiếm công việc phù hợp với khả năng và sở thích.

2.2.1.3. Nguyên nhân thất nghiệp của thanh niên trong diện mất đất nông nghiệp

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp của người lao động, nhưng đối với lao động thanh niên thuộc diện mất đất nông nghiệp chủ yếu là các nguyên nhân như trình độ văn hóa thấp, không có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc ít,... Theo điều tra có được các nguyên nhân sau:

Bảng 2.11: Nguyên nhân thất nghiệp của lao động bị thu hồi đất nông nghiêp

Trình độ văn hóa Không có chuyên môn kỹ thuật Thiếu thông tin việc làm Khác Số lượng (người) 24 18 12 7 Tỷ lệ (%) 39,34 29,51 19,67 11,48

Nguồn: Điều tra lao động thuộc diện giải tỏa đất nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa của Trung tâm Dân số - Lao động – Việc làm 2007

Biểu đồ 2.5: Nguyên nhân thất nghiệp của lao động bị giải tỏa đất nông nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyên nhân thất nghiệp của số lao động này chủ yếu là do trình độ văn hóa còn thấp chiếm 39,34%, trình độ văn hóa thấp làm cho người lao động gặp khó khăn trong việc tiếp thu kỹ thuật, làm việc năng suất thấp không đáp ứng được yêu

cầu của nhà tuyển dụng. Nguyên nhân tiếp theo là trình độ chuyên môn không có, nguyên nhân này chiếm tới 29,51%, điều này cũng dễ hiểu vì đối tượng là lao động thanh niên ở nông thôn, tuổi còn trẻ kinh nghiệm, tay nghề chưa có. Lý do không làm việc của đối tượng này chủ yếu là đang đi học chiếm tới 98,75%. Còn các nguyên nhân nội trợ và khác chỉ chiếm 1,25%.

2.2.1.4. Thực trạng việc làm của lao động thanh niên trước khi bị giải tỏa đất nông nghiệp

Trong số lao động đang làm việc trước thời điểm bị thu hồi đất thì số lao động làm công ăn lương chiếm tỷ lệ cao (chiếm 65,82%), số lao động tự làm và số lao động làm kinh tế hộ gần như tương đương, không chênh lệch nhiều. Số lượng lao động làm công ăn lương cao khi bị thu hồi đất nông nghiệp sẽ ít bị ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống, đây là thuận lợi cho công tác ổn định cuộc sống người dân sau thu hồi đất.

Bảng 2.12: Thực trạng việc làm của lao động thanh niên trước khi bị thu hồi đất nông nghiệp

Tự làm Kinh tế hộ Làm công ăn lương 15-18 Số lượng (người) 3 5 12 Tỷ lệ (%) 1,26 2,12 5,06 19-24 Số lượng (người) 10 16 68 Tỷ lệ (%) 4,22 6,75 28,69 25-29 Số lượng (người) 24 23 76 Tỷ lệ (%) 10,13 9,7 32,07 CHUNG Số lượng (người 37 44 156 Tỷ lệ (%) 15,61 18,57 65,82

Nguồn: Điều tra lao động thuộc diện giải tỏa đất nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa của Trung tâm Dân số - Lao động – Việc làm 2007

Biểu đồ 2.6: Thực trạng việc làm của lao động thanh niên trước khi bị thu hồi

đất nông nghiệp

Theo các nhóm tuổi, thì nhóm tuổi từ 25-29 có số lao động làm công ăn lương cao nhất chiếm 32,07%, tiếp theo là nhóm tuổi 19-24 tỷ lệ này là 28,69%, và ít nhất ở nhóm tuổi 15-18 (5,06%). Có thể thấy rằng phần lớn số lượng lao động đang làm việc nằm ở nhóm tuổi từ 25-29 (51,9%, 80 người trong tổng 156 lao động đang đi làm được phỏng vấn) và số lượng làm công ăn lương cao, cho thấy xu hướng của nhóm tuổi trẻ này ngày càng tham gia vào thị trường lao động ngày càng đông, và họ có trình độ chuyên môn tay nghề có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc. Đây là dấu hiệu tốt cho công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh trong thời gian sắp tới.

2.2.2. Phân tích thực trạng việc làm của lao động thanh niên trong diện mất đất nông nghiệp do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa theo ngành kinh tế tại tỉnh Khánh Hòa trước khi bị thu hồi đất

Cơ cấu lao động theo ngành chung của tỉnh lànông nghiệp: 46,23%, công nghiệp 21,24%, dịch vụ 32,23% ( theo thống kê lao động việc làm năm 2005). So sánh với cơ cấu chung của toàn tỉnh nhìn chung có sự khác biệt, đối tượng thanh niên làm trong nông nghiệp có tỷ lệ thấp hơn cả và số lượng lao động làm trong các ngành dịch vụ lại cao nhất. Có thể thấy rằng lực lượng lao động thanh niên của tỉnh đã có sự chuyển dịch nhanh chóng sang các khu vực kinh tế có năng suất cao như công nghiệp và dịch vụ. Đây là xu hướng tất yếu vì lao động thanh niên đóng vai trò quan trọng trong công cuộc CNH_HĐH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp và tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ. Thanh

niên là đối tượng dễ dàng chuyển đổi ngành nghề do có khả năng thích ứng và tiếp thu khoa học, kỹ thuật nhanh chóng, năng động và sáng tạo trong công việc.

Bảng 2.13: Việc làm theo ngành trước khi thu hồi đất

Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

Số lượng (người) Tỉ lệ (%) lượngSố (người) Tỉ lệ (%) lượngSố (người) Tỉ lệ (%) Chưa qua đào

tạo 60 26,43 19 8,37 46 20,27 CNKT không bằng 7 3,08 29 12,78 18 7,93 Có chứng chỉ nghề ngắn hạn 0 0 8 3,52 7 3,08 Có bằng nghề dài hạn 1 0,44 2 0,88 2 0,88 Trung học chuyên nghiệp 0 0 2 0,88 7 3.08 Cao Đẳng 0 0 3 1,32 5 2,2 Đại học trở lên 0 0 2 0,88 9 3,96 Chung 68 29,95 65 28,63 94 41,42

Nguồn: Điều tra lao động thuộc diện giải tỏa đất nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa của Trung tâm Dân số - Lao động – Việc làm 2007

Tuy nhiên vấn đề đáng quan tâm ở đây là trình độ chuyên môn của lao động trong cả 3 khu vực đều không cao, phần lớn là chưa qua đào tạo, tỷ lệ này lại chiếm đến trên 55% số lao động đang làm việc, và khu vực nông nghiệp vẫn là khu vực có số lao động chưa qua đào tạo nhiều nhất, tiếp đó là khu vực dịch vụ, mặc dù lao động trong khu vực này là cao nhất. Trình độ chuyên môn của lao động không cao làm cho chất lượng dịch vụ chưa được xứng tầm với khả năng phát triển của khu vực này. Lao động đã qua đào tạo trong các ngành công nghiệp chủ yếu là lao động được đào tạo ngắn hạn và không được cấp chứng chỉ với tỷ lệ là 12,78% trong tổng số lao động đang làm việc. Số lượng lao động đã được đào tạo có nhiều nhất trong các ngành dịch vụ và tương đối đồng đều ở các trình độ khác nhau. Tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng và trên đại học cao chiếm 6,15%, cao nhất trong 3 ngành.

2.2.3. Phân tích thực trạng việc làm của người lao động thanh niên trong diện bị thu hồi đất nông nghiệp do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo thành phần kinh tế ở tỉnh Khánh Hòa.

Theo số liệu điều tra số lao động đang làm việc phần lớn làm việc trong khu vực cá thể, số lượng này chiếm đến 48,45% số lao động đang làm việc, tiếp đến là lao động làm trong các doanh nghiệp tư nhân (30,84%), và ít nhất là trong khu vực tập thể, chỉ chiếm 1,23%. Tỉ lệ nam làm trong các thành phần kinh tế nhiều hơn do tỉ lệ nam tham gia vào thị trường lao động, có quan hệ lao động nhiều hơn so với nữ giới. Tỷ lệ giới làm việc trong các khu vực nhà nước, tập thể, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài không có sự chênh lệch lớn. Trong khu vực cá thể và tư nhân sự chênh lệch này thấy được một cách rõ ràng như lao động nữ trong khu vực cá thể chỉ chiếm 20,7% nhưng nam lại chiếm tới 27,75%, còn trong khu vực tư nhân lao động nam chiếm 17,62%, tỷ lệ này ở lao động nữ chỉ là 13,22%.

Bảng 2.14:Thực trạng việc làm theo thành phần kinh tế NAM NỮ CHUNG Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Nhà nước 17 7,49 15 6,61 32 14,1 Tư nhân 40 17,62 30 13,22 70 30,84 Tập thể 1 0,44 2 0,88 3 1,32 Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài 7 3,08 5 2,2 12 5,28 Cá thể 63 27,75 47 20,7 110 48,45

Nguồn: Điều tra lao động thuộc diện giải tỏa đất nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa của Trung tâm Dân số - Lao động – Việc làm 2007

Biểu đồ 2.8: Thực trạng việc làm của lao động thanh niên theo thành phần kinh

tế

Số lao động làm việc trong các khu vực tư nhân và cá thể nhiều và chủ yếu là trong các xưởng thủ công và doanh nghiệp tư nhân có xưởng sản xuất, đặc điểm của khu vực này là cần nhiều lao động và không đòi hỏi lao động có trình độ chuyên

môn cao, đối tượng lao động lao động thanh niên bị thu hồi đất nông nghiệp phục vụ CNH - ĐTH có thể đáp ứng được. Tuy nhiên tỉnh cần có những chính sách nhằm thu hút lao động nữ tham gia vào thị trường lao động nhiều hơn.

2.2.4. Phân tích thực trạng tạo việc làm cho người lao động thanh niên trong diện bị thu hồi đất nông nghiệp do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa theo khu vực hành chính tại tỉnh Khánh Hòa.

Đa số lao động làm việc ngay tại địa phương mình sinh sống tỷ lệ này chiếm tới 80,06%, trong đó tỉ lệ lao động làm việc ngay tại xã là 54,19%. Tỷ lệ lao động nam và nữ làm việc tại các khu vực không có sự khác biệt lớn, nhìn chung là khá đồng đều. Theo thống kê của tổng điều tra dân số của Bộ Lao động- Thương binh và xã hội trong các năm gần đây tỷ suất di dân của tỉnh Khánh hòa thấp, tức là ít có sự dịch chuyển dân từ nông thôn ra thành thị, đây cũng có thể coi là một trong những lý do giải thích cho số liệu điều tra được theo bảng dưới.

Bảng 2.15: Thực trạng việc làm của lao động mất đất theo khu vực hành chính NAM NỮ CHUNG Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Cùng xã 67 29,52 56 24,67 123 54,19 Cùng huyện 37 16,3 24 10,57 61 26,87 Cùng tỉnh 17 7,49 13 5,73 30 13,22 Khác tỉnh 7 3,08 6 2,64 `13 5,72 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Điều tra lao động thuộc diện giải tỏa đất nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa của Trung tâm Dân số - Lao động – Việc làm 2007

Biểu đồ 2.9: Thực trạng việc làm lao động thanh niên bị thu hồi đất nông nghiệp

theo khu vực hành chính

Như ở phần trên đã giới thiệu, Khánh Hòa là tỉnh có dịch vụ du lịch phát triển mạnh, các cảnh đẹp trải đều trên các địa phương của tỉnh và được sở du lịch tỉnh phát hiện và khai thác. Khi các khu du lịch được mở ra các dịch vụ kèm theo cũng phát triển, do vậy người dân có thể làm việc ngay tai địa phương mình ở. Đây cũng là thuận lợi cho việc quản lý của chính quyền, thị trường lao động tại địa phương ít thay đổi giúp cho các doanh nghiệp luôn có thể ổn định nhân lực đáp ứng sản xuất, mặt khác người lao động có công việc gần gia đình họ sẽ yên tâm làm tốt công việc hơn, tập trung hơn.

2.3. Đánh giá khái quát thực trạng tạo việc làm cho thanh niên bị mất đấtnông nghiệp do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa tỉnh Khánh Hòa. nông nghiệp do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa tỉnh Khánh Hòa.

2.3.1. Phân tích các chính sách hỗ trợ, đền bù và sử dụng tiền đền bù

Thu hồi đất phục vụ công nghiệp hoá – đô thị hóa để xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu công nghiệp,... là vấn đề kinh tế-xã hội lớn để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Khánh Hoà nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên, quá trình giải toả đất ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động, Nhà nước và địa phương đã ban

Một phần của tài liệu Tluận văn quản trị kinh doanh tạo việc làm cho thanh niên trong diện giải toả đất nông nghiệp do quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Khánh Hoà (Trang 38)