Những đặc điểm ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động thanh niên trong

Một phần của tài liệu Tluận văn quản trị kinh doanh tạo việc làm cho thanh niên trong diện giải toả đất nông nghiệp do quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Khánh Hoà (Trang 25)

trong diện bị thu hồi đất nông nghiệp do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở tỉnh Khánh Hòa

2.1.1. Khái quát chung về tình hình phát triển, công nghiệp hóa và đô thị hóa của tỉnh Khánh Hòa trong những năm vừa qua

Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh trong những năm vừa qua là khá cao, từ năm 2004 đến nay tăng trưởng GDP hàng năm của tỉnh đều đạt trên 10%, cao hơn mức tăng bình quân chung toàn quốc, năm 2007 là 11%, và theo kế hoạch cố gắng năm 2008 đạt 12 %.

Tăng trưởng GDP trong các khu vực kinh tế có sự khác biệt, nhìn vào bảng số liệu dưới ta có thể thấy tăng trưởng GDP trong ngành dịch vụ, công nghiệp và xây dựng lớn hơn nhiều so với tăng trưởng trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp. Có được điều này là do trong những năm vừa qua tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh diễn ra khá nhanh, các nghành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế.

Bảng 2.1: Tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2004- 2007 của tỉnh Khánh Hòa(%)

2004 2005 2006 2007

Chung 10,6 10,16 10,41 11

Nông – Lâm- Ngư- Thủy sản 6,89 -0,76 6,26 4,06 Công nghiệp – xây dựng 10,98 13,9 12,52 12,24

Dịch Vụ 7,06 12,5 10,38 12,98

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa

Cùng với tốc độ tăng trưởng GDP khá cao, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh cũng tăng mạnh. Tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người của Khánh Hòa là khá cao, tính trung bình thời kì 1997-2004 tốc độ tăng của Khánh Hòa là 8,1% trong khi của cả nước chỉ tăng với mức 4,7%. GDP bình quân đầu người khu vực thành thị của tỉnh cao gấp 1,7 lần so với khu vực nông thôn.

Để có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao như vậy có sự góp phần không nhỏ của công tác thu hút vốn đầu tư của tỉnh. Với thế mạnh về điều kiện tự nhiên, vị trí địa

lý thuận lợi, chính sách xã hội phù hợp, trong thời gian qua tỉnh đã thu hút được khá nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước, năm 2004 vốn đầu tư là 22161,3 ngàn USD thì tới năm 2007 số vốn đầu tư này đã tăng lên đến 25015 ngàn USD. Với nguồn vốn đầu tư xã hội ngày càng tăng, là điều kiện thuận lợi để nâng cao, cải thiện kết cấu hạ tầng của tỉnh. Nếu như vốn từ ngân sách chủ yếu được sử dụng vào việc xây dựng kết cấu hạ tầng thì vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước lại chủ yếu vào xây dựng nhà ở và một số cơ sở sản xuất, dịch vụ, du lịch qui mô nhỏ.

2.1.2. Những đặc điểm của tỉnh Khánh Hòa có ảnh hưởng đến tạo việc làm cho thanh niên trong diện thu hồi đất nông nghiệp do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa.

2.1.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên:

Khánh Hòa là tỉnh duyên hải ven biển Nam Trung Bộ, có bờ biển kéo dài 358 km, biển Khánh Hòa là biển có độ sâu nhất nước ta. Toàn tỉnh bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã, 8 huyện trong đó có 1 huyện đảo.

Ngoài những tiềm năng về đánh bắt thủy sản, du lịch, tỉnh còn có tiềm năng phát triển công nghiệp hàng hải và cảng biển với 2 vịnh sâu nhất nước là Vân Phong và Cam Ranh. Phía Bắc là vịnh Vân Phong nằm ở tọa độ địa lý cực đông của Việt Nam cách hải phận quốc tế 14 km, gần ngã ba các tuyến hàng hải quốc tế. Vân Phong là một vịnh lớn với 41.000 ha mặt nước, có độ sâu từ 20-30m, tương đối kín gió. Với điều kiện và tiềm năng đó, Chính phủ đã quy hoạch xây dựng tại khu vực này Cảng trung chuyển Container Quốc tế tổng hợp đa ngành gồm: thương mại, công nghiệp, du lịch,... Bên cạnh đó, Vân Phong có khí hậu tương đối ôn hòa, cảnh quan môi trường đẹp là nơi có tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, là nơi có điều kiện lý tưởng để phát triển kinh tế thủy sản. Phía Nam là vịnh Cam Ranh có vị trí hết sức quan trọng về quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế.

Sân bay Cam Ranh nằm ở trung tâm bán đảo Cam Ranh là một trong ít số sân bay có đường băng lớn và dài ở Việt Nam hiện nay, sắp tới sẽ được nâng cấp để trở thành sân bay quốc tế.

Vị trí địa lý quan trọng gần với hải phận quốc tế, nên Khánh Hòa có vị trí quan trọng trong cả chính trị quân sự và phát triển kinh tế đặc biệt là công nghiệp hàng hải và cảng biển.

Khánh hòa có khí hậu ôn hòa quanh năm nắng ấm, bãi biển trải dài, trong xanh, hệ thống đảo phong phú với hơn 200 đảo lớn nhỏ, nhiều danh lam thắng cảnh, dàn đều trên các huyện xã trong tỉnh,… phù hợp cho phát triển ngành công nghiệp không khói – du lịch, các làng ngành nghề như khảm trai, mỹ nghệ và các dịch vụ kèm theo. Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, hệ thống khách sạn và nhà nghỉ trong những năm vừa qua tăng về cả số lượng lẫn chất lượng đạt tiêu chuẩn, đáp ứng được yêu cầu của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Thiên nhiên đã ưu đãi cho tỉnh Khánh Hòa không chỉ là điều kiện tự nhiên mà còn tài nguyên biển phong phú. Hệ thống sinh vật biển nhiều về số lượng, phong phú về chủng loại, nhiều loại quý và hiếm có giá trị kinh tế cao như cá mú, cá hồng, cá ngừ đại dương,… tạo điều kiện cho nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản phát triển, tăng xuất khẩu hàng thủy sản. Ngoài ra, Khánh Hòa là 1 trong những tỉnh có số lượng và chất lượng yến sào cao nhất trong cả nước, khai thác tổ yến là một nghề có truyền thống lâu đời ở tỉnh, nhằm khai thác có kế hoạch, bảo vệ nguồn tài nguyên này, và phát triển các sản phẩm của yến sào, công ty khai thác và chề biến yến sào được thành lập, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động trong địa bàn tỉnh.

2.1.2.2. Kinh tế- văn hóa – xã hội.

Với chính sách thu hút đầu tư của tỉnh năm 2007 tỉnh đã có 25015 nghìn USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vào các lĩnh vực công nghiệp, du lịch. Phát triển các khu công nghiệp làm tăng số lượng việc làm cho lao động. Quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh có 5 khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao với tổng diện tích 885,82 ha; 10 cụm công nghiệp vừa và

nhỏ với tổng diện tích 467,1 ha. Theo báo cáo của Sở công nghiệp và Ban Quản lý KCN tỉnh Khánh Hoà, hiện nay các khu công nghiệp và cụm công nghiệp vừa và nhỏ đang ở giai đoạn hoàn tất hồ sơ đầu tư, chuẩn bị mặt bằng và cơ sở hạ tầng, một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang lập quy hoạch và báo cáo nghiên cứu khả thi. Đến nay toàn tỉnh chỉ có một khu công nghiệp Suối Dầu và một cụm công nghiệp vừa và nhỏ Diên Phú đi vào hoạt động giải quyết khoảng 14.000 lao động. Theo công văn số 792/LĐTBXH-DN của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Khánh Hoà ngày 4/6/2004, đến năm 2010 tổng số đất nông nghiệp của tỉnh chuyển đổi sang các KCN, KCX là 1.637,145 ha, bao gồm: KCN Suối Dầu 150 ha, KCN Ninh Thuỷ 260 ha, khu vực Cam Ranh 233 ha, cụm CN Diên Phú 43,7 ha, cụm CN Hòn Ông 39 ha, cụm CN Đắc Lộc 36 ha, kè sông cái Nha Trang 635,445 ha, khu vực Tây đường Lê Hồng Phong và Tây nam thành phố Nha Trang 240 ha. Đây là điều kiện thuận lợi để tỉnh thực hiện nhanh chóng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, tuy nhiên số lượng lao động làm nông nghiệp bị giải tỏa đất cần được giải quyết việc làm, đây là vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý, hoạch định chính sách của tỉnh.

Ngoài các yếu tố về điều kiện tự nhiên và con người, để có được số vốn đầu tư nước ngoài cao trong các năm qua, tỉnh Khánh Hòa còn có các chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư. Môi trường đầu tư luôn được tỉnh quan tâm, làm các nhà đầu tư an tâm khi đầu tư, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.

2.1.3. Đặc điểm dân số và nguồn lao động tỉnh Khánh Hòa

2.1.3.1. Về số lượng

Lực lượng lao động của tỉnh trong các năm vừa qua tăng về tuyệt đối, tuy nhiên tốc độ tăng lực lượng lao động lại giảm dần qua các năm (xem bảng dưới), nếu lực lượng lao động năm 2005 tăng so với năm 2004 là 3,39%, thì đến năm 2006 chỉ tăng hơn so với năm 2005 là 2,61%. Điều này được giải thích bởi các chính sách dân số của nước ta vào đầu những năm 1990, chính sách dân số tác động hiệu quả làm giảm tỷ lệ sinh, điều này tác động tới lực lượng lao động thời kì này, bởi số lao động ra khỏi độ tuổi lao động nhiều hơn số lao động bước vào độ tuổi lao động.

Bảng 2.2: Điều tra dân số hoạt động kinh tế theo các chỉ tiêu qua các năm

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Số lượng (người) Tỷ lệ(%) Số lượng (người) Tỷ lệ(%) Số lượng (người) Tỷ lệ(%) Chung 534168 100 552327 100 566759 100 Nữ 240990 45,12 246647 44,66 251328 44,34 Thành thị 217795 40,77 219931 39,82 22474 39,65 Lao động thanh niên 219062 41,01 182186 32,99 140046 24,71 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: điều tra dân số- lao động – việc làm, cục thống kê tỉnh Khánh Hòa

Tỷ số giới của tỉnh không có sự biến động lớn qua các năm (trung bình là 1,24). Nhìn trên số liệu điều tra trên ta thấy tuy số lao động làm trong khu vực thành thị tăng về tuyệt đối nhưng về số tương đối lại giảm. Điều này chứng tỏ tỷ lệ di dân từ nông thôn ra thành thị thấp, người dân tự tìm việc ngay tai địa phương, quá trình công nghiệp hóa tạo điều kiện cho người lao động tìm việc ngay quê hương.

Riêng về số lao động ở độ tuổi thanh niên, cũng chỉ tăng về số lượng tuyệt đối nhưng giảm về tương đối, nguyên nhân chính cũng như nguyên nhân của sự giảm tốc độ tăng tương đối của lực lượng lao động, là do ảnh hưởng của chính sách dân số, làm số lao động ra khỏi độ tuổi này cao hơn số lao động buớc vào độ tuổi trên.

2.1.3.2. Về chất lượng

Chất lượng lao động của tỉnh Khánh Hòa có thể nói là khá cao so với mặt bằng chung của cả nước.

Về trình độ học vấn, theo số liệu thống kê của bảng dưới, ta thấy năm 2005 so với 2004 đã có sự tiến bộ rõ rệt, tỷ lệ lao động mù chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học giảm từ 28,17% xuống còn 15,05%, tỉ lệ lao động tốt nghiệp THCS và THPT tăng từ 39,86% năm 2004 lên 49,24% năm 2005. Năm 2006 tỷ lệ lao động mù chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học có thấp hơn năm 2004 (19,51%), nhưng lại thấp hơn năm 2005. Tuy số tương đối cao hơn nhưng số lượng tuyệt đối lại thấp hơn so với năm 2005. Nhìn chung về trình độ học vấn của lao động tỉnh đã có những bước tiến bộ

vượt bậc, do đời sống của người dân được nâng cao, việc học hành được quan tâm chú trọng hơn.

Bảng 2.3: Trình độ học vấn của lực lượng lao động tỉnh Khánh Hòa qua các năm(%) Năm Mù chữ và chưa tốt nghiệp TH Tốt nghiệp TH Tốt nghiệp THCS Tốt nghiệp THPT 2004 28,17 31,97 23,19 16,67 2005 15,05 35,71 25,98 23,26 2006 19,51 29,84 27,44 23,2

Nguồn: Niên giám thống kê lao động việc làm 2004, 2005, 2006

Về trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao đông thì đây là vấn đề tỉnh cần quan tâm giải quyết, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động, đáp ứng với yêu cầu của tốc độ phát triển, và quá trình CNH- HĐH

Bảng 2.4: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động tỉnh Khánh Hòa(%)

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Chưa qua đào tạo 85,95 72,72 73,63

Đã qua đào tạo 14,05 27,28 26,37

Nguồn: Niên giám thống kê lao động việc làm 2004, 2005, 2006

Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo vẫn ở mức rất cao, trên 73%, đặc biệt năm 2004 tỷ lệ này chiếm tới 85,95%. Trong những năm vừa qua tỷ lệ lao động qua đào tạo đã có những tiến bộ rõ nét, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng cả về tương đối lẫn tuyệt đối tăng từ 14,05% năm 2004 lên 27,28% năm 2005 và 26,37% năm 2006. Tuy nhiên trong thời gian sắp tới tỉnh cần quan tâm nhiều hơn nữa tới vấn đề đào tạo nghề đặc biệt là cho đối tượng lao động thanh niên trong diện bị thu hồi đất nông nghiệp, bởi lẽ trong thời gian sắp tới người lao động phải có trình độ chuyên môn nhất định mới có thể đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng.

2.1.4. Những đặc điểm của thanh niên thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp Khánh Hòa do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, ảnh hưởng đến tạo việc làm.

Hiện nay Khánh Hòa chỉ có khu công nghiệp Suối Dầu và một khu công nghiệp vừa và nhỏ ở Diên Phú đi vào hoạt động, giải quyết cho khoảng 14000 lao động. Theo quy hoạch của tỉnh, đến năm 2010 tổng số đất nông nghiệp của tỉnh chuyển đổi sang các KCN, KCX là 1637,145 ha, với số lượng lớn đất nông nghiệp bị giải toả như vậy dẫn tới yêu cầu phải giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động bị mất đất nông nghiệp, số này lên tới 29028 người.

Do số lượng lao động lớn không thể điều tra hết, nhằm đưa ra giải pháp tạo việc làm cho số lao động này, tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Trung tâm Dân Số Lao Động Việc Làm, Viện Khoa Học Lao Động Xã Hội, Bộ Lao Động - Thương Binh và Xã hội đã thực hiện dự án giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện bị giải tỏa đất nông nghiệp, thực hiện điều tra mẫu, khảo sát bằng bảng hỏi trên địa bàn các huyện có đất nông nghiệp thu hồi. Theo điều tra khảo sát về lao động mất đất trên 19 xã trải đều trên 5 huyện, thị xã, thành phố, tại tỉnh Khánh Hòa có đất nông nghiệp bị giải toả phục vụ CNH – ĐTH của trung tâm dân số- lao động – việc làm, Viện Khoa Học Lao Động- Xã Hội, Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội, thực hiện năm 2007, trong 932 lao động được phỏng vấn bảng hỏi có 448 lao động nằm trong độ tuổi thanh niên (từ 15-29 tuổi). Mặc dù số hộ chọn phỏng vấn ở các xã là bằng nhau (15 hộ) nhưng tỷ lệ lao động phỏng vấn không đều nhau do đặc thù địa bàn và chất lượng điều tra viên, một số địa bàn điều tra viên không phỏng vấn hết số người thuộc đối tượng. Trong nghiên cứu này chỉ xét đến đối tượng là lao động thanh niên, số lượng lao động thanh niên trong diện giải tỏa đất nông nghiệp ở tỉnh Khánh Hòa được phỏng vấn như sau:

XÃ HUYỆN NAM NỮ CHUNG Tỷ lệ (%) so với tổng mẫu điều tra

Cam Đức Cam Ranh 5 3 8 1,79

Cam Thịnh Đông Cam Ranh 12 10 22 4,91

Cam Phú Cam Ranh 7 11 18 4,02

Cam Phú Nam Cam Ranh 12 5 17 3,79

Cam Hải Đông Cam Ranh 9 5 14 3,13

Vạn Giã Vạn Ninh 17 11 28 6,25

Vạn Phước Vạn Ninh 14 11 25 5,58

Vạn Long Vạn Ninh 10 11 21 4,69

Vĩnh Phương Nha Trang 13 13 26 5,8

Phước Đồng Nha Trang 17 9 26 5,8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vĩnh Ngọc Nha Trang 12 9 21 4,69

Vĩnh Thái Nha Trang 15 16 31 6,92

Vĩnh Hiệp Nha Trang 15 15 30 6,69

Diên Sơn Diên Khánh 5 12 17 3,79

Diên Phú Diên Khánh 20 13 33 7,37

Suối Tân Diên Khánh 19 19 38 8,42

Thị Trấn Ninh Hòa

Ninh Hoà 10 7 17 3.79

Một phần của tài liệu Tluận văn quản trị kinh doanh tạo việc làm cho thanh niên trong diện giải toả đất nông nghiệp do quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Khánh Hoà (Trang 25)