Phòng chống hao hụt xăng dầu trong quá trình vận chuyển và tồn chứa

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập môn Đường ống bể chứa tại công ty xăng dầu hàng không việt nam (Trang 55)

chuyển và tồn chứa.

Từ nơi khai thác , chế biến đến nơi tiêu dùng dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ đều bị hao hụt. Mức độ hao hụt nhiều hay ít phụ thuộc vào điều kiện vận chuyển, phương tiện chứa đựng và bảo quản, nhiệt độ và áp suất khí trời xung quanh.

Các nguyên nhân gây ra hao hụt thường là do bay hơi, rò rỉ, tràn vãi hoặc do lẫn lộn các sản phẩm dầu mỏ với nhau ( riêng ở kho xăng dầu này thì chỉ nhạp duy nhất 1 loại nguyên liệu Jet A-1 nên hiện tượng lẫn sản phẩm là hầu như ko xảy ra).

Các nguyên nhân gây hao hụt

1. Thi công , thiết kế công nghệ không đáp ứng năng lực, yêu cầu kho xăng dầu

2. Đơn vị sai số giữa các thiết bị đo không đồng bộ, sai số các thiết bị đo, ta có thể giải quyết băng việc đồng hóa các thiết bị đo.

3. Rò chảy nguyên liệu trong quá trình tiếp nhận hoặc cấp phát nhiên liệu 4. Nhiên liệu hao hụt do bay hơi

5. Nhiên liệu bị tràn ra khỏi thùng chứa

Các biện pháp giảm hao hụt

1. Thiết kế, xây dựng hệ thống theo tiêu chuẩn phù hợp đáp ứng được năng lực kinh doanh

2. Giảm thiểu sai số bằng cách đồng bộ thiết bị đo từ khâu đầu đến khâu cuối

3. Cấp trực tiếp nhiên liệu từ xe bồn vào bể

4. Lựa chọn bồn chứa cố định, sơn màu sáng bên ngoài đồng thời có hệ thống tưới mát

5. Phải xây dựng rõ quy trình lao ddoongj đối với người cấp phát nhiên liệu.

Sử dụng đầy đủ các hệ thống xe bồn chứa có thiết bị cảnh báo dầu tràn, còi hoặc đèn báo.

- Hao hụt về số lượng: Do rò rỉ, tràn vãi do bơm chuyển bám dính trong quá trình vận chuyển

- Hao hụt về cả số lượng và chất lượng: xảy ra do hiện tượng bay hơi, hiện tượng này không những gây hao hụt về mặt số lượng mà còn về mặt chất lượng cũng bị sút kém.

- Hao hụt về mặt chất lượng: sản phẩm dầu bị kém, mất phẩm chất trong khi số lượng vẫn giữ nguyên

2.9.1 Hao hụt về mặt số lượng

Dạng hao hụt này phụ thuộc vào các yếu tố trạng thái kỹ thuật của máy móc, thiết bị trong kho xăng dầu, hệ thống ống dẫn, trạm bơm chuyển và phương tiện vận chuyển

Mức độ thao tác chính xác của người công nhân trong quá trình làm việc

Mức độ dính bám của các loại sản phẩm dầu mỏ trong phương tiện chứa đựng vận chuyển

Nguyên nhân

Do việc bảo quản, sửa chữa các phương tiện vận chuyển, tồn chứa, bơm chuyển không đúng thời gian quy định. Cụ thể như bể, ống dẫn bị han rỉ, bị thủng, các mặt bích nối ống dẫn không kín, dò chảy qua các khe hở trong máy bơm, nắp cổ xitec không kín.

Do người công nhân thiếu trách nhiệm gây tràn, vãi trong quá trình xuất nhập khẩu

Do dính bám trong các phương tiện vận chuyển chứa đựng  Biện pháp khắc phục

Tiến hành bảo dưỡng sửa chữa định kỳ các trang thiết bị trong kho xăng dầu và kịp thời khắc phục khi có sự cố xảy ra.

Chú ý tới gioăng, đệm lót kín trong các máy bơm, các mặt bích nối với các ống, các thiết bị lắp ráp trên bể chứa.

Để tránh tràn vãi chỉ chứa 95% thể tích của bể, đối với phương tiện vận chuyển như ô tô xitec, phuy chứa đến 97% thể tích.

Không để sự cố xảy ra tại bể chứa , ống dẫn và phải nhanh chóng khắc phục rò chảy khi chúng vừa mơi xuất hiện ( đối với các bể lớn phải có đắp đê xung quanh, có rãnh, hố gạn dầu thu hồi phần dầu tràn vãi.

2.9.2 Hao hụt về mặt số lượng và chất lượng

2.9.2.1 Nguyên nhân

Đó là những hao hụt do bay hơi xảy ra “Thở lớn” tại các bể đang nhập

Trong xăng dầu có một lượng lớn hỗn hợp hữu cơ dễ bay hơi. Chỉ tiêu đánh giá tính bay hơi của xăng dầu là áp suất hơi bão hòa. Áp suất hơi bão hòa càng cao thì khả năng bay hơi càng lón. Do vậy tổn thất do bay hơi chủ yếu là xăng nhiên liệu, nhiên liệu diezel và dầu hỏa có áp suất hơi bão hòa lớn hơn nhiều nên tổn thất do nguyên nhân này là thứ yếu. Lượng xăng dầu thoát ra ngoài không khí được tính theo công thức sau:

X là khối lượng sản phẩm dầu đó có trong 1 kg không khí, kg

Trong đó:

Mh là khối lượng phân tử của sản phẩm dầu Mkk là khối lượng phân tử của không khí ϕ : độ bão hòa của sản phẩm

Pbh : áp suất hơi bão hòa của sản phẩm tính ra mmHg ở 37,80C

Khi tăng áp suất hơi bão hòa của sản phẩm thì lượng nhiên liệu bay hơi tăng 15- 17%.

Khi tăng hệ số bão hòa ϕ thì lượng nhiên liệu bay hơi tăng lên rấ nhiều

Điều đó cho thấy rằng những quy trình xuất nhập khẩu xăng dầu cần được tuân thủ nghiêm ngặt để tránh tiêu hao xăng do bay hơi. Việc xuất ngay xăng dầu vào bể chứa với mục đích giảm hệ số hao mòn ϕ trong không khí mới vào bể khi xuất.

Ngoài những yếu tố trên còn có ảnh hưởng từ bên ngoài gây nên các yếu tố môi trường như : bức xạ nhiệt mặt trời, nhiệt độ, tốc độ gió.. gây ra tổn thất bay hơi trong khoảng trống chứa hơi trong bể, hầu như lúc nào cũng thông ra bên ngoài, đồng thời các phần cất nhẹ nhất của sản phẩm dầu cũng bị thất thoát ra ngoài khí quyển. Do đó lượng xăng thực tế giảm, lượng xăng dầu bị mất đi càng nhiều.

Sự thất thoát ở bể chứa gồm các nguyên nhân gây ra:

*Tổn thất do “ thở nhỏ”: Nếu nhiệt độ môi trường thay đổi thì dẫn đến sự thay đổi nhiệt độ bên trong bể chứa sinh ra làm tổn thất bể chứa tĩnh. Ban ngày trời nắng làm tăng thể tích hỗn hợp không khí-hơi nhiên liệu trong bể và nhiệt độ lớp nhiên liệu tại bề mặt thoáng gồm toàn phân tử, nhờ tăng nồng độ hơi xăng dầu và tăng áp suất ở khoảng không trong bể, khi áp suất tăng vượt trị số giới hạn

giảm, khi áp suất hơi bão hòa giảm xuống quá mức chân không mà van thở cho phép thì không khí bên ngoài tràn vào. Đó là quá trình thở ra, hút vào của tổn thất “ thở nhỏ”.

Độ chứa đầy cũng ảnh hưởng hao hụt của nhiên liệu, nó cũng ảnh hưởng đến tổn thất do thở nhỏ

*Tổn thất do thở lơn* :

Khi tiếp nhận hoặc cấp phát nhien liệu thì gây ra tổn thât “thở lớn”. Khi nạp nhiên liệu vào thì gây ra hiện tượng nén khí, thể tích hơi xăng dầu co lại, nếu áp suất hỗn hợp quá áp suất giới hạn của van thở thì hỗn hợp hơi xăng dầu sẽ đi ra ngoài gây hiện tượng tổn thất, áp suất giới hạn của van càng lớn thì sự thoát hơi hỗn hợp chậm lại hơn. Tổn thất khi cấp phát xăng dầu thấp hơn. Khi cấp phát xăng dầu, thể tích chất lỏng giảm, lượng không khí bên ngoài sẽ tràn vào sau khi cấp phát làm nồng độ hỗn hợp trong bể tăng. Khi áp suất hỗn hợp hơi vượt quá áp suất giới hạn của van thở, hỗn hợp chui ra ngoài gây tổn thất. Qua những vấn đề trên ta thấy những ảnh hưởng, yếu tố gây nên tổn thất bay hơi là

• Tính bay hơi của xăng dầu là yếu tố cơ bản được đặc trưng bởi đại lượng áp suất hơi bão hòa

• Nhiệt độ bên ngoài, nhiệt độ không gian bên trong trên mặt thoáng gây ra giãn nở thể tích từ đó sinh ra hao hụt nhiên liệu “ thở nhỏ”

• Sự thay đổi thể tích trong bể chứa khi xuất nhập gây ra tổn thất thở lớn.

• Ngoài ra còn có sự hao hụt gây ra do hiện tượng thở ngược như sau

 Trong quá trình xuất xăng dầu, khoảng trống trong bể chứa tăng lên, áp suất hơi riêng phần của snar phẩm dầu mỏ trong bể giảm và áp suất chung trong bể cũng giảm, không khí từ ngoài sẽ vào bể. Kết cục là lượng xăng dầu bay hơi để trung hòa với lượng không khí mới vào. Quá trình bay hơi đó xảy ra cho tới khí áp suất chung lớn hơn áp suất khí trời. Van thở mở, hỗn hợp không khí – hơi xăng sẽ thoát ra ngoài và gây hao hụt.

2.9.2.2 Biện pháp giảm hao hụt

Biện pháp giảm hao hụt theo thở nhỏ:

 Tồn chứa sản phẩm xăng dầu trong bể chứa theo đúng khả năng chứa đầy ( từ 95-97 % về thể tích) để giảm khoảng trống chứa hơi

 Dùng áp suất để giữ hơi xăng dầu như van thở

 Nhập xăng dầu vào bể ở dưới mặt chất lỏng ( tức là nhập từ dưới đáy lên)

 Việc bơm chuyển trong nội bộ kho phải hạn chế tối thiểu  Rút ngắn thời gian nhập

Biện pháp giảm hao hụt do thở ngược

 Tăng nhanh công suất bơm, xuất nhanh, xuât hết và nhập đẩy ngay

2.9.3 Hao hụt về mặt chất lượng

Phần hao hụt này xảy ra do sự lẫn lộn các loại sản phẩm dầu mỏ với nhau trong quá trìn bơm, vận chuyển, bảo quản tồn chứa. Tại xí nghiệp xăng dầu hàng không, hiện nay chỉ nhập một loại sản phẩm nhiên liệu cho máy bay vì vậy nếu xảy ra hao hụt này thì chủ yếu là do trong quá trình vận chuyển.

2.9.3.1 Nguyên nhân:

Do loại hàng bị biến động khi phương tiện đang chứa loại này chuyển san chứa lọa khác.

Do trong quá trình xúc rửa phương tiện, bể chứa không sạch đúng quy định

Do bị lẫn lộn chủng loại, mã kí hiệu

2.9.3.2 Biện pháp

 Cần chú ý thực hiện đúng các thao tác đảm bảo theo tiêu chuân đã quy định tránh hiện tượng lẫn sản phẩm trong các xe bồn….

2.9.4 Biện pháp bảo vệ bể và van thở

Việc bảo dưỡng bể và van thở là rất cần thiết đối với các bể khi tồn chứa xăng dầu. Trên nóc có chứa van thở lỗ lấy mẫu vì vậy nếu bể hở thì sẽ có sự thông gió gây ra tổn thất. Thường xuyên giữ độ kín và hạn chế sự hao hụt do bay hơi.

2.9.5 Các biện pháp kỹ thuật chuyên dụng để giảm bớt hao hụt

Tồn chứa xăng dầu với áp suất cao, bể chứa có cấu trúc đặc biệt, chịu áp suất cỡ 1000-1200mm cột nước. Nâng cao áp suất của bể lên

Tập trung hơi xăng dầu từ các bể chứa, nối thông các khí hơi của các bể với nhau

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập môn Đường ống bể chứa tại công ty xăng dầu hàng không việt nam (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w