Hệ thống cứu hỏa, hệ thống bơm

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập môn Đường ống bể chứa tại công ty xăng dầu hàng không việt nam (Trang 50)

2.7.1. Hệ thống cứu hỏa

Có 3 bơm để tưới mát khi nhiệt độ cao khi xảy ra sự cố: chữa cháy bằng bọt

2.7.2. Hệ thống bơm

2.7.2.1. Bơm ly tâm

Bơm ly tâm làm việc theo nguyên tắc ly tâm. Chất lỏng được hút và đẩy cũng như nhận them năng lượng ( làm tăng áp suất) là nhờ tác dụng của lực ly tâm khi cánh guồng quay. Bánh guồng được đặt trong thân bơm và quay với vận tốc lớn. Chất lỏng theo ống hút vào tâm guồng theo phương thẳng góc rối vào rãnh giữa các cánh guồng quay và chuyển động cùng guồng. Dưới tác dụng của lực ly tâm, áp suất của chất lỏng tăng lên và văng ra khỏi guồng theo thân bơm ( phần rỗng giữa vỏ và cánh guồng) rồi vào ống đẩy theo phương tiếp tuyến. Khi đó ở tâm bánh guồng tạo nên áp suất thấp. Nhờ lực mặt thoáng bể chứa( bể hở áp suất khí quyển) chất lỏng dâng lên trong ống hút vào bơm. Khi guồng quay, chất lỏng được hút và đẩy liên tục, do đó chất lỏng chuyển động đều đặn. Đầu ống hút có lưới lọc để ngăn không cho rác và các vật rắn theo chất lỏng vào bơm gây tắc bơm và đường ống. Trên ống hút có van một chiều giữ chất lỏng trên trên ống hút khi bơm ngừng làm việc. Tren ống đẩy có lắp van một chiều tránh chất lỏng khỏi bất ngờ đổ dồn về bơm gây ra va đập thủy lực có thể làm hỏng guồng và động cơ điện( khi guồng quay ngược do bơm bất ngờ dừng lại). Ngoài ra trên ống đẩy còn lắp thêm một van chắn để điều chỉnh lưu lượng chất lỏng theo yêu cầu. Bơm ly tâm lúc khởi động không đủ để đuổi hết không khí ra khỏi bơm và ống hút, tạo ra độ chân không cần thiết. Vì vậy, trước khi mở máy bơm

cần phải mồi chất lỏng vào đầy bơm và ống hút hoặc có thể dặt bơm thấp hơn mục chất lỏng trong bể hút cho chất lỏng tự động choán đầy thân bơm.

Áp suất của chất lỏng do lực ly tâm tạo ra hay chiều cao đẩy của bơm phụ thuộc vào vận tốc quay của guồng: vận tốc càng lớn thì áp suất và chiều cao đẩy càng lớn. Tuy nhiên, không thể tăng số vòng quay bất kỳ được vì lúc ấy ứng suất trong vật liệu làm guồng sẽ tăng và đồng thời trở lực cũng tăng lên cùng vận tốc. Do đó bơm một cấp chỉ đạt áp suất tối đa 40 đến 50m

Bơm ly tâm 1 cấp trục ngang

Bơm ly tâm 1cấp trục đứng Ưu điểm của bơm ly tâm:

- Tạo được lưu lượng đều đặn đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, đồ thị cung cấp đều đặn không tạo hình sin.

- Số vòng quay lớn, có thể truyền động trực tiếp từ động cơ điện.

- Cấu tạo đơn giản, gọn, chiếm ít diện tích xây dựng mà không cần kết cấu nền móng quá vững chắc. Do đó giá thành chế tạo lắp đặt vận hành thấp

- Có năng suất lớn và áp suất tương đối nhỏ nên phù hợp với phần lớn quá trình

Vì vậy, bơm ly tâm đã dần thay thế bơm pittong trong trường hợp áp suất trung bình và thấp, còn năng suất trung bình và lớn

Tuy nhiên bơm ly tâm cũng có nhược điểm:

- Hiệu suất thấp hơn bơm pittong từ 10 đến 15%

- Khả năng tự hút kém nên trước khi bơm cần phải mồi đầy chất lỏng vào bơm và ống hút khi đặt bơm phải cao hơn bể chứa

Nếu tăng áp suất thì năng suất cũng giảm mạnh so với thiết kế do hiệu suất giảm theo

2.7.2.2. Bơm trục vít

Bơm trục vít được sử dụng khi bơm các sản phẩm vào bồn có áp lực lớn và tránh tạo tia lửa điện

Bơm có thể có môt, hai hoặc 3 trục vít đặt ở vị trí nằm ngang hoặc thẳng đứng. Loại bơm ba trục vít thì trục giữa là trục dẫn và hai trục bên là trục bị dẫn. Khi làm việc bình thường trục dẫn không tryền momen xoắn cho các trục bị dẫn mà các trục này xoay dưới áp suất chất lỏng. Các trục bị dẫn có tác dụng bịt kín

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập môn Đường ống bể chứa tại công ty xăng dầu hàng không việt nam (Trang 50)