Những giải pháp cho quá trình hội nhập quốc tế của các NHTM

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP NHẰM CẢI CÁCH HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM VỚI CÁC BÀI HỌC ĐÚC KẾT TỪ KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC (Trang 32 - 36)

Nâng cao vai trò và hiệu quả điều hành vĩ mô của NHNN, từng bước điều chỉnh cơ cấu, chính sách tiền tệ nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại như xuất nhập khẩu hàng hoá dịch vụ, đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ.

Lành mạnh hoá hệ thống NHTM thông qua việc hình thành đồng bộ môi trường pháp lý liên quan đến hoạt động của các NHTM, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, đảm bảo tiến độ thực hiện các cam kết hội nhập

Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, thực hiện bảo hộ các NHTM trong nước một cách có chọn lọc, có điều kiện, có thời hạn, phân biệt chức năng của NHNN và NHTM QD, chức năng cho vay của ngân hàng chính sách với chức năng kinh doanh tiền tệ của NHTM, đảm bảo quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các NHTM trong kinh doanh.

Hỗ trợ và khuyến khích các tổ chức cung ứng dịch vụ ngân hàng nâng cao trình độ quản lý, cải tiến công nghệ

Mở cửa thị trường trong nước trên cơ sở xoá bỏ dần các giới hạn về số lượng đơn vị, phạm vi, tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài hoặc tổng giao dịch nghiệp vụ ngân hàng, bảo đảm quyền kinh doanh của các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngoài theo các cam kết song phương và đa phương.

Chủ động và tích cực chuẩn bị điều kiện tham gia thị trường tài chính quốc tế thông qua các hoạt động phát hành cổ phiếu, trái phiếu ngân hàng và các loại giấy tờ có giá khác.

Từng bước tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng cho các định chế tài chính- ngân hàng trong nước và nước ngoài hoạt động ở Việt Nam.

Từng bước nâng cao vị thế của đồng Việt Nam, xây dựng kế hoạch chuyển đổi tự do VND, thực hiện thanh toán bằng VND trên lãnh thổ Việt Nam, tạo lập môi trường kinh doanh tiền tệ và cung ứng dịch vụ ngân hàng theo cơ chế thị trường.

Ứng dụng công nghệ thông tin tài chính ngân hàng và mở rộng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển các công cụ giao dịch trên thị trường mở nhằm phát triển thị trường tiền tệ sâu rộng, có tính thanh khoản cao.

Tăng cường hợp tác quốc tế song phương và đa phương về tài chính- tiền tệ theo nguyên tắc phù hợp với các cam kết quốc tế, tích cực tham gia các chương trình và thể chế hợp tác, giám sát, trao đổi thông tin với các khối liên kết kinh tế khu vực và quốc tế.

KẾT LUẬN

Có thể khẳng định rằng, hội nhập quốc tế về ngân hàng đang là xu thế của thời đại, có tính khách quan do sự phát triển của quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới nói chung và phát triển hoạt động ngân hàng nói riêng. Việt Nam, khi hội nhập với thế giới có thể tranh thủ nguồn vốn, tiếp cận nhanh với công nghệ ngân hàng mới, với cơ chế tổ chức quản lý điều hành tiên tiến nhất, tiếp cận nhanh hơn với sự phát triển của thị trường tài chính trong khu vực và thế giới… từ đó có thể phát triển nội lực của mình, mở rộng hoạt động ra nước ngoài. Trong những năm gần đây, hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam đã liên tục cải cách theo nguyên tắc thị trường, đảm bảo phân bổ có hiệu quả và an toàn các nguồn lực tài chính nhằm vững bước tiến vào quá trình hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, để đẩy nhanh hội nhập, cũng như nhằm tranh thủ những cơ hội và đối mặt được với những thách thức khi hội nhập, Việt Nam cần tham khảo kinh nghiệm của các nước khác trong khu vực và trên thế giới, mà đặc biệt là Trung quốc- do Trung Quốc có những điểm tương đồng với Việt Nam về chế độ kinh tế- xã hội và đặc biệt là hệ thống Ngân hàng Thương mại của hai nước cũng đang trên con đường cải cách một cách toàn diện và sâu rộng. Do đó Việt Nam có thể học hỏi những kinh nghiệm quý báu mà Trung Quốc đã áp dụng thành công, vận dụng linh hoạt vào tình hình thực tiễn của mình để nhanh chóng đưa hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam sánh ngang với các ngân hàng hiện đại trong khu vực và trên thế giới.

Với khuôn khổ hạn hẹp của khoá luận và có thể không tránh khỏi những sơ suất nhất định song em xin mạnh dạn đóng góp những ý kiến nhỏ bé của mình vào sự phát triển chung của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam.

Em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Đặng Thị Nhàn cùng các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế Ngoại Thương của trường Đại học Ngoại Thương đã giúp em hoàn thành khoá luận này.

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP NHẰM CẢI CÁCH HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM VỚI CÁC BÀI HỌC ĐÚC KẾT TỪ KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w