chỉnh sửa một số văn bản dưới luật (như Nghị định về Séc…) để phù hợp với thực tiễn. Bên cạnh đó, các NHTM cần phải thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:
- Các NHTM cần thay đổi tư duy kinh doanh theo hướng phát triển của các ngân hàng hiện đại, đó là tập trung phát triển dịch vụ tài chính- ngân hàng, coi chất lượng dịch cụ là yếu tố tạo ra nét riêng cho mỗi ngân hàng.
- Phát huy nội lực nâng cao năng lực tài chính
- Tích cực xây dựng hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự
4.3. Nâng cao năng lực quản trị, điều hành.
Các NHTM nước ta cần phải xây dựng và hoàn thiện cơ chế kinh doanh mới để nâng cao năng lực quản trị điều hành. Cơ chế kinh doanh được hoàn thiện một cách đồng bộ, có nghĩa là các cơ chế quyết sách kinh doanh, cơ chế kích thích, cơ chế ràng buộc bên trong ngân hàng, cơ chế cân bằng lợi ích phải được hoàn thiện. Các cơ chế này phải được hình thành và thống nhất quản lý trong các ngân hàng từ trung ương tới địa phương, từ các chi nhánh cấp 1 đến các chi nhánh cấp 4 của các ngân hàng và trong nội bộ từng chi nhánh. Cụ thể:
Thứ nhất, cơ chế quyết sách kinh doanh: Trong nội bộ từng NHTM có các chi nhánh ở các cấp khác nhau, thực hiện hạch toán độc lập một cách tương đối nên chừng mực nào đó được độc lập trong quyết định kinh doanh để phát huy quyền tự chủ của mình. Quyết sách đúng đắn và phát huy hiệu quả cao phải thể hiện sự kết hợp trí tuệ của tập thể với tính quyết đoán của người giám đốc, điều hành để thống nhất thực hiện
Thứ hai, cơ chế kích thích: Xây dựng quy chế thi đua, khen thưởng, phát huy sáng kiến, trên cơ sở hiệu quả kinh tế và mục đích kinh doanh của từng chi nhánh để làm động lực thúc đẩy cán bộ nhân viên thực hiện tốt định hướng kinh doanh của mình.
Thứ ba, cơ chế ràng buộc: Phân định rõ ranh rới trách nhiệm đối với rủi ro, trực tiếp gắn trách nhiệm cho những người quyết sách, người thừa hành nhiệm vụ. Để nâng cao trách nhiệm của từng cán bộ trong hoạt động ngân hàng, các NHTM phải xây dựng quy trình nghiệp vụ trong cho vay, huy động vốn, dịch vụ…trong đó quy định rất cụ thể trách nhiệm của từng người đối với từng mặt nghiệp vụ ngân hàng.
Thứ tư, cơ chế phân phối thu nhập (cơ chế cân bằng lợi ích): Các NHTM phải hoàn thiện cơ chế phân phối tiền lương, tiền thưởng… để dần đảm bảo người có cống hiến lớn, hiệu quả lao động cao sẽ có thu nhập cao và ngược lại. Đây là một vấn đề hết sức khó khăn, các NHTM phải phối hợp sự đồng tình của tập thể trên cơ sở cụ thể hoá hiệu quả kinh doanh do từng nghiệp vụ đem lại để có sức thuyết phục cao.
Tóm lại, các cơ chế này trong hệ thống kinh doanh hợp nhất thành một chỉnh thể thống nhất. Các cơ chế này được xây dựng một cách cân đối, hợp lý hài hoà sẽ thúc đẩy quá trình kinh doanh của các NHTM ngày một phát triển hơn.