Bên cạnh công cụ trao đổi “không đồng thời” là diễn đàn và công cụ trao đổi “đồng thời” là Chat, Moodle còn hỗ trợ một công cụ khác cho phép trao đổi mang tính chất riêng tư giữa hai người dùng. Đó chính là công cụ Messaging.
S
ử dụng Thông đ iệp
Khác với diễn đàn và Chat, thông điệp cá nhân không nằm trong phạm vi của một khóa học, người dùng này có thể gửi các thông điệp cá nhân cho một người dùng khác
không cùng khóa học với mình. Trong thẻ Profile thuộc trang quản lý cá nhân, chọn
nút Messages để mở ra cửa sổ của trang thông điệp cá nhân
Các bước gửi một thông điệp:
· B1: Mở cửa sổ trang thông điệpc cá nhân, bằng cách sử dụng nút Messages trong
thẻ Profile thuộc trang quản lý cá nhân hoặc sử dụng liên kết Messages trong khối
cùng tên.
· B2: Trên cửa sổ trang thông điệp cá nhân, chọn vào thẻ Search để tìm người
muốn gửi thông điệp. Nếu cần, đánh dấu vào tùy chọn Only in my courses (Chỉ trong
các khóa học của tôi), sau đó gõ tên của cần tìm vào ô Name. Sau đó, chọn nút Search,
Moodle sẽ hiển thị danh sách những người có tên phù hợp với yêu cầu tìm kiếm.
· B3: Chọn người cần gửi thông điệp bằng cách chọn tên của người đó. Một cửa sổ
mới sẽ xuất hiện và con trỏ đang đứng trong ô dùng để gõ thông điệp. Gõ nội dung vào
ô này, sau đó chọn nút Send message (Gửi thông điệp), bản sao của nội dung vừa gõ sẽ
xuất hiện ở phần phía trên của ô gõ nội dung kèm theo tên của người dùng và thời gian thực hiện.
Đọc và trả lời Thông điệp
Khi có một thông điệp được gửi đến, cửa sổ thông điệp cá nhân sẽ hiện ra. Trên
khối Messages sẽ hiển thị tên của người đã gửi kèm theo một liên kết để xem thông
điệp đó. Nếu chọn nhận thông điệp qua email (xem phần thiết lập thông điệp cá nhân), một bản sao của thông điệp đó sẽ được gửi đến email của người dùng sau khoảng thời gian mà người dùng đã thiết lập nếu ngay lúc đó người dùng không đăng nhập vào khóa học.
Sau khi đọc thông điệp gửi đến, người dùng có thể viết trả lời và chọn nút Send
PHỤ LỤC
Hướng dẫn cài đặt Moodle 1. CẤU HÌNH HỆ THỐNG
Máy tính cấu hình tối thiểu: P4 2.4Ghz, RAM 512, LAN 1GB
Web server (hỗ trợ PHP): thường sử dụng Apache hoặc IIS (có trên Windows XP Professional, Windows 2003, Windows 2000 server, Windows 2000 advanced server).
PHP (Version 4.0 hay cao hơn). Hiện nay phiên bản mới nhất của PHP là 5.0. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: MySQL hoặc PostgreSQL. Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu sẽ được hỗ trợ trong các phiên bản tiếp theo.
2. CHUẨN BỊ
Tải về Moodle trên trang web http://moodle.org/download/ . Giải nén thư mục đã tải ở trên.
Đổi tên thư mục thành "moodle" (tùy chọn) để dùng khi cài đặt hệ thống.
3. CÀI ĐẶT MOODLE SỬ DỤNG XAMPP
Ngoài việc cài đặt từng thành phần như PHP, MySQL chúng ta có thể chỉ cần cài một chương trình XAMPP để cài đặt Moodle.
3.1. Chuẩn bị
Tải Moodle!
Tải bản Moodle mà bạn muốn cài đặt từ trang web Moodle.org Tải XAMPP!
Tải gói cài đặt XAMPP cho Windows từ trang web Apachefriends.org.
3.2. Cài đặt XAMPP
Trong ví dụ này tôi chọn cài đặt ở ổ đĩa C, bạn có thể chọn cài đặt ở ổ đĩa khác cho phù hợp với mục đích sử dụng của mình.
Bây giờ bạn chọn “No”. Bạn có thể khởi động những dịch vụ này sau đó.
Tiếp theo quá trình cài đặt sẽ hỏi bạn có muốn khởi động XAMPP Control Panel hay không?
Nhấn phím 1 sau đó enter
Khởi động XAMPP Control Panel
Trên màn hình Desktop, bạn double click vào biểu tượng XAMPP để khởi động Control Panel.
Khi XAMPP Control Panel đã được khởi động , click vào nút “Start” để chạy Apache và MySQL.
3.3 Tạo cơ sở dữ liệu
Để tạo cơ sở dữ liệu cho địa chỉ Moodle của bạn chúng ta sẽ sử dụng phpMyAdmin đã bao gồm trong XAMPP.
Để truy cập ta sử dụng trình duyệt web mà chúng ta sử dụng , đánh vào http://localhost trong thanh địa chỉ.
Trang XAMPP mặc định được hiển thị, click vào ngôn ngữ mà bạn chọn. Ở đây tôi chọn ngôn ngữ English.
Khi trang phpMy Admin đã được mở ra trong cửa sổ trình duyệt web của bạn, bạn gõ tên của cơ sở dữ liệu mà bạn muốn tạo trong ô “Create new database” . Ví dụ đặt tên cho cơ sở dữ liệu của tôi là “moodle”.
Click vào nút “Create” để tạo cơ sở dữ liệu.
Cơ sở dữ liệu mới tạo sẽ xuất hiện trong danh sách khi trang web được refresh
3.4 Giải nén file moodle đã tải vào địa chỉ chính xác
Copy thư mục moodle đã xã nén vào thư mục htdocs nằm trong thư mục cài đặt Xampp
3.5 Bắt đầu cài đặt
Truy cập vào http://localhost/moodle sẽ thấy giao diện như bên dưới
Lựa chọn gói ngôn ngữ phù hợp(Vietnamese), rồi nhấn Next
Kiểm tra tính tương thích của Moodle, nếu có phần nào không “Pass” phải cấu hình lại server
Lựa chọn đường dẫn cho website
•Địa chỉ web là địa chỉ trang web sẽ hiển thị
•Thư mục Moodle là thư mục chứa source code
•Thư mục dữ liệu là thư mục chứa file hình ảnh, tập tin của các bài
Cấu hình cơ sở dữ liệu(mặc định trên wamp server người là root –không mật khẩu)
Kiểm tra cấu hình máy chủ, nếu có mục nào chưa kích hoạt(màu đỏ), cần phải chỉnh lại ở PHP-extension và PHP-setting(click vào biểu tượng wamp chọn PHP) sau đó nhấn next >
Download gói ngôn ngữ tiếng Việt, sau khi hoàn tất nhấn Next >
Nhấn Yes để đồng ý với giấy phép sử dụng của Moodle
Đánh dấu vào ô Hoạt động không tham gia(unattended) để tạo file tự động cài đặt.
Điền các thông tin cho tài khoản quản trị
•Lưu ý: ở lần đầu tiên này ta phải nhập password phức tạp(gồm số,
kí tự đặc biệt và chữ in hoa) sau khi đăng nhập vào hệ thống ta mới có thể chỉnh lại chính sách về password cho thành viên.
C. KẾT LUẬN 1. Kết quả đạt được.
- Hiểu rõ thêm về ưu nhược điểm, các tính năng của hệ thống giáo dục trực tuyến. -Tạo nguồn tài liệu giúp giáo viên có thể tự mình tạo và quản lý khóa học trực tuyến
2. Thiếu sót.
- Vì thời gian làm ngắn nên chỉ mới giới thiệu được những tính năng cơ bản chứ chưa nghiên cứu sâu về hệ thống.
- Tài liệu hướng dẫn còn có 1 số chổ thiếu sót
- Chưa cập nhật được phiên bản mới nhất của hệ thống Moodle
3. Hướng phát triển.
Đi sâu nghiên cứu khối Administrator
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Mã nguồn và tài liệu dành cho developer trên trang http://moodle.org - Tài liệu giới thiệu Moodle và e-learning trên website http://vi.wikipedia.org - Tài liệu hướng dẫn sử dụng hệ thống moodle dành cho học viên giảng viên hướng dẫn.