1. BÀI KIỂM TRA
1.2.6. Câu hỏi tính toán (Calculated questions)
Một câu hỏi tính toán là một biểu thứ toán học với một vùng chứa các giá trị (place-holder), những giá trị này được lấy ngẫu nhiên từ một tập cơ sở dữ liệu khi học viên làm kiểm tra. Ví dụ, nếu giáo viên muốn tạo một Bài kiểm tra phép tính nhân cho học viên, giáo viên có thể tạo một câu hỏi với 2 place-holder và dấu nhân (x) (như {a}x{b}). Khi học viên làm bài, Moodle sẽ chọn những giá trị ngẫu nhiên cho a và b.
Bài kiểm tra dạng này sẽ hiếm khi lặp lại giá trị.
Các bước tạo câu hỏi tính toán:
· B1: Chọn Calculated (Câu hỏi tính toán) từ menu Create new question.
· B2: Đặt tên cho câu hỏi.
· B3: Nhập nội dung câu hỏi. Tất cả các biến số giáo viên muốn Moodle phát sinh
giá trị ngẫu nhiên phải được đặt trong cặp dấu ngoặc móc ({}). · B4: Nhập vào phản hồi
chung, nếu muốn.
· B5: Nhập vào Correct Answer Fomula (Công thức đáp án đúng). Đảm bảo việc
sử dụng cùng place-holder để Moodle có thể phát sinh đúng giá trị.
· B6: Xác định Tolerance (Sai số) có thể chấp nhận cho câu trả lời. Tolerance và
· B7: Thiết lập Format là decimals (thập phân) hay significant figures (chữ số có ý nghĩa).
· B8: Nhập phản hồi cho câu trả lời đúng.
· B9: Nhập đơn vị cho câu trả lời (ví dụ: km, kg,…). Moodle sẽ tìm những đơn vị
đúng.
· B10: Chọn nút Next page (Trang tiếp theo).
· B11: Trên trang tiếp theo, chọn để tạo ra giá trị thay thế cho mỗi place-holder chỉ cho câu hỏi này, hay cho những câu hỏi trong cùng hạng mục.
· B12: Chọn nút Next page.
· B13: Tạo tập cơ sở dữ liệu cho câu hỏi này hoặc cho tất cả những câu hỏi dạng này của hạng mục. Cho mỗi place-holder, đưa ra những giá trị có thể. Càng nhiều giá trị được đưa ra, câu hỏi có thể được phát sinh càng nhiều mà không bị lặp lại. Hình sau minh họa sự hiển thị của một tập cơ sở dữ liệu cho câu hỏi tính toán.
· B14: Chọn nút Save changes.
Những câu hỏi tính toán có thể sử dụng nhiều hơn các toán tử số học đơn giản. Danh sách đầy đủ các toán tử bao gồm abs, acos, acosh, asinh, atan, atanh, ceil, cosh, deg2rad, exp, expm1, floor, log, log10, log1p, rad2deg, round, sin, sinh, sprt, tan, tanh, atan2, pow, min, max, và pi. Các place-holder và đối số của mỗi hàm đặt trong dấu ngoặc đơn. Ví dụ, một biểu thức được diễn đạt như sau: sin của một góc cọng với cosin của 2 lần một góc khác. Biểu thức đó sẽ được nhập vào là sin({a})+cos({b}*2).