Soạn thảo một trang văn bản

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống dạy học trực tuyến bằng phần mêm mã nguồn mở Moodle (Trang 50 - 52)

1. THÊM NỘI DUNG VÀO MOODLE

1.2. Soạn thảo một trang văn bản

Chức năng này cho phép tạo những trang văn bản thuần túy, chỉ có một vài chức năng định dạng đơn giản.

Các bước tạo một trang văn bản:

· B1: Vào chế độ chỉnh sửa.

· B2: Chọn drop-down menu thêm tài nguyên, chọn Compose a text page. Moodle sẽ hiển thị một trang soạn thảo như hình.

· B3: Đặt tên cho văn bản đó. Tên của văn bản sẽ được hiển thị như là một liên kết

trên phân vùng đã chọn trên trang chính của khóa học. Học viên sẽ truy cập vào trang văn bản bằng cách chọn liên kết đó. Tên của văn bản nên được đặt sao cho khái quát nội dung của văn bản.

· B4: Nhập phần tóm tắt văn bản vào ô Summary.

· B5: Nhập nội dung văn bản vào phần Full Text (Văn bản đầy đủ).

Thiết lập các tùy chọn Window (Cửa sổ): Giáo viên có thể thiết lập để trang văn bản hay trang web được tạo ra sẽ xuất hiện trên cùng cửa sổ trình duyệt hay trên một cửa sổ trình duyệt mới.

Các bước hiển thị một tài nguyên trong cùng cửa sổ:

· B1: Chọn nút Show advanced (Hiển thị mở rộng) trong vùng thiết lập Window.

· B2: Chọn Same window (Cùng cửa sổ) trong drop-down menu Window. · B3:

Thiết lập tùy chọn Show the course blocks (Hiển thị các khối của khóa học): Đánh dấu

vào ô chọn này sẽ hiển thị các khối chức năng của khóa học trên trang tài nguyên vừa tạo ra.

Các bước hiển thị một tài nguyên trong cửa sổ trình duyệt mới:

· B1: Chọn nút Show Advanced trong vùng Window.

· B2: Chọn New Window (Cửa sổ mới) trong drop-down menu Window.

· Allow the window to be resized (Cho phép cửa sổ được thay đổi kích cỡ): Đánh dấu vào tùy chọn này cho phép người dùng có thể thay đổi kích cỡ của cửa sổ sau khi cửa sổ mới mở ra.

· Allow the window to be scrolled (Cho phép cửa sổ được cuộn): Đánh dấu vào tùy chọn này sẽ cho phép người dùng sử dụng thanh cuộc trên cửa sổ mới hiện ra. Chỉ khi nào có lý do đặc biệt mới không thiết lập tùy chọn này.

· Show the directory links (Hiển thị các liên kết thư mục): Đánh dấu vào tùy chọn này để hiển thị thanh bookmarks hay favorites của trình duyệt.

• Show the location bar (Hiển thị thanh định vị): Giáo viên có thể thiết lập để giấu thanh địa chỉ trong trình duyệt lúc mở cửa sổ mới, đối với loại pop-up thì không đánh dấu vào ô này.

· Show the menu bar (Hiển thị thanh menu): Cho phép người dùng có thể bookmark, in, xem mã trang hoặc thực thi những chức năng khác.

· Show the toolbar (Hiển thị thanh công cụ): Hiển thị thanh công cụ của trình duyệt bao gồm các nút Back, Forward, Reload hay Stop.

· Show the status bar (Hiển thị thanh trạng thái): Hiển thị thanh trạng thái, thanh nằm ở dưới cùng của trình duyệt, nó hiển thị bao nhiêu phần trăm của trang đã được tải về.

· Default window width and height (Chiều rộng và chiều cao mặc định của cửa sổ): Giáo viên có thể thiết lập kích thước mặc định cho cửa sổ mới để có thể khớp với kích thước của trang được liên kết.

Các thiết lập chung của module:

Bất kỳ một tài nguyên nào cũng có thể được giấu đi bằng cách chọn Hide trong

drop-down menu Visible. Việc chọn Hide cho tùy chọn này thực hiện cùng chức năng

với việc chọn biểu tượng bên cạnh các liên kết trên trang chính của khóa học. Tất cả giáo viên của khóa học đều có thể thấy được những tài nguyên bị ẩn này nhưng học viên thì không.

Lưu ý: Giáo viên có thể ẩn những tài nguyên đặc biệt rồi sau đó cho phép học viên xem sau khi kết thúc khóa học. Những tài nguyên dành cho giáo viên có thể đặt ở chế độ luôn luôn ẩn.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống dạy học trực tuyến bằng phần mêm mã nguồn mở Moodle (Trang 50 - 52)