6. Phạm vi nghiên cứu
1.3. Một số mô hình quản lý chất lượng đào tạo
Mô hình các yếu tố tổ chức (Organization Elemement Model). Mô hình này đã đưa ra 5 yếu tố đánh giá như sau:
Đầu vào: Người học, đội ngũ cán bộ, CSVC, chương trình đào tạo, quy chế, luật định, tài chính…
Quá trình đào tạo: Mục tiêu, nội dung, phương pháp và quy trình đào tạo, quản lý đào tạo…
Kết quả đào tạo: Mức độ hoàn thành khóa học, năng lực đạt được và khả năng thích ứng của người học.
Đầu ra: Người học tốt nghiệp, kết quả nghiên cứu và các dịch vụ khác đáp ứng nhu cầu kinh tế và xã hội.
Hiệu quả: Kết quả đào tạo và ảnh hưởng của nó đối với xã hội.
8 Trần Khánh Đức, Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ 21, NXB Giáo dục, 2009, Tr 441
21
Bộ tiêu chí và qui trình đánh giá kiểm định các điều kiện đảm bảo chất lượng của các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề nghiệp: Để có cơ sở đánh giá, phân loại cơ sở đào tạo nghề nghiệp theo các điều kiện đảm bảo chất lượng như: cơ sở vật chất, GV, chương trình đào tạo… Tổ chức Lao động thế giới (ILO) và Ngân hành phát triển Châu Á (ADB) đã đưa ra một bộ tiêu chí đánh giá kiểm định và các điều kiện đảm bảo chất lượng của các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề nghiệp cho các nước tiểu vùng sông Mê Công, trong đó có Việt Nam (xem Bảng bên dưới). Việc nghiên cứu ứng dụng các tiêu chí và quy trình đánh giá trên vào thực tế Việt Nam là một việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý đào tạo của hệ thống giáo dục nghề nghiệp ở nước ta. Đồng thời, góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập với các nước trong khu vực trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
Các tiêu chí đánh giá
1. Tôn chỉ hoạt động và mục tiêu phát triển của nhà trường 25
2. Tổ chức và quản lý 45
A. Tổ chức B. Quản lý
3. Chương trình đào tạo 135
A. Chương trình
B. Kế hoạch và nội dung chương trình đào tạo C. Các hoạt động phát triển chương trình đào tạo D. Các hoạt động giảng dạy
22 A. Cơ cấu và số lượng phù hợp B. Ban lãnh đạo và cán bộ quản lý C. Đội ngũ GV
D. Đội ngũ nhân viên phục vụ khác
5. Thư viện và học liệu 25
6. Tài chính 50
7. Khuôn viên nhà trường và cơ sở hạ tầng 40
8. Xưởng thực hành, thiết bị và vật tư 60
9. Dịch vụ HS 35
Tổng số điểm 500
Bảng 1.1: Mô hình ILO và ADB 500 dành cho các loại hình trường kỹ thuật – nghề nghiệp
Mô hình kiểm tra chất lượng toàn diện: (Total quality control – TQC):
Là mô hình kiểm tra hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp từ hành chính – tổ chức – nhân sự,… đến các quá trình sản xuất: thiết kế - cung ứng – sản xuất – tiêu dùng. Mô hình TQC đã có thay đổi cách tiếp cận về quản lý chất lượng. Đây là việc kiểm tra, kiểm soát một hệ thống, nhằm đạt được mức chất lượng dự định.
So với mô hình kiểm tra chất lượng QC, mô hình TQC có ưu điểm là việc kiểm tra chất lượng sản phẩm được tiến hành từ khâu đầu đến khâu cuối, nên có những nhận xét tình hình của hệ thống sản xuất – dịch vụ hoặc đào tạo.
23
1.4. Đặc điểm khuyết tật vận động và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật
1.4.1. Đặc điểm khuyết tật vận động
Đặc điểm khuyết tật
Sự phân loại đặc điểm khuyết tật dựa vào chức năng vận động và khuyết tật thể hình. Đặc điểm khuyết tật của người khuyết tật khá đa dạng:
Dạng khuyết tật Đặc điểm
Liệt tứ chi
Người liệt tứ chi là một người không sử dụng được cả hai tay và nửa người từ thắt lưng trở xuống nhưng cổ và đầu vẫn cử động được. Nguyên nhân phổ biến của liệt tứ chi là do tai nạn giao thông.
Liệt hai chân
Người liệt hai chân là một người không cử động được phần cơ thể từ thắt lưng trở xuống do bị tổn thương cột sống thường do tai nạn gây nên.
Liệt nửa người
Liệt nửa người là trường hợp một người bị tê liệt không thể cử động một phía của cơ thể thường do chứng đột quỵ gây ra.
Bại liệt
Bại liệt là bệnh do ba loại virut gây ra và có ảnh hưởng đến não và cột sống. Nhiễm trùng bại liệt làm dây thần kinh ếu đi, bị tê liệt và không thể phục hồi để hoạt động bình thường được nữa.
Bại não
Đây là chứng rối loạn điều khiển cơ não vì não bị tổn thương. Chứng bại não gây khó khăn điều khiển các chi, khó khăn về nói hoặc ảnh hưởng trí não.
Loạn dưỡng
Chứng loạn dưỡng là sự suy yếu và thoái hóa xương và cơ điều khiển vận động.
Không có chi/ Chi bị biến dạng
Do bị tai nạn, bị tổn thương khi sinh, do hậu quả của khuyết tật khác hoặc do các vấn đề về gen.
24 Xơ cứng đa cấp
Đây là căn bệnh của hệ thống thần kinh trung ương và có thể ở nhiều hình thức khác nhau: những cơn đau nhẹ có khi hồi phục hoàn toàn sau đó và không bị bệnh lại, có người triệu chứng lại xấu đi.
Xơ cứng đa cấp phá hủy lớp màng bảo vệ quanh thần kinh trên não và cột sống làm chậm hoặc ngừng phản xạ của não. Các triệu chứng bao gồm: mất thị giác, yếu cơ, liệt co cứng và mệt mỏi, mất tập trung hay có vấn đề về trí nhớ. Bệnh này không lây nhiễm hay gây chết người.
Bảng 1. 2 Phân loại đặc điểm khuyết tật vận động
Đặc điểm khuyết tật của người khuyết tật vận động làm cơ sở khoa học cần thiết để phân tích các đặc điểm về sức khỏe, tâm lý nhận thức, đặc điểm lao động và khả năng giao tiếp của họ. Những đặc điểm này có ảnh hưởng đến việc phân tích, đánh giá và lựa chọn phương thức đào tạo nghề phù hợp.
Đặc điểm nhận thức
Hoạt động nhận thức của người khuyết tật vận động có những đặc điểm như sau:
Diễn ra chậm chạp, khó khăn do thiếu nhận thức từ thực tiễn, các tác nhân kích thích không đầy đủ, phong phú và đa dạng.
Do đó, hình ảnh về thế giới xung quanh của người khuyết tật vận động thường nghèo nàn và hay bị lãng quên do không có cơ hội trong việc thường xuyên tiếp xúc và được kích thích từ phía môi trường.
Trong một số trường hợp, cảm nhận về thế giới đồ vật của người khuyết tật vận động chỉ mang ý nghĩa là sự phản ánh thế giới đồ vật qua tri giác nghe, nhìn; cảm nhận về tính chất của đồ vật hết sức hạn chế do học thiếu cảm giác, xúc giác.
25
Đối với người bại não thì do việc sử dụng ngôn ngữ: công cụ chính của tư duy khó khăn dẫn đến khó khăn trong việc hình thành và duy trì các khái niệm, biểu tượng trừu tượng.
Các đặc điểm tâm lý nhận thức của người khuyết tật vận động cung cấp thông tin cần thiết để lựa chọn mô hình và các phương pháp dạy học thích hợp. Trong dạy học, người GV cần phải xác định nguyên nhân dẫn đến những khó khăn mà người khuyết tật vận động gặp phải trong quá trình nhận thức, từ đó có phương pháp hỗ trợ người khuyết tật vận động khắc phục khó khăn.
Người khuyết tật bị thiếu hụt một hay nhiều bộ phận trên cơ thể nên gặp khó khăn trong quá trình nhận thức môi trường xung quanh, đồng thời phản ứng của môi trường xung quanh ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của người khuyết tật. Mối liên hệ này có thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển về thể chất, tâm lý và khả năng học nghề của người khuyết tật.
Đặc điểm lao động
Đặc điểm lao động của người khuyết tật vận động quy định việc lựa chọn ngành nghề và quy định khả năng tham gia lao động của họ. Các nghiên cứu về đặc điểm khuyết tật của người khuyết tật cho thấy khả năng lao động của người khuyết tật vận động có thể lựa chọn nghề đa dạng.
Người khuyết tật vận động có thể tham gia học tập và huấn luyện kỹ năng để có thể thực hiện các công việc theo năng lực lao động cũng như các đặc điểm lao động của mình
Tuy nhiên đặc điểm sức khỏe của họ là rào cản lớn làm hạn chế khả năng tham gia với môi trường lao động.
Đặc điểm tâm lý của người khuyết tật vận động
Sự hình thành và phát triển tâm lý người khuyết tật vận động chịu tác động của các yếu tố:
26
Sự tương tác xã hội, những giao tiếp ứng xử của môi trường sống trong cộng đồng.
Môi trường học tập.
Quan hệ xã hội với bạn bè cùng trang lứa và người chăm sóc. Đi lại và sự tiếp cận các dịch vụ đi lại.
Tình trạng khuyết tật về mặt tâm lý là rào cản lớn nhất khi người khuyết tật vận động hòa nhập với cộng đồng.
Tâm lý lao động của người khuyết tật vận động
Tâm lý lao động của khá đông người khuyết tật vận động là mặc cảm, tự đánh giá thấp bản thân mình so với những người bình thường khác. Người khuyết tật có các biểu hiện tâm lý giống như mặc cảm ngoại hình, tức là sự chú trọng quá mức đến khiếm khuyết cơ thể đến nỗi gây khổ, đau lớn.
Bên cạnh một số người khuyết tật có tinh thần nỗ lực học tập, lao động đặc biệt cao, một số người có tâm lý ám ảnh và sợ hãi khi thực hiện các hoạt động mang tính cộng đồng như lao động, giao lưu gặp gỡ ở chỗ đông người.
Đặc điểm giao tiếp của người khuyết tật:
Do sự khiếm khuyết về các chức năng vận động của cơ thể nên người khuyết tật vận động có những giảm sút đáng kể trong các hoạt động giao tiếp, giao lưu cũng như tham gia vào các hoạt động tập thể, cộng đồng.
Trừ bại liệt và bại não, người khuyết tật vận động vẫn có thể sử dụng ngôn ngữ, nó như là phương tiện chủ yếu của quá trình giao tiếp. Những người này phần lớn không gặp khó khăn nhiều trong giao tiếp kể cả đối với việc sử dụng ngôn ngữ viết (trừ một số có khó khăn về cầm nắm đồ vật bằng tay, bị cụt cả hai tay hay bị liệt cả hai tay...)
27
Những trở ngại về giao tiếp phụ thuộc các yếu tố cơ bản: môi trường giao tiếp bị hạn chế; sự mặc cảm về tật nguyền dẫn đến ngại tiếp xúc, giao tiếp; cách nhì nhận về người khuyết tật từ gia đình và những người xung quanh,v.v.
Khả năng giao tiếp bị hạn chế do nhiều nguyên nhân như trên dẫn đến tình trạng giảm khả năng phát triển hoạt động nhận thức, nhất là đối với những người mất cảm giác tiếp xúc do bị liệt, teo cơ chân tay, bại não.
1.4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng công tác đào tạo nghề cho người khuyết tật
1.4.2.1. Năng lực của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý
Năng lực giáo viên là điều kiện quan trọng góp phần đảm bảo CLĐT cho một cơ sở đào tạo. Giáo viên có kiến thức chuyên môn sâu rộng, tay nghề cao, khả năng sư phạm tốt, có tư duy khoa học sáng tạo sẽ hình thành ở học sinh kiến thức vững vàng, năng lực tự học và khả năng thích ứng tốt với công việc.
Bên cạnh đó, năng lực của người cán bộ quản lý đóng góp rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường. Người quản lý biết tổ chức xây dựng một chương trình đào tạo hợp lý, phát huy tối đa khả năng của giáo viên, có sự đầu tư về cơ sở vật chất, nắm được thực lực của đơn vị, từ đó tạo nên một bộ máy hoạt động nhịp nhàng và hiệu quả.
1.4.2.2. Nội dung chương trình
Theo từ điển Giáo dục học, năm 2001, khái niệm chương trình đào tạo được hiểu là văn bản chính thức quy định mục đích, mục tiêu, yêu cầu, nội dung kiến thức và kỹ năng, cấu trúc tổng thể các bộ môn, giữa lý thuyết và thực hành, quy định phương thức và phương pháp, phương tiện, cơ sở vật chất, chứng chỉ và văn bằng tốt nghiệp của cơ sở giáo dục và đào tạo.
Theo PGS.TS Lê Đức Ngọc thì “Chương trình đào tạo là một văn bản pháp qui về kế hoạch tổ chức đào tạo một văn bằng, bao gồm: mục tiêu đào tạo;
28
nội dung và yêu cầu bắt buộc, tự chọn hay tùy ý, phân bố thời lượng của các môn học; kế hoạch thực hiện chương trình và điều kiện xét cấp văn bằng.” 9
Thuật ngữ chương trình đào tạo có thể dùng ở nhiều cấp độ khác nhau như: chương trình đào tạo của một ngành học, khoá học, môn học.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, khái niệm chương trình đào tạo được hiểu là chương trình môn học.
Phân loại chương trình đào tạo:
Chương trình môn học là loại chương trình đào tạo mà cấu
trúc, nội dung cơ bản được thiết kế chủ yếu từ các môn học theo từng lĩnh vực khoa học cụ thể như: tự nhiên, xã hội – nhân văn hoặc khoa học công nghệ.
Chương trình môn học sử dụng theo học chế năm học.
Chương trình mô-đun là loại chương trình đào tạo được xác lập
trên cơ sở lựa chọn và tổng hợp các Mô-đun đào tạo.
Mô-đun trong đó tổ hợp các kiến thức, kỹ năng liên quan cùng các chỉ dẫn, quy trình cụ thể để tạo ra một trình độ nhận thức hay năng lực chuyên môn nhất định.
Mô-đun là một đơn vị học tập trọn vẹn, có tính độc lập tương đối. Sau khi hoàn thành một mô-đun, người học có năng lực hành nghề tương ứng.
Đào tạo theo năng lực thực hiện (Competency based Training) 10:
Năng lực thực hiện(competency) là khả năng thực hiện được các hoạt động (nhiệm vụ, công việc) trong nghề theo tiêu chuẩn đặt ra đối với từng nhiệm vụ, công việc đó.
9
Lê Đức Ngọc. Nhập môn lý thuyết đo lường và xử lý số đo. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006.
10Nguyễn Văn Tuấn, Tài liệu học tập về phương pháp dạy học theo hướng tích hợp, Trường ĐH SPKT, 2010
29
Năng lực thực hiện được coi như là sự tích hợp của kiến thức - kỹ năng - thái độ làm thành khả năng thực hiện một công việc sản xuất và được thể hiện trong thực tiễn sản xuất.
Mục tiêu của đào tạo theo năng lực thực hiện: đào tạo ra mẫu người có
năng lực giải quyết các công việc cụ thể tại nơi làm việc, và trong từng lĩnh vực nghề nghiệp một cách an toàn và đạt hiệu quả cao.
Đặc điểm của đào tạo theo năng lực thực hiện:
Năm đặc tính cơ bản của tiếp cận này:
1- Tiếp cận năng lực dựa trên triết lý người học là trung tâm.
2- Tiếp cận năng lực đáp ứng các đòi hỏi của hoạt động nghề nghiệp. 3- Tiếp cận năng lực là định hướng cuộc sống thật, hoạt động nghề nghiệp thật.
4- Tiếp cận năng lực là rất linh hoạt và năng động.
5- Năng lực được hình thành ở người học một cách rõ ràng. Các năng lực là nội dung của tiêu chuẩn nghề.
Những đặc tính cơ bản này dẫn tới những ưu điểm của đào tạo theo tiếp cận dựa trên năng lực là:
- Đào tạo theo tiếp cận năng lực cho phép cá nhân hóa việc học: trên cơ sở mô hình năng lực, người học sẽ bổ sung những thiếu hụt của cá nhân để thực hiện những nhiệm vụ cụ thể của mình.
- Tiếp cận năng lực chú trọng vào kết quả (outcomes) đầu ra.
- Tiếp cận năng lực tạo ra những linh hoạt trong việc đạt tới những kết quả đầu ra, theo những cách thức riêng phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh của cá nhân. - Tiếp cận năng lực còn tạo khả năng cho việc xác định một cách rõ ràng