6. Phạm vi nghiên cứu
1.2.4. Các phạm trù liên quan đến người khuyết tật
Người khuyết tật và khuyết tật vận động
Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể
hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó.
Theo Pháp lệnh về người tàn tật, năm 1998 , Người tàn tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó7.
Trong phạm vi luận văn này, người nghiên cứu dùng cụm từ người khuyết tật để gọi chung cho người tàn tật và người khuyết tật.
Khuyết tật vận động là những cơ quan vận động bị tổn thương do những
khuyết tật khác nhau (chấn thương, hậu quả của một số bệnh) gây nên những khó khăn khi di chuyển, hoạt động cầm nắm, đứng, ngồi.
Phần lớn người khuyết tật vận động có năng lực trí tuệ phát triển bình thường. Dạng tật và mức độ khuyết tật
Các dạng tật bao gồm:
Khuyết tật vận động. Khuyết tật nghe, nói. Khuyết tật nhìn.
Khuyết tật thần kinh, tâm thần. Khuyết tật trí tuệ.
Khuyết tật khác.
Ngoài ra, để dễ thống kê điều tra cơ bản, thường người ta chia khuyết tật ra làm 3 nhóm:
6
Luật Người khuyết tật Việt Nam, năm 2010, Điều 2-3 7
Ủy ban TV Quốc hội, Pháp lệnh về người tàn tật, số 06/1998/PL-UBTVQH10, Chương
20
o Khuyết tật do rối loạn tâm thần, chậm phát triển trí tuệ.
o Khuyết tật thể chất (khuyết tật do bệnh cơ quan vận động, khuyết tật do các cơ quan giác quan, khuyết tật do bệnh các cơ quan nội tạng).
o Đa khuyết tật: là người mắc 2 khuyết tật trở lên
Người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây:
o Người khuyết tật đặc biệt nặng: là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày.
o Người khuyết tật nặng: là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày.
o Người khuyết tật nhẹ: là người khuyết tật không thuộc 2 trường hợp trên.