II. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
5. TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
với thị trường bộ phận : thĩng thường chỉ cỏc đối tượng ở cùng khu vực thị trường bộ phận mới ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của nhau. Phạm trự thị trường bộ phận rộng hay hẹp lại tùy thuộc vào đặc điểm của sản phẩm (dịch vụ) và các điều kiện địa hình, giao thĩng, cơ sở hạ tầng...
Theo M.Porter, tám vấn đề sau sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự cạnh tranh giữa các đối thủ: số lượng đối thủ cạnh tranh là nhiều hay ít? Mức độ tăng trưởng của ngành là nhanh hay chậm? chi phí lưu kho hay chi phí cố định là cao hay thấp ? các đối thủ cạnh tranh có đủ ngân sách để khác biệt hóa sản phẩm hay chuyển hướng kinh doanh hay không? Năng lực sản xuất của các đối thủ có tăng hay không? Nếu tăng thì ở mức độ nào ? tính chất đa dạng sản xuất – kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh ở mức độ nào? Mức độ kì vọng của các đối thủ cạnh tranh vào chiến lược kinh odanh của họ và sự tồn tại các rào cản rời bỏ ngành.
5. Tác động của môi trường bên trong đến khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp.nghiệp. nghiệp.
5.1. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị là tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau , được chuyên môn hóa , được giao những trách nhiệm và quyền hạn nhất định và được bố trí theo từng cấp nhằm thực hiện các chức năng quản trị doanh nghiệp.
Quản trị doanh nghiệp tác động mạnh mẽ đến hoạt động lao động sáng tạo của đội ngũ lao động, đến sự đảm bảo cân bằng giữa doanh nghiệp với môi trường bên ngoài cũng như cân đối có hiệu quả các bộ phận bên trong doanh nghiệp. Mặt khác, giữa quản trị doanh nghiệp và chất lượng sản phẩm dịch vụ có quan hệ nhân quả … nên tác động mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Quản trị lao động có chất lượng nếu trước hết có cơ
cấu tổ chức bộ máy quản trị tốt. Vì vậy, doanh nghiệp cần chú trọng hai vấn đề chính là luôn đánh giá đúng thực trạng cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp trên cả hai mặt là hệ thống tổ chức và cơ chế hoạt động của nó cũng như khả năng thích ứng của cơ cấu tổ chức trước những biến động của môi trường kinh doanh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải chú ý đánh giá tính hiệu quả của cơ cấu tổ chức thông qua các chỉ tiêu: tốc độ ra quyết định, tính kịp thời và độ chính xác của các quyết định…
5.2. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
Nhân lực là lực lượng lao động sáng tạo của doanh nghiệp. Toàn bộ lực lượng lao động của doanh nghiệp bao gồm cả lao động quản trị, lao động nghiên cứu và phát triển, đội ngũ lao động kĩ thuật trực tiếp tham gia vào các quá trình sản xuất tác động rất mạnh và mang tinh chất quyết định đến mọi hoạt động cũng như sự thành bại của doanh nghiệp.
Do vai trò ảnh hưởng có tính chất quyết định của nguồn nhân lực, doanh nghiệp cần luôn chú trọng trước hết đến đâm bảo số lượng, chất lượng và cơ cấu của ba loại lao động : các nhà quản trị cao cấp, các nhà quản trị cấp trung gian và cấp thấp, đội ngũ lao động lành nghề. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải đảm bảo được các điều kiện vật chất- kĩ thuật cần thiết và tổ chức lao động sao cho tạo động lực phát huy hết tiềm năng của đội ngũ lao động này.
5.3. Tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Tình hình tài chính tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh trong mọi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Mọi hoạt động đầu tư, mua sắm, dự trữ, lưu kho… cũng như khả năng thanh toán của doanh nghiệp ở mọi thời điểm đều phụ thuộc vào khả năng tài chính của nó.
Khi đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp cần tập trung vào các vấn đề chủ yếu như sau: cầu về vốn, hiệu quả huy động vốn, việc phân bổ vốn
( cơ cấu vốn) hiệu quả sử dụng vốn sản xuất – kinh doanh chung ở doanh nghiệp và từng bộ phận của nó, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp đánh giá vị thế của doanh nghiệp…
5.4. Tác động của hoạt động marketing trong doanh nghiệp.
Có thể hiểu marketing là quả trình kế hoạch hóa và thực hiện các ý tưởng liên quan đến việc hình thành, xác định giá cả, xúc tiến và phân phối hàng hóa, dịch vụ để tạo ra sự trao đổi nhằm thỏa mãn các mục tiêu của mọi cá nhân và tổ chức
Nội dung cụ thể của hoạt động marketing phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế- kĩ thuật của doanh nghiệp : doanh nghiệp sản xuất có hoạt động marketing khác với hoạt động marketing của doanh nghiệp thương mại dịch vụ … Hoạt động marketing truyền thống- marketing với khách hàng thường tập trung vào chủng loại, sự khác biệt hóa và chất lượng sản phẩm, thị phần , giá cả , niềm tin của khách đối với sản phẩm, chi phí kinh doanh phân phối sản phẩm, hiệu quả của hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán hàng… Bên cạnh đó, marketing hiện đại còn phát triển ra ngoài phạm vi của marketing truyền thống như bao gồm cả marketing nội bộ , marketing với người cung cấp hàng…
Mục tiêu của marketing là thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn của khách hàng bên ngoài và bên trong doanh nghiệp , đảm bảo được cung cấp sản phẩm (dịch vụ) ổn định với chất lượng theo yêu cầu của sản xuất và giá cả phù hợp nhằm giúp doanh nghiệp giành thắng lợi trong cạnh tranh và đạt được lợi nhuận cao trong dài hạn. Như thế, ngay từ khi mới xuất hiện và cho tới ngày nay hoạt động marketing luôn luôn và ngày càng đóng vai trị quan trọng đối với hoạt động của mọi doanh nghiệp. Hoạt động marketing của doanh nghiệp càng có chất lượng và ở phạm vi rộng bao nhiêu doanh nghiệp càng có thể tạo ra các lợi thế chiến thắng các đối thủ cạnh tranh bấy nhiêu.
5.5. Tác động của khả năng sản xuất, nghiên cứu và phát triển.
Khả năng sản xuất là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khả năng sản xuất của doanh nghiệp thườn tập trung chủ yếu vào các vấn đề năng lực sản xuất như quy mô, cơ cấu, trình độ kĩ thuật sản xuất, hình thức tổ chức quá trình sản xuất và đáp ứng cầu về sản phẩm (dịch vụ). Đây là một trong các điều kiện không thể thiếu tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Nghiên cứu và phát triển là hoạt động có mục đích sáng tạo sản phẩm (dịch vụ) mới và khác biệt hóa sản phẩm ; sáng tạo, cải tiến và/ hoặc áp dụng công nghệ, trang thiết bị kĩ thuật ; sáng tạo vật liệu mới… Khả năng nghiên cứu và phát triển là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp có thể tạo ra sản phẩm dịch vụ luôn phù hợp với cầu thị trường, đẩy nhanh tốc độ đổi mới cũng như khác biệt hóa sản phẩm , sáng tạo và/ hoặc ứng dụng có hiệu quả công nghệ, trang bị kĩ thuật, sáng tạo vật liệu mới thay thế… Các vấn đề trên tác động trực tiếp và rất mạnh mẽ đến các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.